Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 CTST (Trang 151 - 154)

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (BIỂU DIỄN) a Mục tiêu : HS nhớ lời và cảm nhận âm nhạc rõ nét

2. Tìm hiểu và nhận xét Bài đọc nhạc

số 7.

- GV chia nhóm và yêu cầu nhóm HS thảo luận, viết ra giấy và trình bày nhận xét về Bài đọc nhạc số 7 để nêu những đặc điểm cơ bản như: tiết tấu, nhận xét cao độ, trường độ, nhịp độ…:

+ Bài đọc nhạc số 7 được viết ở giọng nào, nhịp nào?

+ Các cao độ, trường độ có trong bài. + Các chỗ ngắt hơi.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

- HS hoạt động, thực hiện các yêu cầu dưới sự điều hành của GV.

- GV quan sát, hỗ trợ, hướng dẫn HS thực hiện.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

- Các HS tự nhận xét, đánh giá quá trình hoạt động.

Bước 4: Kết luận, nhận định:

- GV tổng kết và nhận xét từng nhóm.

nhạc số 7.

- Bài đọc nhạc số 7 được viết ở: + Giọng: Đô trưởng

+ Nhịp 4/4

+ Cách ngắt nhịp: lấy hơi sau dấu phẩy và dấu chấm.

+ Các cao độ: Đồ - Rê – Mi - Pha – Son - La - Si – Đô.

+ Tiết tấu: đen chấm dôi đơn đen đen xuyên suốt cả bài.

+ Trường độ:

• Nốt đen: 1 phách

• Dấu lặng đen: 1 phách

• Đen chấm dôi: 1,5 phách

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu : a. Mục tiêu :

- HS thực hành, luyện tập đọc được gam Đô trưởng và đọc được âm hình tiết tấu.

- Đọc được Bài đọc nhạc số 7

b. Nội dung : HS thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV.c. Sản phẩm : Kết quả của HS c. Sản phẩm : Kết quả của HS

d. Tổ chức thực hiện :

- GV hướng dẫn HS đọc gam Đô trưởng, quãng 2, quãng 3 theo mẫu và các âm ổn định:

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.)

- GV hướng dẫn HS luyện đọc âm hình tiết tấu của Bài đọc nhạc số 7 theo âm tiết.

- GV cho HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 7 với tốc độ vừa phải, tổ chức đọc theo nhóm, theo tổ, theo cá nhân cho nhuần nhuyễn.

( GV dùng đàn làm điểm tựa về cao độ cho HS nghe và đọc.)

- GV cho HS thực hành đọc nhạc: GV hướng dẫn HS luyện đọc Bài đọc nhạc

số 7 theo các bước:

+ Đọc tên nốt nhạc theo tiết tấu trong bài

+ Đọc kết hợp cao độ, trường độ ở tốc độ chậm.

( GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về cao độ cho HS.) - GV hướng dẫn HS đọc toàn bộ Bài đọc nhạc số 7 với tốc độ vừa phải. Tùy vào năng lực HS mà Gv chia làm hai câu nhạc hoặc bốn vế nhạc để hướng dẫn. ( GV sử dụng đàn phím hoặc kèn phím để làm điểm tựa về cao độ cho HS.)

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu : HS vận dụng - sáng tạo các hiểu biết kiến thức, kĩnăng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày năng và tích cực thể hiện bản thân trong hoạt động trình bày

b. Nội dung : HS thực hành dưới sự hướng dẫn của GV.

c. Sản phẩm : HS năng động, tích cực biểu diễn âm nhạc, cảmthụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc. thụ và trình bày hiểu biết về âm nhạc.

d. Tổ chức thực hiện:

- GV hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp gõ đệm theo phách.

- GV cho HS ghép lời ca kết hợp vận động.

- GV hướng dẫn HS sáng tạo âm hình tiết tấu đơn giản để gõ đệm cho Bài đọc

nhạc số 7.

* HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Luyện đọc “Bản nhạc số 7”

- Chuẩn bị nội dung tiết học sau: “ Hát: Bài hát Kỉ niệm xưa ( Auld lang

Ngày soạn: …/…/… Ngày dạy: …/…/…

TIẾT 28: HÁT: BÀI HÁT KỈ NIỆM XƯA ( AULD LANG SYNE)I. MỤC TIÊU: I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Sau khi học xong tiết học này:

- Hát đúng giai điệu, lời ca và tính chất hành tha thiết, nhịp nhàng và gõ đệm cho bài hát “Kỉ niệm xưa”

- Biết thể hiện bài hát bằng các hình thức khác nhau - Nghe và cảm nhận giai điệu, nội dung, sắc thái bài hát.

2. Năng lực

- Năng lực chung:

+ Tự học theo hướng dẫn của GV về các nội dung bài học.

+ Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

+ Làm việc nhóm để tạo ra các sản phẩm học tập.

- Năng lực âm nhạc: Hát đúng giai điệu, lời bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ.3. Phẩm chất: 3. Phẩm chất:

- Yêu hòa bình, có tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc. - Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN ÂM NHẠC 6 CTST (Trang 151 - 154)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(186 trang)
w