Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức bị suy thoá

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 102)

III. HÌNH PHẠT VÀ CÁC BIỆN PHÁP TƯ PHÁP

b. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức bị suy thoá

thoái

Suy thoái tư tưởng chính trị đạo đức và lối sống của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, công tác quản lý giáo dục cán bộ, công chức, viên chức chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội là một nguyên nhân chủ yếu của vấn nạn tham nhũng. Khi đã có chức vụ, quyền hạn, nguy cơ tham nhũng luôn tiềm tàng trong họ nếu họ không có đủ bản lĩnh, không có đủ phẩm chất để thắng được những cám dỗ của những lợi ích vật chất và kèm theo đó là sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước thì họ sẽ dễ dàng lợi dụng chức vụ, quyền hạn để giành lấy lợi ích cho riêng mình.

Công tác tuyển dụng, quy hoạch, bố trí, sử dụng cán bộ của chúng ta trong nhiều trường hợp không đúng với năng lực, phẩm chất và chưa đi đôi với bồi dưỡng, đào tạo, nên không ít cán bộ yếu kém cả về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và phẩm chất chính trị. Công tác giáo dục, quản lý, kiểm tra cán bộ, công chức, viên chức đôi khi buông lỏng. Cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực cũng bộc lộ những điểm tiêu cực mà nếu công tác giáo dục chính trị, tư tưởng không tốt, quản lý không chặt, nếu cán bộ, công chức, viên chức không tự giác rèn luyện, tu dưỡng mà chạy theo lợi ích vật chất thì dễ ràng bị cám dỗ, dẫn đến vi phạm pháp luật, tham nhũng.

Chế độ tiền lương đã bước đầu được cải cách nhưng vẫn chưa đảm bảo nhu cầu cuộc sống của nhiều cán bộ, công chức, làm cho họ dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng khi có điều kiện, cơ hội. Tiền lương thấp cộng với áp lực của các nhu cầu sinh hoạt của bản thân, gia đình trong nền kinh tế thị trường khiến cho một bộ phận cán bộ, công chức không giữ vững được phẩm chất đạo đức nên đã có hành vi tham nhũng.

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập pháp luật đại cương (Trang 102)