Thể chế ĐGTTCV lần đầu tiên được quy định chính thức trong Pháp lệnh CBCC số 01/1998/PL-UBTVQH10 ngày 26/02/1998 (được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2000 và 2003). Để cụ thể hóa nội dung này, Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ đã ban hành “Quy chế đánh giá công chức hàng năm” (Ban hành kèm theo Quyết định số 11/1998/QĐ- TCCP-CCVC ngày 05 tháng 12 năm 1998). Quy chế đã quy định khá cụ thể về mục đích, căn cứ, yêu cầu, nội dung, quy trình đánh giá CC. Đây được xem là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh về ĐGTTCV đối với CC. Trên cơ sở đó, ĐGTTCV đã được áp dụng thống nhất, ổn định từ năm 1999 đến năm 2009 trên phạm vi cả nước.
Từ năm 2010, ĐGTTCV đối với CC được áp dụng bởi Luật CBCC 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2019). Tiếp đó, Chính phủ đã ban hành “Nghị định 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2020 Quy định về tuyển dụng, sử dụng và QLCC”; “Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 về đánh giá và phân loại đối với cán bộ, công chức, viên chức” (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017). Hiện nay, ĐGTTCV đối với CC được thực hiện theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 “Về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức” (sau đây gọi tắt là Nghị định 90/2020/NĐ-CP).
Về tiêu chí đánh giá: Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định 5 nhóm tiêu chí chung cho cả cán bộ, công chức, viên chức (thay vì 8 tiêu chí như “Quy chế đánh giá công chức hàng năm”), gồm: (1) Chính trị tư tưởng; (2) Đạo đức, lối sống, (3) Tác phong, lề lối làm việc, (4) Ý thức tổ chức kỷ luật, (5) Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong mỗi nhóm tiêu chí trên lại gồm nhiều tiêu chí đánh giá cụ thể. Đặc biệt, tiêu chí “Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao” đã được quy định chi tiết, cụ thể và dễ lượng hóa hơn, đồng thời có sự phân biệt rõ ràng giữa CC giữ chức vụ và không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh tiêu chí chung, Nghị định 90/2020/NĐ-CP còn quy định các tiêu chí cụ thể để xếp loại đánh giá với bốn nhóm khác nhau: (1) “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; (2) “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; (3) “Hoàn thành nhiệm vụ”; (4) “Không hoàn thành nhiệm vụ”.
Về phương pháp và nguyên tắc đánh giá: sử dụng hệ thống bản tường thuật (bản tự nhận xét) kết hợp cho điểm và phải bảo đảm các nguyên tắc cơ bản sau: (1) “Bảo đảm khách quan, công bằng, chính xác; không nể nang, trù dập, thiên vị, hình thức; bảo đảm đúng thẩm quyền quản lý, đánh giá”; (2) “Căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao và kết quả thực hiện nhiệm vụ, thể hiện thông qua công việc, sản phẩm cụ thể” (riêng đối với công chức lãnh đạo, quản lý “phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, phụ trách”); (3) KQĐG được thông báo bằng văn bản cho CC và công khai tại cơ quan, đơn vị nơi CC công tác; (4) KQĐG được sử dụng làm cơ sở để liên thông trong đánh giá, xếp loại chất lượng đảng viên.
Bên cạnh đó, thể chế đánh giá cũng quy định một số trường hợp đặc thù: CC có thời gian công tác trong năm chưa đủ 06 tháng thì không ĐGTTCV nhưng vẫn “phải kiểm điểm thời gian công tác trong năm, trừ trường hợp nghỉ chế độ thai sản”; CC nghỉ không tham gia công tác từ 03 đến dưới 06 tháng thì vẫn đánh giá nhưng không xếp loại ở “mức hoàn thành tốt nhiệm” vụ trở lên; CC nghỉ theo chế độ thai sản thì KQĐG của năm là kết quả xếp loại đánh giá theo thời gian làm việc thực tế của năm đó.
Về xếp loại và sử dụng kết quả ĐGTTCV: Kết quả đánh giá được xếp loại thành 4 nhóm: (1) “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”; (2) “Hoàn thành tốt nhiệm vụ”; (3) “Hoàn thành nhiệm vụ” (Nghị định 56/2015/NĐ-CP là “Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực”; (4) “Không hoàn thành nhiệm vụ”. Kết quả ĐGTTCV có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: điều chỉnh công tác bố trí và sử dụng nhân lực, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển và đãi ngộ CC, cũng như hoàn thiện các chính sách quản lý, quy trình nội bộ của tổ chức.
Trên cơ sở quy định của pháp luật, các CQHCNN đã tiến hành ĐGTTCV của CC. Theo số liệu thống kê của Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ (dựa trên số liệu báo cáo của những bộ, ngành, địa phương đã gửi về Bộ Nội vụ), KQĐG, xếp loại công chức từ năm 2015 - 2019 như sau:
45
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá, xếp loại công chức từ năm 2015 đến 2019
Năm Tổng số CC được đánh giá Kết quả xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Hoàn thành tốt nhiệm vụ Hoàn thành nhiệm vụ Không hoàn thành nhiệm vụ Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 2019 418.576 110.143 26,31 297.471 71,07 8.308 1,98 2.654 0,63 2018 472.698 132.700 28,07 326.138 69,00 10.847 2,29 3.013 0,64 2017 538.257 164.064 31,49 356.341 68,39 15.000 2,88 2.852 0,55 2016 501.858 148.256 29,54 336.338 67,02 14.944 2,98 2.320 0,46 2015 499.277 153.129 30,56 329.372 65,74 14.789 2,95 1.987 0,40
Ghi chú: Số liệu không bao gồm những CC chưa đủ điều kiện đánh giá theo quy định
Nguồn: Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ
Dựa vào bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy đại đa số CC có KQĐG được phân loại ở mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” (giao động ở mức thấp nhất là 65,74% năm 2015 và cao nhất là 71,07% năm 2019) và “Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ” (giao động ở mức thấp nhất là 26,31 năm 2019 và cao nhất là 31,49% năm 2017). Một tỉ lệ nhỏ CC có KQĐG được xếp loại “Hoàn thành nhiệm vụ” (giao động ở mức thấp nhất là 1,98% năm 2019 và cao nhất là 2,98% năm 2016) và chỉ có một tỉ lệ không đáng kể CC có KQĐG được xếp loại ở mức “Không hoàn thành nhiệm vụ” (giao động ở mức thấp nhất là 0,4% năm 2015 và cao nhất là 0,64% năm 2018).
KQĐG trên là tín hiệu rất đáng mừng bởi điều đó phản ánh năng lực và khả năng đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đội ngũ CC. Mặc dù vậy, nhiều chuyên gia, NQL cho rằng số liệu đánh giá trên chưa phản ánh chính xác tình hình TTCV của CC hiện nay. Trong đó, Nguyên Bộ Trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trả lời trong phiên chất vấn ngày 7/11/2019 tại kỳ họp thứ tám, Quốc hội khóa XIV: KQĐG, phân loại nhưtrên là chưa chính xác, chưa phản ánh đúng thực chất năng lực TTCV của công chức. Các địa phương khi xây dựng tiêu chí đánh giá chưa xây dựng tiêu chuẩn, điều kiện về mức độ hoàn thành công việc nên chỉ đánh giá chung chung; đánh giá còn mang tính nể nang, thủ trưởng ít khi được đánh giá là “hoàn thành nhiệm vụ” hoặc “hoàn thành tốt nhiệm vụ” mà thường được đánh giá “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”. Tiếp đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng nhận định rằng: Công tác đánh giá chưa thực chất, số liệu chưa thuyết phục
(Dẫn lại từ Minh Anh, 2019). Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm với một số CC cũng cho rằng KQĐG trên chưa thực sự phản ánh đúng năng lực, KQTTCV của đội ngũ CC: “Đánh giá thực thi công vụ hiện nay chưa hoàn toàn làm rõ các vấn đề trong quá trình và kết quả thực thi công vụ vì còn cả nể và đánh giá mang tính hình thức; chạy đua thành tích vì sợ ảnh hưởng chung đến cơ quan” (CC13); “Kết quả đánh giá, xếp loại bị chi phối nhiều bởi các mối hệ, mức độ thân thiết với cấp trên và những người trong đơn vị. Một người có quan hệ tốt thì quá trình thực hiện công việc thiếu hiệu quả nhưng khi tập thể nhận xét vấn được khen ngợi những ưu điểm mà không hoặc ít đề cập đến những hạn chế” (CC15).
Để làm rõ hơn thực trạng ĐGTTCV đối với công chức, NCS đã tiến hành khảo sát đội ngũ CC về sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các mục 4.1.2. đến 4.1.4. trong Chương 4 của luận án.