Kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự công bằng, chính xác và hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ đến động lực làm việc của công chức ở Việt Nam. (Trang 70 - 82)

a) Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình NC

Phân tích tương quan nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến trong mô hình NC được đề xuất. Hệ số tương quan phản ánh mức độ quan hệ giữa các biến, theo đó hệ số tương quan càng cao thì mối quan hệ giữa các biến càng chặt chẽ.

Bảng 4.15. Tương quan giữa các biến trong mô hình nghiên cứu

Correlations

PAPA WFPA ESPA MOTV

PAPA Pearson Correlation 1 .345** .532** .468**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 649 649 649 649

WFPA Pearson Correlation .345** 1 .489** .470**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 649 649 649 649

ESPA Pearson Correlation .532** .489** 1 .616**

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 649 649 649 649

MOTV Pearson Correlation .468** .470** .616** 1

Sig. (2-tailed) .000 .000 .000

N 649 649 649 649

**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

Kết quả của phân tích tương quan còn cho thấy các biến độc lập trong mô hình cũng có tương quan với nhau. Trong mối tương quan giữa các biến độc lập thì quan hệ giữa biến “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” có tương quan mạnh nhất với biến “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” với hệ số tương quan Pearson

=0.532; tiếp theo là mối tương quan hệ giữa biến “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” và biến “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” với hệ số tương quan Pearson = 0.489 và thấp nhất là mối tương quan giữa biến “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” với biến “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” với hệ số tương quan Pearson = 0.345. Như vậy, mặc dù giữa các biến có mối quan hệ với nhau tương đối chặt chẽ nhưng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, vì tương quan giữa các biến độc lập đều có giá trị nhỏ hơn 0,8.

Kết quả phân tích tương quan giữa các biến của mô hình cũng cho thấy rằng tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc. Biến phụ thuộc “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” (MOTV) có tương quan mạnh nhất với biến độc

69

lập “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” (ESPA) với hệ số tương quan Pearson = 0.616, tiếp đến là biến “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” với hệ số tương quan là 0.470, và tương quan yếu nhất với biến độc lập “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” với hệ số tương quan Pearson = 0.468. Mối tương quan này rất được mong đợi vì chính những mối quan hệ chặt, tuyến tính giữa các biến sẽ giải thích được sự ảnh hưởng đến kết quả mô hình.

b) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập (sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV) đến ĐLLV của CC ở Việt Nam

Qua quá trình phân tích Cronch Bach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích yếu tố khẳng định CFA, NCS tiến hành kiểm định mô hình cấu trúc tuyến tính SEM để đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố trong mô hình đến ĐLLV của CC ở Việt Nam.

Kết quả phân tích cấu trúc tuyến tính cho thấy mô hình có Chi-square/df=1.663 với p-value=0.000 <0.5, bên cạnh đó các giá trị GFI=0.920, CFI=0.965, TLI=0.963, RMSEA=0.032, PCLOSE=1.000 như vậy có thể kết luận rằng mô hình NC phù hợp với dữ liệu thu thập.

Hình 4.2. Kết quả mô hình cấu trúc SEM

70

Kết quả ước lượng (chuẩn hóa) của các tham số chính của mô hình NC cho thấy các mối quan hệ này đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p-value <5%.

Bảng 4.16. Quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình nghiên cứu

Mối quan hệ Hệ số

Beta chuẩn hóa

S.E. C.R. P Khả năng giải

thích mô hình – R-square ESPA <---JPA .766 .105 7.293 *** 52.2% ESPA <---PAPA .335 .038 8.806 *** MOTV <---JPA .408 .090 4.530 *** MOTV <---PAPA .115 .032 3.534 *** MOTV <---ESPA .345 .049 7.050 ***

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

(Ghi chú: S.E: sai lệch chuẩn, C.R: giá trị tới hạn, ***: tương ứng với giá trị p<0.001)

Kết quả của mô hình tổng thể cho thấy sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV đều có ý nghĩa trong mô hình và có ảnh hưởng tích cực đến ĐLLV của CC. Trong đó, nhân tố “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” (Mã ESPA) có tác động lớn nhất đến ĐLLV, tiếp theo là nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” (Mã JPA) và nhân tố “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” (Mã PAPA) có tác động nhỏ nhất đến ĐLLV của CC ở Việt Nam. Kết quả của mô hình còn cho thấy các biến độc lập có ý nghĩa thống kê và giải thích được 52.2% sự biến thiên của biến phụ thuộc “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam”.

c) Đánh giá ảnh hưởng của sự CB và CX trong ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức ở Việt Nam thông qua biến trung gian “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ”

Bảng 4.17. Ảnh hưởng của sự công bằng và chính xác trong ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức thông qua biến trung gian là sự hài lòng trong ĐGTTCV

Mối tác động Tác động trực tiếp Tác động gián tiếp

S.ES Sig S.ES Sig

MOTV<---- ESPA<---JPA 0.279 0.000 0.181 0.001

MOTV<---- ESPA<---PAPA 0.158 0.000 0.159 0.002

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Kết quả của Bảng 4.17 cho thấy ảnh hưởng của nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” (JPA) đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam”

71

và ảnh hưởng của “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” (PAPA) đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” vừa trực tiếp vừa gián tiếp do có hệ số sig <0.05. Mặc dù vậy, hệ số tác động dù là trực tiếp hay gián tiếp của “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” luôn lớn hơn “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ”. Nói cách khác, dù ở quan hệ tác động nào thì nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” cũng ảnh hưởng mạnh hơn đến ĐLLV so với nhân tố “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ”.

d) Đánh giá ảnh hưởng của sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức ở Việt Nam theo các biến nhân khẩu

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức theo các biến nhân khẩu, NCS thực hiện phân tích đa nhóm. Việc phân tích đa nhóm sẽ cho thấy rõ mức độ ảnh hưởng khác nhau của các biến nhân khẩu, gồm: giới tính, thâm niên, chức vụ, khu vực.

Phân tích đa nhóm theo biến giới tính

Việc phân tích đa nhóm theo biến giới tính trước tiên được kiểm định qua mô hình bất biến và khả biến.

Hình 4.3. Phân tích đa nhóm biến giới tính theo mô hình bất biến

72

Hình 4.4. Phân tích đa nhóm biến giới tính theo mô hình khả biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Bảng 4.18. Kiểm định Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến của biến giới tính

Chi-square df

Bất biến 1971.493 1465

Khả biến 1966.401 1460

Sai biệt 5.092 5

P-value 0.405

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Kết quả ở Bảng 4.18 cho thấy p-value=0.405>0.05, như vậy không có sự khác biệt giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến, do đó NCS lựa chọn mô hình bất biến vì có bậc tự do cao hơn. Như vậy có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong mối quan hệ tác động của mô hình đối với giới tính của công chức.

73

Phân tích đa nhóm theo biến thâm niên

Việc phân tích đa nhóm theo biến thâm niên trước tiên được kiểm định qua mô hình bất biến và khả biến.

Hình 4.5. Phân tích đa nhóm biến thâm niên theo mô hình bất biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Hình 4.6. Phân tích đa nhóm biến thâm niên theo mô hình khả biến

74

Bảng 4.19. Kiểm định Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến của biến thâm niên

Chi-square df

Bất biến 2838.662 2200

Khả biến 2805.927 2190

Sai biệt 32.735 10

P-value 0.00030177

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Kết quả ở Bảng 4.19 cho thấy p-value=0.000 <0.05 như vậy có sự khác biệt giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến, do đó NCS lựa chọn mô hình khả biến vì có tính tương thích cao hơn. Kết quả này chỉ ra rằng có sự khác biệt về thâm niên đối với mối quan hệ tác động trong mô hình NC ảnh hưởng của sự CB, CX, HL trong của ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức ở Việt Nam.

Bảng 4.20. Quan hệ tác động giữa các nhân tố trong mô hình theo biến thâm niên

Mối quan hệ Dưới 5 năm Từ 5-10 năm Trên 10 năm

ES* Sig ES* Sig ES* Sig

ESPA <---JPA 0.400 0.019 0.408 *** 0.500 *** ESPA <---PAPA 0.319 0.002 0.398 *** 0.382 *** MOTV <---JPA -0.073 0.572 0.287 0.002 0.495 *** MOTV <---PAPA -0.147 0.126 0.078 0.276 0.309 *** MOTV <---ESPA 0.747 *** 0.491 *** 0.156 0.104 R2 (ESPA) 0.348 0.458 0.575 R2 (MOTV) 0.437 0.551 0.673

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

- Đối với ảnh hưởng của nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” theo thâm niên công tác: Dưới 5

75

năm, Từ 5-10 năm và trên 10 năm đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p-value

<0.05. Đối với thâm niên trên 10 năm thì quan hệ giữa sự CB và sự HL có tác động tích cực hơn so với thâm niên từ 5-10 năm và thâm niên dưới 5 năm. Điều này được minh chứng bởi hệ số hồi quy của thâm niên từ trên 10 năm là 0.5 lớn hơn hệ số hồi quy của thâm niên từ 5-10 năm là 0.408 và hệ số hồi quy của thâm niên dưới 5 năm là 0.4.

- Đối với ảnh hưởng của nhân tố “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” thì đối với tất cả các mức thâm niên của cán bộ CC đều có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p-value <0.005. Tuy nhiên mức độ tác động trong quan hệ này, mức thâm niên từ 5-10 năm có tác động lớn nhất, tiếp đến là thâm niên trên 10 năm và tác động thấp nhất là thâm niên dưới 5 năm.

- Đối với ảnh hưởng của nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” thì chỉ có thâm niên từ 5-10 năm và trên 10 năm có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa p-value <0.05 còn thâm niên dưới 5 năm không có ý nghĩa thống kê. Mức độ tác động trong quan hệ này của thâm niên trên 10 năm lớn hơn so với thâm niên từ 5-10 năm trong quan hệ này.

- Đối với ảnh hưởng của nhân tố “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” thì chỉ có thâm niên trên 10 năm có tác động tích cực và ý nghĩa thống kê còn thâm niên dưới 5 năm và từ 5-10 năm không có ý nghĩa thống kê vì p-value >0.05

- Đối với ảnh hưởng của nhân tố “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” thì chỉ có thâm niên dưới 5 năm và từ 5-10 năm có ý nghĩa thống kê còn thâm niên trên 10 năm không có ý nghĩa thống kê do có p-value > 0.05. Trong đó, mức độ tác động của sự HL trong ĐGTTCV đến “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” thì mức độ tác động đến những người có thâm niên dưới 5 năm mạnh hơn so với những người có thâm niên từ 5-10 năm.

Phân tích đa nhóm theo biến chức vụ

76

Hình 4.7. Phân tích đa nhóm biến chức vụ theo mô hình bất biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Hình 4.8. Phân tích đa nhóm biến chức vụ theo mô hình khả biến

77

Bảng 4.21. Kiểm định Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến của biến chức vụ

Chi-square df

Bất biến 2077.127 1465

Khả biến 2071.507 1460

Sai biệt 5.620 5

P-value 0.345

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Kết quả ở Bảng 4.21 cho thấy p-value=0.345>0.05, như vậy không có sự khác biệt giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến, do đó NCS lựa chọn mô hình bất biến vì có bậc tự do cao hơn. Như vậy có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong mối quan hệ tác động của mô hình đối với chức vụ của công chức.

Phân tích đa nhóm theo biến khu vực

Việc phân tích đa nhóm theo biến khu vực trước tiên được kiểm định qua mô hình bất biến và khả biến.

Hình 4.9. Phân tích đa nhóm biến khu vực theo mô hình bất biến

78

Hình 4.10. Phân tích đa nhóm biến khu vực theo mô hình khả biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Bảng 4.22. Kiểm định Chi-square giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến của biến khu vực

Chi-square df

Bất biến 3025.465 2200

Khả biến 3009.990 2190

Sai biệt 15.475 10

P-value 0.116

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu bằng AMOS

Kết quả ở Bảng 4.22 cho thấy p-value=0.116 >0.05, như vậy không có sự khác biệt giữa mô hình khả biến và mô hình bất biến, do đó NCS lựa chọn mô hình bất biến vì có bậc tự do cao hơn. Như vậy có thể kết luận rằng không có sự khác biệt trong mối quan hệ tác động của mô hình NC đối với khu vực làm việc của công chức.

79

TÓM TẮT CHƯƠNG 4

Trong Chương 4, NCS đã phân tích thực trạng ĐGTTCV nói chung; sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV đối với CC ở Việt Nam nói riêng. Trên cơ sở kết quả khảo sát và ý kiến của chuyên gia, cùng với thảo luận nhóm với CC đã cho thấy hệ thống ĐGTTCV ngày càng hoàn thiện theo hướng đồng bộ, chặt chẽ, thống nhất hơn; các tiêu chí ngày càng cụ thể và bước đầu đã có những tiêu chí gắn với KQTTCV. Kết quả đánh giá đã được sử dụng cho nhiều mục đích trong QLCC như quy hoạch, bổ nhiệm, đào tạo, phát triển, thi đua và khen thưởng.

Bên cạnh đó, NCS cũng đã làm rõ thực trạng ĐLLV của công chức ở Việt Nam hiện nay. Kết quả thống kê mô tả và thảo luận nhóm cho thấy, nhìn chung CC có ĐLLV ở mức khá tốt. Mặc dù vậy, kết quả khảo sát và nhận định của các chuyên gia cho thấy còn một bộ phận không nhỏ CC thiếu ĐLLV, tỉ lệ công chức có ĐLLV thấp vẫn khá lớn. Điều này nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả TTCV, sự phát triển của tổ chức và niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước.

Sau khi phân tích kết quả NC định lượng sơ bộ cho thấy thang đo cho các biến của mô hình NC bảo đảm sự tin cậy và

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự công bằng, chính xác và hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ đến động lực làm việc của công chức ở Việt Nam. (Trang 70 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w