Nhận thức của NLĐ về sự chính xác đóng một vai trò quan trọng trong thành công cuối cùng của HTĐG (Fulk và cộng sự, 1985). Tuy nhiên, đây là một khái niệm mang tính tương đối và thuộc về phạm vi nhận thức của cá nhân (Landy và
28
Farr, 1983; Tsai và Wang, 2013). Theo Ilgen và cộng sự (1993), sự chính xác trong đánh giá phảnánh mức độ trung thực, hợp lý của việc đo lường và xếp loại KQĐG phù hợp với nội dung và tiêu chuẩn đánh giá. Trong khi đó, James và LeVan (2017) cho rằng sự CX trong đánh giá phản ánh sự tương xứng giữa KQĐG với chất lượng công việc đã hoàn thành và kết quả đạt được trong công việc. Đây là yếu tố rất quan trọng phản ánh tính tin cậy, hợp lệ và hiệu quả của HTĐG. Trên cơ sở đó, NCS cho rằng “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ phản ánh nhận thức của công chức về mức độ tin cậy, hợp lý của kết quả đánh giá trên cơ sở xem xét toàn diện, đúng đắn tình hình thực thi công vụ và năng lực, nỗ lực mà công chức đã bỏ ra trong quá trình thực thi công vụ”.
Sự chính xác trong ĐGTTCV phản ánh sự tin cậy, hợp lý của KQĐG, dẫn đến sự chấp nhận HTĐG của CC. Khi họ nhận thức rằng ĐGTTCV là chính xác, họ sẽ có phản ứng tích cực, gia tăng sự hài lòng với HTĐG, đồng thời tuân thủ các quyết định của NQL liên quan đến việc đánh giá. Ngược lại, sự thiếu CX trong đánh giá dẫn đến những phản ứng tiêu cực, như: không chấp nhận, phản đối HTĐG, thiếu tin tưởng vào NQL và tập thể; bất mãn, suy giảm ĐLLV, năng suất lao động hoặc rời bỏ tổ chức.
Mặc dù nhận thức về sự CX trong đánh giá đóng vai trò rất quan trọng, Lira (2014) cảnh báo rằng sự chính xác bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố trong quá trình đánh giá như hiệu ứng hào quang, lỗi khoan dung, lỗi xu hướng trung bình, lỗi thái cực tương phản, lỗi ấn tượng đầu tiên. Đồng thời, các yếu tố chủ quan của người được đánh giá (như thành kiến cá nhân, yếu tố cảm xúc, tính chất quan hệ giữa người đánh giá với người được đánh giá) có thể làm sai lệch KQĐG (Longenecker và cộng sự,1987; Murphy và Cleveland, 1995). Ikramullah và cộng sự (2011) giải thích rằng để tránh xung đột và duy trì quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn, người đánh giá thường có xu hướng đánh giá một cách khoan dung và xếp loại kết quả một cách tích cực. Đôi khi việc đánh giá sai lệnh còn xuất phát từ mối quan hệ cá nhân hoặc do áp lực chính trị (Longenecker và cộng sự, 1987; McCarthy, 1995, dẫn lại từ Ikramullah và cộng sự, 2011).