Như NCS đã luận giải trong cơ sở lý thuyết của nghiên cứu, nhân tố “Sự công bằng trong đánh giá thực thi công vụ” được phản ánh thông qua bốn yếu tố cấu thành, bao gồm: CB về phân phối, CB về thủ tục, CB về tương tác và CB về thông tin trong ĐGTTCV.
46
a) Sự công bằng về phân phối trong ĐGTTCV
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát sự công bằng về phân phối trong ĐGTTCV
TT Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trịtrung
bình
Độ lệch chuẩn
1 2 3 4 5
1 Kết quả ĐGTTCV là công bằng cho
những nỗ lực trong TTCV của tôi 0 6,63 33,13 50,69 9,55 3,632 0,7464
2 Kết quả ĐGTTCV là công bằng cho
những công việc tôi đã làm tốt 0,46 6,78 27,43 57,32 8,01 3,656 0,7416
3
Kết quả ĐGTTCV là công bằng trong việc xem xét đến trách nhiệm trong
TTCV của tôi 0,31 5,70 24,04 61,33 8,63 3,723 0,7115
4
Kết quả ĐGTTCV là công bằng trong việc nhìn nhận về những kinh nghiệm
trong TTCV của tôi 0 4,16 26,04 61,48 8,32 3,740 0,6655
5
Kết quả ĐGTTCV là công bằng với những căng thẳng và áp lực của tôi
trong TTCV 0,77 5,55 26,66 56,7 10,32 3,703 0,7573
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Theo Bảng 4.2. nhiều ý kiến cho rằng “Kết quả đánh giá thực thi công vụ là công bằng trong việc nhìn nhận về những kinh nghiệm trong TTCV của tôi” với tỉ lệ đồng ý là 61,48% và rất đồng ý là 8,32%, điểm trung bình đánh giá tiêu chí này khá cao (mức điểm 3,740); Tiêu chí “Kết quả đánh giá thực thi công vụ là công bằng trong việc xem xét đến trách nhiệm trong TTCV của tôi” và tiêu chí “Kết quả đánh giá thực thi công vụ là công bằng với những căng thẳng và áp lực của tôi trong thực thi công vụ” cũng được đánh giá ở mức điểm khá (lần lượt là 3,723 và 3,703). Hai tiêu chí còn lại là “Kết quả đánh giá thực thi công vụ là công bằng cho những công việc tôi đã làm tốt” và “Kết quả đánh giá thực thi công vụ là công bằng cho những nỗ lực trong TTCV của tôi” được đánh giá ở mức điểm trung bình (lần lượt là 3,656 và 3,632). Điều này cho thấy sự CB về phân phối trong đánh giá cơ bản mới được bảo đảm ở mức độ trung bình khá. Kết quả phỏng vấn cũng cho thấy rõ hơn thực trạng này: “Kết quả đánh giá
47
hàng năm mới phản ánh được khoảng 70% tình hình thực hiện công việc trên thực tế của công chức” (CC18); “Khi so sánh kết quả đánh giá, xếp loại của tôi với những gì tôi bỏ ra trong công việc thì thấy chưa thực sự công bằng và tương xứng, đặc biệt khi biểu dương, khen thưởng” (CC13). Bên cạnh đó, kết quả thảo luận với các nhóm công chức đều cho thấy các NQL cần đánh giá CB hơn đối với nỗ lực, trách nhiệm của CC trong TTCV để cải thiện sự CB về phân phối, tạo ĐLLV để họ phấn đấu nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
b) Sự công bằng về thủ tục trong ĐGTTCV
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát sự công bằng về thủ tục trong ĐGTTCV
TT Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 1 Các thủ tục trong hệ thống ĐGTTCV ở cơ quan tôi đang công tác được thiết kế nhằm thu thập thông tin chính xác cho việc ra quyết
định về KQĐG
0 0 39,29 52,23 8,47 3,692 0,6191
2
Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi cho phép CC được bày tỏ quan điểm, đưa ra kiến nghị trong suốt quá trình ĐG
0,46 2,62 30,97 59,63 6,32 3,687 0,6497
3
Hệ thống ĐGTTCV tại cơ quan tôi được áp dụng nhất quán
0 1,08 32,51 57,32 9,09 3,744 0,6280
4
Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi được thiết kế nhằm tạo ra những tiêu chuẩn chung cho việc ra quyết định KQĐG với sự mạch lạc, chặt
chẽ, thống nhất
0,46 2,16 36,67 53,16 7,55 3,652 0,6705
5
Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi được thiết kế để cho phép làm rõ những yêu cầu hoặc thông tin liên quan đến việc ĐG
0,46 1,69 34,98 53,93 8,94 3,692 0,6740
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Bảng 4.3. cho thấy đối với tiêu chí “Hệ thống đánh giá thực thi công vụ tại cơ quan tôi được áp dụng nhất quán” có điểm trung bình ở mức khá cao (mức điểm 3,744). Trong đó, tỉ lệ đánh giá rất không đồng ý ở đây là 0% nhưng có tới 57,32% ý kiến đánh giá là đồng ý và 9,09% đánh giá rất đồng ý với tiêu chí này, đây là tiêu chí được đánh giá cao nhất so với các tiêu chí khác trong nhóm nhân tố CB về thủ tục. Tiếp đó, tiêu chí “Các thủ tục trong hệ thống ĐGTTCV ở cơ quan tôi đang công tác được thiết kế nhằm thu thập thông tin chính xác cho việc ra quyết định về kết quả đánh giá” và tiêu chí “Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi được thiết kế để cho phép làm rõ những yêu cầu hoặc thông tin liên quan đến việc đánh giá” được đánh giá ở mức trung bình khá (đều ở mức 3,692), riêng tiêu chí “Các thủ tục trong hệ thống ĐGTTCV ở cơ quan tôi đang công tác được thiết kế nhằm thu thập thông tin chính xác cho việc ra quyết định về kết quả đánh giá” tỉ lệ ý kiến đánh giá rất không đồng ý và rất không đồng ý đều là 0%; Đối với hai tiêu chí còn lại là “Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi cho phép công chức được bày tỏ quan điểm, đưa ra kiến nghị trong suốt quá trình đánh giá” và “Hệ thống ĐGTTCV trong cơ quan tôi được thiết kế nhằm tạo ra những tiêu chuẩn chung cho việc ra quyết định KQĐG với sự mạch lạc, chặt chẽ, thống nhất” được đánh giá ở mức trung bình (điểm trung bình lần lượt là 3,687 và 3,652).
Kết quả khảo sát nhân tố CB về thủ tục trong ĐGTTCV phù hợp với kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với các CC. Hầu hết các ý kiến khảo sát cho thấy CC thực sự quan tâm và nhấn mạnh vai trò của CB về thủ tục trong ĐGTTCV: “Nếu quy định ĐGTTCV phù hợp, khoa học, tiêu chuẩn rõ ràng, nhất quán thì bất kể kết quả đánh giá, xếp loại của tôi thế nào tôi cũng chấp nhận và hài lòng về kết quả đó” (CC17); “Khi thủ tục, quy trình ĐGTTCV minh bạch, rõ ràng, có sự tham gia của các bên liên quan sẽ nhận được nhiều ý kiến đồng thuận và đánh giá cao hơn” (CC20). Mặc dù vậy, một số công chức cho rằng thủ tục đánh giá còn có một số điểm chưa hợp lý và cần được tiếp tục hoàn thiện: “Chính sách về ĐGTTCV vẫn thiếu tính ổn định và còn một số điểm chưa hợp lý. Ví dụ, quy trình đánh giá đánh giá được thiết kể có vẻ rất khoa học: đầu tiên, tôi tự đánh giá theo biểu mẫu, sau đó tôi trình bày kết quả tự đánh giá trước tập thể để tập thể nhận xét và cuối cùng NQL sẽ xếp loại KQĐG. Tuy nhiên, thực tế phần nhận xét, góp ý của tập thể đa số là những ý kiến
48
chung chung, đại khái, cảm tính và mọi người thường ngại khi nhận xét trực tiếp vào những hạn chế” (CC13); “Quy định đánh giá đối với công chức lãnh đạo, quản lý cần chặt chẽ hơn, sao cho đánh giá đúng năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành” (CC17).
c) Sự công bằng về tương tác trong ĐGTTCV
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát sự công bằng về tương tác trong ĐGTTCV
TT Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5 1
Người quản lý đối xử với tôi một cách quan
tâm và tử tế
0,3 5,5 37,6 46,2 10,3 3,61 0,758
2
Người quản lý thể hiện sự quan tâm
đến quyền lợi của tôi 0,5 4,3 38,5 46,4 10,3 3,62 0,747
3
Người quản lý có cách thức đối xử
với tôi một cách chân thành 0 4,6 42,2 42,8 10,3 3,59 0,736
4
Người quản lý có thể ngăn chặn
việc thiên vị cá nhân trong đánh giá 0 4,6 40,4 45,1 9,9 3,60 0,728
5
Người quản lý cung cấp cho tôi những TTPH kịp thời về KQĐG và
ý nghĩa của KQĐG đó 0,3 4,3 42,1 44,1 9,2 3,58 0,731
6
Người quản lý có cân nhắc đến quan điểm/ cách nhìn nhận của tôi
trong đánh giá 0 5,2 41,29 43,7 9,81 3,55 0,723
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Bảng 4.4 cho thấy có 3 tiêu chí có mức điểm trung bình tương đối cao đó là tiêu chí “Người quản lý thể hiện sự quan tâm đến quyền lợi của tôi”; “Người quản lý đối xử với tôi một cách quan tâm và tử tế”; “Người quản lý có thể ngăn chặn việc thiên vị cá nhân trong đánh giá” (với mức điểm trung bình từ 3,6 đến 3,62 điểm). Còn lại các tiêu chí đều có mức điểm trung bình thấp (dưới 3,6 điểm), đặc biệt tiêu chí “Người quản lý có cân nhắc đến quan điểm / cách nhìn nhận của tôi trong đánh giá” chỉ đạt trung bình 3,55 điểm.
49
Kết quả khảo sát trên cho thấy cơ bản NQL có sự quan tâm, tôn trọng và ứng xử lịch sự đối với CC được đánh giá. Mặc dù vậy, kết quả phỏng vấn cho thấy một số CC còn băn khoăn về sự công bằng trong ứng xử của NQL giữa các CC với nhau: “Kết quả đánh giá, xếp loại bị chi phối nhiều bởi các mối quan hệ, mức độ thân thiết với cấp trên và những người trong đơn vị. Một người có quan hệ tốt thì quá trình THCV thiếu hiệu quả nhưng khi tập thể nhận xét vấn được khen ngợi những ưu điểm dù là nhỏ nhất, trong khi không hoặc ít đề cập đến những hạn chế” (CC14); “Nhiều lãnh đạo có tâm lý cả nể, đánh giá dễ dàng để không ảnh hưởng đến thành tích chung của cơ quan” (CC13).
d) Sự công bằng về thông tin trong ĐGTTCV
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát sự công bằng về thông tin trong ĐGTTCV
TT Các chỉ báo Tỷ lệ (%) Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn 1 2 3 4 5
1 Người quản lý thường giải thích rõ cho tôi điều mà họ mong đợi ở sự TTCV của tôi
2,16 2,93 29,58 51,93 13,41 3,715 0,8130
2 Người quản lý giải thích rõ những tiêu chuẩn sẽ được sử dụng trong ĐGTTCV của tôi
3,54 3,39 24,81 57,78 10,48 3,683 0,8413
3
Người quản lý giải thích cho tôi hiểu rõ cách có thể cải tiến trong TTCV
của mình
2,62 4,16 23,88 59,94 9,40 3,693 0,8012
4
Người quản lý thường xuyên cung cấp TTPH quan trọng cho tôi đối với những công việc tôi đã thực hiện
2,62 2,47 26,96 57,78 10,17 3,704 0,7869
5
Người quản lý giúp tôi hiểu rõ quy trình được sử dụng để đánh giá và
phân loại kết quả ĐGTTCV
2,00 2,47 25,27 62,4 7,86 3,716 0,7284
6
Người quản lý dành thời gian để giải thích về những quyết định đánh
giá có liên quan đến tôi
2,47 1,69 30,82 56,7 8,31 3,667 0,7558
Nguồn: NCS tính toán dựa trên dữ liệu khảo sát
Theo kết quả khảo sát Bảng 4.5, các tiêu chí “Người quản lý giúp tôi hiểu rõ quy trình được sử dụng để đánh giá và phân loại kết quả đánh giá thực thi công vụ”; “Người quản lý thường giải thích rõ cho tôi điều mà họ mong đợi ở sự thực hiện công vụ của tôi” và “Người quản lý thường xuyên cung cấp TTPH quan trọng cho tôi đối với những công việc tôi đã thực hiện” được đánh giá điểm trung bình ở mức khá (lần lượt là 3,716; 3,715 và 3,704). Trong đó tiêu chí “Người quản lý thường giải thích rõ cho tôi điều mà họ mong đợi ở sự thực hiện công vụ của tôi” có tới 13,41% ý kiến rất đồng ý, đây là tiêu chí có tỉ lệ CC “rất đồng ý” cao nhất trong nhóm các tiêu chí đưa ra để đo lường CB về thông tin trong ĐGTTCV.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến khảo sát từ CC cũng đưa ra mức điểm trung bình đối với các tiêu chí: “Người quản lý giải thích cho tôi hiểu rõ cách có thể cải tiến trong việc TTCV của mình”; “Người quản lý giải thích rõ những tiêu chuẩn sẽ được sử dụng trong ĐGTTCV của tôi”; “Người quản lý dành thời gian để giải thích về những quyết định đánh giá có liên quan đến tôi” (lần lượt là 3,693; 3,683 và 3,667). Trong đó có tới 30,82% ý kiến phân vân về tiêu chí “Người quản lý dành thời gian để giải thích về những quyết định đánh giá có liên quan đến tôi”. Như vậy, có nhiều CC mong đợi người quản lý dành nhiều thời gian hơn để giải thích những tiêu chí, quyết định đánh giá và các vấn để cần cải tiến trong TTCV đối với từng cá nhân cụ thể. Điều này tiếp tục được làm rõ bởi các ý kiến trả lời phỏng vấn của CC: “Cung cấp thông tin phản hồi thiếu xác thực, không kịp thời, không cụ thể, giải đáp câu hỏi về kết quả đánh giá của nhân viên không thuyết phục sẽ làm cho cấp dưới giảm đi sự nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc” (CC13); “Vì nể nang, trách va chạm, người đánh giá thường ngại cung cấp thông tin phản hồi một cách công khai, do đó những người có khuyết điểm, yếu kém không nhận thấy để tự khắc phục, sữa chữa” (CC15); “Tôi mong muốn được cung cấp thông tin rõ ràng, kịp thời và giải thích đầy đủ hơn về tiêu chuẩn và quyết định
50
đánh giá, nếu không tôi thấy không thoải mái, cảm giác không hài lòng và không muốn tích cực trong công việc nữa” (CC16).