Đối với công chức

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự công bằng, chính xác và hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ đến động lực làm việc của công chức ở Việt Nam. (Trang 108 - 109)

Công chức vừa là người được đánh giá, bị tác động và thụ hưởng KQĐG, vừa có thể là một trong những chủ thể đánh giá (với vai trò NQL, đồng nghiệp,...), NCS khuyến nghị một số nội dung sau:

* Với tư cách là người được đánh giá:

Công chức là người hiểu rõ nhất nhiệm vụ, quy trình, bối cảnh TTCV của cá nhân; những thuận lợi, khó khăn trong công việc; nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến KQTTCV. Vì vậy, họ cần nhận thức rõ vị trí, tầm quan trọng, mục đích của đánh giá và chủ động tham gia vào thảo luận, góp ý xây dựng quy chế, quy định về đánh giá của cơ quan, đơn vị.

Bên cạnh đó, bản thân CC cần ghi chép nhật ký công việc, tiến hành tự đánh giá và bảo vệ kết quả tự đánh giá với những minh chứng rõ ràng. Khi không hài lòng về KQĐG, họ cần chủ động đề nghị NQL giải thích về KQĐG hoặc khiếu nại về KQĐG theo đúng quy định. Tuy nhiên, khi KQĐG được cấp có thẩm quyền phê duyệt, CC cần

107

thực hiện nghiêm túc các kết luận đánh giá và yêu cầu khắc phục sau đánh giá. Họ có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu, tìm ra giải pháp, cách thức để khắc phục những thiếu sót trong TTCV trên cơ sở yêu cầu của tổ chức và định hướng của NQL.

* Với tư cách là chủ thể đánh giá:

Trường hợp CC là chủ thể đánh giá với cương vị là CC lãnh đạo, quản lý, khi đó họ cần làm gương trong đánh giá. Việc đánh giá đối với CC dưới quyền phải có căn cứ rõ ràng, trên cơ sở kết quả tự đánh giá của CC và những nhận xét, góp ý của tập thể. Trường hợp có khác biệt về kết quả đánh giá, NQL cần thảo luận với người được đánh giá và trong tập thể, khi ra quyết định cần giải thích rõ lý do đối với những trường hợp có nhiều ý kiến khác biệt. Trường hợp không có sự đồng thuận, NQL phải cho phép CC được bảo lưu kết quả tựđánh giá, gửi về bộ phận chuyên trách về QTNL và báo cáo thủ trưởng cơ quan ra quyết định. Nói cách khác, CC lãnh đạo, quản lý phải chịu trách nhiệm về KQTTCV và KQĐG của nhân viên cấp dưới trực tiếp.

Trường hợp CC là chủ thể đánh giá với vai trò là đồng nghiệp, cấp dưới: Đây là chủ thể quan trọng giúp người được đánh giá có cái nhìn so sánh, bao quát, đa chiều, góp phần bổ sung, phản biện, điều chỉnh hoặc khẳng định thêm cho các KQĐG. Do đó, ở góc độ này, mỗi CC cần đưa ra nhữngđánh giá, nhận xét khánh quan, trung thực, chân thành, CB và không thiên vị.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của sự công bằng, chính xác và hài lòng trong đánh giá thực thi công vụ đến động lực làm việc của công chức ở Việt Nam. (Trang 108 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(198 trang)
w