* Mục đích của nghiên cứu định tính ban đầu:
-Tổng quan về các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài; -Xây dựng khung lý thuyết, đề xuất mô hình và giả thuyết NC;
Thu thập phiếu và làm sạch
dữ liệu Kiểm định
39
- Kiểm tra mức độ phù hợp của các biến trong mô hình NC được đề xuất; xác định sơ bộ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc;
-Xác định thang đo sơ bộ (thang đo gốc);
- Điều chỉnh các thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu của Việt Nam, tránh vận dụng máy móc các nghiên cứu trước đó.
* Cách thức triển khai:
Bước 1: Thông qua phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan; các số liệu đã được công bố của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và cơ quan quản lý công chức, NCS thực hiện nghiên cứu tại bàn để tổng quan nghiên cứu, phát hiện các khoảng trống, xây dựng khung lý thuyết sơ bộ và thang đo nháp cho các biến (Phụ lục 01).
Bước 2: NCS nêu vấn đề, thảo luận trước và trong Hội thảo “Đánh giá thực thi công vụ và động lực làm việc của công chức” (tổ chức ngày 09/11/2018). Mục đích chính của Hội thảo là nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả ĐGTTCV; những vấn đề lý luận, thực trạng và giải pháp nâng cao ĐLLV của công chức trong bối cảnh ĐGTTCV; phát hiện các khoảng trống trong nghiên cứu; thảo luận mô hình NC và thang đo nghiên cứu (Phụ lục 02).
Bước 3: Trên cơ sở mô hình NC và thang đo nháp đã được xác định trong Bước 1 và Bước 2, NCS tiếp tục tổ chức thảo luận nhóm với các công chức trong CQHCNN, gồm: 03 nhóm ở các địa phương khác nhau (Phụ lục 04). Việc lựa chọn các nhóm công chức để phỏng vấn có sự đa dạng để bảo đảm các thang đo được diễn đạt đơn giản, dễ hiểu và có sự nhất quán về cách hiểu. Trong đó, có 11 công chức ở khu vực thành thị (thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) và 17 công chức ở nông thôn, miền núi (Lai Châu 8 người, Cao Bằng 9 người); công chức có trình độ sau đại học 3 người (chiếm 10,71%), còn lại đều có trình độ đại học (89,29%); 15 công chức là nam (chiếm 53,57%), còn lại là nữ giới,... Cách thức tiến hành thảo luận nhóm được thực hiện như sau:
(1) NCS mời công chức đến hội trường của UBND hoặc phòng được mượn từ trung tâm giáo dục thường xuyên của huyện. Việc thảo luận tập trung tại hội trường để hạn chế sự có mặt của lãnh đạo và đồng nghiệp giúp bảo đảm thông tin thu được khách quan, trung thực hơn.
(2)NCS đã giới thiệu mục đích, phạm vi, nội dung thảo luận (3)Các CC có khoảng 15 phút để suy nghĩ về nội dung thảo luận (4)Tiến hành thảo luận
(5) NCS sử dụng các ý kiến và kết luận tại buổi thảo luận nhóm để làm rõ các
vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐGTTCV và ĐLLV; điều chỉnh các thang đo trong nghiên cứu; xác định sơ bộ sự ảnh hưởng của sự CB, CX và HL trong ĐGTTCV đến ĐLLV của công chức ở Việt Nam.
Bước 4: Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây và kết quả thu được từ Bước 1, 2, 3 ở trên, NCS điều chỉnh thang đo sơ bộ cho các biến trong mô hình NC, cụ thể là:
- Thang đo “Động lực làm việc của công chức ở Việt Nam” gồm 15 chỉ báo và được NCS kế thừa trong các nghiên cứu trước đây, gồm: 01 chỉ báo được kế thừa của Herzberg (1959); 10 chỉ báo được kế thừa từ Sjoberg và Lind, 1994 (trích trong Bjorklund, 2001), các chỉ báo này đã được sử dụng rộng rãi trong một số nghiên cứu trước đây (Phụ lục 01). Bên cạnh đó, NCS bổ sung 04 thang đo mới dựa trên cơ sở phân tích từ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự (2014). Theo Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự (2014) để đo lường ĐLLV của công chức, NQL cần xem xét các tiêu chí, như: Mức độ tập trung hứng thú trong công việc; mức độ kiên trì, nỗ lực đạt được các mục tiêu trong công việc; Mức độ tham gia vào các hoạt động tập thể; mức độ được thúc đẩy khi phục vụ nhân dân, đóng góp vào lợi ích xã hội,... Nghiên cứu này đã cho thấy khu vực công do ràng buộc chặt chẽ bởi các thủ tục, quy trình nên nếu lạm dụng các yếu tố vật chất để tạo ĐLLV sẽ dẫn đến những bế tắc và rất khó để thực thi: “Người làm việc trong tổ chức hành chính nhà nước được thúc đẩy bởi các phần thường nội tại là tầm quan trọng của công việc, sự đóng góp vào lợi ích của xã hội hơn là các phần thưởng từ bên ngoài”. NQL “không nên lạm dụng việc tạo động lực bằng tiền vì thực tế đã chứng minh rằng có rất nhiều người làm việc không phải vì tiền, nhiều người thu nhập thấp nhưng vẫn hăng say và hết mình với công việc” (Nguyễn Thị Hồng Hải và cộng sự, 2014). Do đó, NCS đã đề xuất 04 thang đo mới để đưa vào kiểm định: (1) Tôi tập trung và thấy hứng thú trong THCV; (2) Tôi luôn kiên trì trong thực hiện mục tiêu của công việc và tổ chức; (3) Tôi luôn tích cực tham gia các hoạt động của tập thể; (4) Tôi được thúc đẩy phục vụ nhân dân, đóng góp vào lợi ích xã hội. ...
40
được kế thừa trong nghiên cứu của Moorman (1991) và Walsh (2003), bao gồm: CB về phân phối, CB về thủ tục, CB về tương tác, CB về thông tin.
- Thang đo “Sự chính xác trong đánh giá thực thi công vụ” gồm 05 chỉ báo, trong đó có 04 chỉ báo được kế thừa từ nghiên cứu của Vest và cộng sự (1995); 01 chỉ báo do NCS đề xuất dựa trên phân tích Lý thuyết kỳ vọng của Vroom (1996). Thang đo được đề xuất là “Kết quả đánh giá và phần thưởng mà tôi nhận được phản ánh đúng nỗ lực mà tôi đã bỏ ra trong thực thi công vụ”. Theo Vroom (1964), ĐLLV là trạng
thái được hình thành khi NLĐ kỳ vọng rằng kết quả và phần thưởng mà họ nhận được xứng đáng với những nỗ lực mà họ đã bỏ ra trong THCV. Nói cách khác, NLĐ có thể có mục tiêu, nhu cầu khác nhau nhưng nếu họ tin rằng có mối tương quan tích cực giữa nỗ lực THCV và KQĐG, giữa KQĐG với phần thưởng kỳ vọng thì họ sẽ có ĐLLV.
- Thang đo “Sự hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ” gồm 12 chỉ báo được kế thừa trong nghiên cứu của Aly và EI-Shanawany (2016).
Bước 5: Sau khi đã có được thang đo sơ bộ ban đầu, để bảo đảm các thang đo là phù hợp, dễ hiểu, rõ ràng, nhất quán, NCS thiết kế bảng hỏi để phỏng vấn công chức và một số chuyên gia là các nhà khoa học, nhà nghiên cứu. Trong nội dung này, cách thức tổ chức triển khai của NCS như sau:
- Tham vấn ý kiến 04 chuyên gia, nhà khoa học về quan điểm, góc độ tiếp cận, thang đo và những vấn đề lý luận, thực tiễn về ĐGTTCV và ĐLLV của CC ở Việt Nam (Phụ lục 03 và Phụ lục 04);
- Phỏng vấn các công chức: NCS đã tiến hành phỏng vấn 10 công chức liên quan đến chủ đề nghiên cứu, mục đích chính là kiểm tra sự phù hợp và điều chỉnh thang đo (Phụ lục 03 và Phụ lục 04).
Kết quả phỏng vấn và thảo luận nhóm trong NC định tính sơ bộ giúp NCS hiểu sâu sắc hơn vấn đề nghiên cứu, từ đó điều chỉnh mô hình, giả thuyết NC nhằm bảo đảo sự phù hợp với bối cảnh khu vực công ở Việt Nam. Đồng thời, NCS đã kiểm tra mức độ phù hợp của các thang đo: loại bỏ thang đo không phù hợp, gây nhầm lẫn hoặc trùng lặp; điều chỉnh về mặt diễn đạt của các thang đo sao cho dễ hiểu và có cách hiểu nhất quán giữa những người trả lời; bổ sung thang đo mới dựa trên kết quả tổng quan NC, phỏng vấn và thảo luận nhóm. Sau khi các thang đo được hiệu chỉnh, NCS đã xây dựng bảng hỏi khảo sát phục vụ NC định lượng.