Cơ sở lý thuyết về vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)

2.1.1.1 Khái niệm vốn ngân hàng

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, và là loại hình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng. Các NHTM muốn hoạt động một cách bình thường thì phải có vốn. Vốn của ngân hàng, nói một cách đơn giản, là sự chênh lệch giữa tài sản và nợ phải trả trên và là tài sản thực của chủ sở hữu ngân hàng. Nó có thể được sử dụng để bù đắp các khoản lỗ hoạt động của ngân hàng và nếu khoản lỗ đó vượt quá số vốn khả dụng thì ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, có thể dẫn đến phá sản

Một lý thuyết về vốn ngân hàng khác được trình bày bởi Diamond và Rajan (2000) đã sử dụng một khuôn khổ trong đó tài sản của ngân hàng gắn liền với nợ phải trả của ngân hàng. Vì chủ sở hữu vốn, không giống như người gửi tiền, không thể được hưởng quyền ưu tiên đối với các dòng tiền. Cụ thể trong bảng cân đối kế toán, Vốn ngân hàng là phần chênh lệch giữa tài sản của ngân hàng và nợ phải trả, và nó thể hiện giá trị ròng của ngân hàng hoặc giá trị vốn chủ sở hữu của nó đối với các nhà đầu tư. Phần tài sản vốn của ngân hàng bao gồm tiền mặt, chứng khoán chính phủ và các khoản cho vay sinh lãi (ví dụ: thế chấp, thư tín dụng và các khoản vay liên ngân hàng). Phần nợ phải trả trong vốn của ngân hàng bao gồm các khoản dự phòng rủi ro cho vay và bất kỳ khoản nợ nào mà ngân hàng nợ. Vốn của ngân hàng có thể được coi là mức ký quỹ mà các chủ nợ được bảo hiểm nếu ngân hàng thanh lý tài sản của mình.

2.1.1.2 Phân loại vốn ngân hàng

Ngân hàng chiếm một vị trí quan trọng và quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào, với tư cách là nhà cung cấp tín dụng và thanh khoản tài chính, vì vậy vốn ngân hàng rất quan trọng. Do đó, các ngân hàng vừa chịu sự quản lý chặt chẽ của các cơ quan quản lý tiền tệ trung ương vừa phải tuân theo các quy tắc quản lý vốn của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), có trụ sở tại Basel, Thụy Sĩ. 2Trên phương diện quản trị ngân hàng như thế, dù vốn trong NHTM gồm có nhiều loại khác nhau thì các NHTM vẫn phải xác định phân loại vốn theo các cấp độ như sau:

- Vốn cấp 1 được gọi là vốn lõi của ngân hàng, bao gồm vốn cổ phần thường, cổ phiếu ưu đãi không tích luỹ vĩnh viễn, các khoản thặng dư vốn, lợi ích của cổ đông thiểu số trong tài khoản vốn chủ sở hữu của các công ty con hợp nhất và các tài sản vô hình khác. Đây là vốn quan trọng bởi vì nó là biện pháp bảo vệ sự sống còn của các ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính (Kjeldsen, 2004).

- Vốn cấp 2 được gọi là vốn bổ sung, bao gồm các khoản dự trữ không được công bố, dự phòng tổn thất chung, trái phiếu chuyển đổi, nợ thứ cấp có kỳ hạn, công cụ vốn chủ sở hữu, cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn, dài hạn và cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi. Tuy nhiên, vốn cấp 2 không được quá 100% vốn cấp 1.

Các khoản giảm trừ vốn cấp 1 và vốn cấp 2 bao gồm các khoản đầu tư vào các công ty tài chính và ngân hàng không hợp nhất, chứng khoán vốn và các khoản khấu trừ khác.

- Vốn cấp 3 bao gồm các khoản nợ ngắn hạn trực thuộc. Vốn cấp 3 được sử dụng để cung cấp một bộ “đệm” chống lại thiệt hại do rủi ro thị trường gây ra khi vốn cấp 1 và vốn cấp 2 không đủ để bù đắp thiệt hại. Rủi ro thị trường là những thiệt hại do hoạt động kinh doanh ngoại hối và các hợp đồng lãi suất gây ra do những thay đổi trong tỷ giá hối đoái và lãi suất. Tuy nhiên, cơ quan quản lý không yêu cầu một mức vốn cụ thể để đảm bảo chống lại những tổn thất do rủi ro thị trường gây ra. Vì vậy, không có bất kỳ yêu cầu cho vốn cấp 3.

2.1.1.3 Vai trò vốn ngân hàng

Vốn ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động ngân hàng và nền kinh tế như: Nó hấp thụ tổn thất, thúc đẩy niềm tin của công chúng, giúp hạn chế tăng trưởng tài sản quá mức và mang đến sự bảo vệ cho người gửi tiền và quỹ bảo hiểm tiền gửi.

Đầu tiên, Vai trò quan trọng nhất của vốn ngân hàng là nó đảm bảo cung cấp một vùng đệm có khả năng hấp thụ những tổn thất không lường trước được, và theo cách này, vốn ngân hàng hỗ trợ trong việc ngăn chặn những thất bại của ngân hàng (Derina, 2011). Do đó, vốn càng lớn so với mức rủi ro, xác suất càng nhỏ rằng nó sẽ bị tổn hại nghiêm trọng trước cú sốc.

Thứ hai, vốn thúc đẩy niềm tin của công chúng bằng cách cung cấp đảm bảo cho công chúng rằng một tổ chức sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ tài chính ngay cả

khi đã phát sinh lỗ, do đó giúp duy trì niềm tin vào hệ thống ngân hàng và giảm thiểu lo ngại về thanh khoản.

Thứ ba, vốn giúp hạn chế tăng trưởng tài sản quá mức qua các tiêu chuẩn tỷ lệ vốn tối thiểu, theo đó hạn chế việc mở rộng tài sản bất hợp lý bằng cách yêu cầu tăng trưởng tài sản phải được tài trợ bởi một lượng vốn bổ sung tương xứng.

Thứ tư, vốn cung cấp sự bảo vệ cho người gửi tiền và quỹ bảo hiểm tiền gửi bằng cách đặt chính chủ sở hữu vào rủi ro tổn thất lớn nếu tổ chức thất bại, qua đó sẽ giúp giảm thiểu khả năng rủi ro đạo đức và thúc đẩy các hoạt động ngân hàng an toàn và lành mạnh. Một tổ chức lớn vốn lớn, là động lực cho các cổ đông ít chấp nhận rủi ro (Herring và Vankudre 1987).

Nghiên cứu Diamond và Rajan (2000) cũng xác định ngắn gọn vai trò của vốn ngân hàng là đảm bảo sự an toàn của ngân hàng thông qua nguồn vốn thặng dư có thể hấp thụ các khoản lỗ, và do đó, hỗ trợ ngân hàng có khả năng thanh toán đầy đủ hơn cho các chủ nợ. Thông qua việc duy trì vốn và giảm tiền gửi xuống mức được cho là an toàn, các ngân hàng có thể tái cấp vốn với chi phí thấp cũng như giảm chi phí khó khăn.

2.1.2 Cơ sở lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn

2.1.2.1 Lý thuyết của Modigliani và Miller (lý thuyết M & M)

Lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại do Franco Modigliani & Merton Miller công bố vào năm 1958 và sau đó được tiếp tục phát triển vào năm 1963. Kể từ khi được giới thiệu, lý thuyết M&M đã đóng vai trò quan trọng trong các lý thuyết về cấu trúc vốn của DN, được xem là nền tảng tư duy hiện đại về cấu trúc vốn cho các DN. Lý thuyết M&M lý giải mối quan hệ giữa giá trị DN, chi phí sử dụng vốn và mức độ sử dụng nợ của DN.

Nghiên cứu đầu tiên được hai tác giả đưa ra vào năm 1958 dựa trên cơ sở tồn tại hoạt động kinh doanh chênh lệch giá và một số các giả thiết quan trọng gồm: (1) thị trường vốn là thị trường hoàn hảo; (2) các DN và các nhà đầu tư có thể vay tiền với mức lãi suất như nhau; (3) lợi nhuận sau thuế của DN được chia hết cho các chủ sở hữu; (4) không tồn tại chi phí giao dịch, chi phí khó khăn tài chính, chi phí phá sản. Dựa trên những giả thiết này, lý thuyết M&M đã chứng minh trong môi trường không thuế, giá trị của doanh nghiệp sử dụng nợ vay cũng bằng giá trị của doanh nghiệp không sử dụng nợ vay. Nói cách khác, cấu trúc vốn không ảnh hưởng đến

giá trị của DN trong môi trường không có thuế. Đồng thời, lý thuyết M&M cũng khẳng định trong môi trường không thuế, chi phí sử dụng vốn chủ sở hữu tỷ lệ thuận với hệ số nợ.

Lý thuyết M&M tiếp tục được phát triển vào năm 1963 bằng cách loại bỏ bớt giả thiết không có thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong môi trường có thuế, khi doanh nghiệp vay nợ sẽ giúp DN được hưởng lợi từ lá chắn thuế, nên giá trị DN và WACC của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của cấu trúc vốn mà DN xây dựng.

Như vậy, những giả định của Modigliani & Miller làm cho lý thuyết này khó áp dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây được xem là lý thuyết nền móng cho việc phát triển liên quan đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp hiện đại như lý thuyết đánh đổi, lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết về chi phí đại diện...

2.1.2.2 Lý thuyết đánh đổi (Trade – off theory)

Lý thuyết đánh đổi lần đầu được giới thiệu trong nghiên cứu của Alan Kraus và Robert H. Litzenberger (1973). Trong đó, 2 nhà nghiên cứu cho rằng các DN cần phải xác định tỷ lệ nợ mục tiêu nhằm đảm bảo cân bằng giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ mang lại. Lý thuyết đánh đổi bao gồm lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh và lý thuyết đánh đổi dạng động. Theo lý thuyết đánh đổi dạng tĩnh, DN đạt được cấu trúc vốn tối ưu khi tỷ lệ nợ của DN ở mức mà tại đó giá trị hiện tại của lá chắn thuế đủ bù đắp sự gia tăng trong hiện giá của chi phí khốn khó tài chính. Phát triển dựa trên lý thuyết cấu trúc vốn dạng tĩnh, lý thuyết cấu trúc vốn dạng động ra đời bởi trong thực tế cấu trúc vốn của DN luôn có sự biến động. Các DN không thể tồn tại vĩnh viễn một mức vốn tối ưu mà cần phải điều chỉnh cấu trúc vốn tùy thuộc vào kỳ vọng và chi phí của sự thay đổi cấu trúc vốn. Như vậy, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đã giải thích được những ảnh hưởng của các loại thuế, các chi phí trong việc sử dụng nợ và sự khác biệt cơ cấu vốn giữa các DN, các ngành nghề trong nền kinh tế. Tuy nhiên, lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn có hạn chế trong việc áp dụng là khó để định lượng được chi phí liên quan đến việc sử dụng nợ vay.

Dưới góc độ ngân hàng là trung gian tài chính, nguồn vốn hoạt động phần lớn là nguồn vốn huy động từ các chủ thể trong nền kinh tế. Nguồn vốn huy động về bản chất cũng là khoản nợ mà các NHTM phải trả cho người gửi tiền. Lãi huy động vốn là chi phí quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nhằm thu hút khách hàng gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Mặc dù phải trả lãi nhưng việc huy động vốn từ

thị trường cấp 1 – trực tiếp từ các chủ thể trong nền kinh tế thường thấp hơn so với việc phát hành cổ phiếu mới. Do là trung gian tài chính nên ngân hàng dược nhận tiền gửi với mức chi phí lãi vay tương ứng với lãi suất ít rủi ro. Nói cách khác, ngân hàng có thể tăng nợ - các khoản tiền gửi tức là rủi ro tài chính cao hơn nhưng không dẫn đến chi phí tài chính coa hơn dưới dạng lãi suất tiền gửi cao hơn bởi người gửi tiền ít/không phản ứng với mức độ rủi ro của ngân hàng. Có điều này là nhờ vai trò của bảo hiểm tiền gửi và cũng một phần là do người gửi tiền không đủ khả năng để đánh giá rủi ro của ngân hàng theo Kristian Kjeldsen (2004). Quy mô nguồn tiền gửi huy động hay các khoản nợ của ngân hàng tăng lên cũng làm tăng nguy cơ phát sinh chi phí cho ngân hàng khi gặp khó khăn tài chính tăng lên. Đồng thời, điều này còn co thể tăng xác suất mất khả năng thanh toán của ngân hàng theo Berger và cộng sự (1995). Vì vậy, khi ngân hàng huy động được nhiều nguồn vốn hơn thì phải tăng trách nhiệm để kiểm soát sử dụng hiệu quả nguồn vốn nhằm hạn chế rủi ro. Đồng thời, cũng phải quan tâm đến việc đảm bảo khả năng thanh toán, hạn chế hiện tượng căng thẳng/mất khả năng thanh khoản gây ảnh hưởng đến danh tiếng, khả năng kinh doanh. Thông qua lý thuyết đánh đổi có thể thấy tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ tiền gửi và tỷ lệ thanh khoản có ảnh hưởng đến hệ số CAR.

2.1.2.3 Lý thuyết trật tự phân hạng

Nghiên cứu của Donaldson vào năm 1961 được xem như là nền tảng đầu tiên của lý thuyết trật tự phân hạng liên quan đến cấu trúc vốn. Sau đó, Myers và Majluf (1984), Myers (1984) đã tiếp tục phát triển lý thuyết trật tự phân hạng dựa trên việc phân tích thông tin bất cân xứng tác động đến quyết định đầu tư và tài trợ của DN. Myers và Majluf (1984) qua nghiên cứu đã rút ra kết luận về sự phân hạng các loại vốn, trong đó lợi nhuận giữ lại tốt hơn nợ và nợ tốt hơn vốn cổ phần. Do thông tin bất cân xứng nên các nhà quản trị DN sẽ hiểu rõ hơn các nhà đầu tư bên ngoài về tình hình kinh doanh cũng như khả năng sinh lợi của các dự án. Do đó, nhà quản trị thường sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại. Nếu nguồn vốn vẫn chưa đủ thì nhà quản trị sẽ ưu tiên sử dụng tài trợ vốn thông qua nguồn vốn vay với lãi suất cố định để không phải chia sẻ lợi nhuận với các cổ đông mới. Phát hành cổ phiếu thường là lựa chọn cuối cùng của các nhà quản trị khi tìm kiếm nguồn vốn tài trợ dự án.

Để có được lợi nhuận giữ lại, đòi hỏi các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng phải hoạt động kinh doanh hiệu quả. Quy mô tài sản là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng hoạt động và tạo ra lợi nhuận của ngân hàng. Ngoài xem xét tổng tài sản, đối với NHTM, nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn nhất chính là nguồn thu từ lãi cho vay. Quy mô hoạt động cho vay phản ánh qua dư nợ cho vay khách hàng, nếu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản, phản ánh phần nào quy mô hoạt động của ngân hàng cũng như khả năng tạo ra lợi nhuận. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro do đó, ngoài quan tâm đến quy mô tín dụng còn cần chú ý đến chất lượng tín dụng. Chất lượng tín dụng thường được phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu hoặc tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Nếu các khoản cho vay khó thu hồi của ngân hàng nhiều sẽ làm tăng chi phí, giảm thu nhập, có khả năng mất vốn làm cho ngân hàng bị thiệt hại, ảnh hưởng đến vốn chủ sở hữu. Vì vậy, dựa trên lý thuyết trật tự phân hạng, quy mô, chất lượng tín dụng sẽ ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng. Đồng thời, khả năng sinh lời cũng là yếu tố quan trọng trong vốn của ngân hàng. Nếu khả năng sinh lời của ngân hàng cao, ngân hàng sẽ có một phần lợi nhuận giữ lại để tiếp tục mở rộng kinh doanh, chống đỡ rủi ro khi cần thiết.

2.1.2.4 Lý thuyết chi phí đại diện

Liên quan đến cấu trúc vốn của DN còn có lý thuyết về chi phí đại diện. Được giới thiệu vào năm 1976, Jensen và Meckling đã chỉ ra hai loại mâu thuẫn cơ bản trong DN đó là mâu thuẫn giữa nhà quản trị và cổ đông và mâu thuẫn giữa cổ đông với chủ nợ. Luôn tồn tại mâu thuẫn lợi ích giữa nhà quản trị và cổ đông khi cổ đông muốn tối đa hóa giá trị tài sản của mình thì nhà quản trị chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân họ. Điều này được thể hiện qua việc các nhà quản trị có xu hướng đầu tư vào những dự án kém hiệu quả để được hưởng lợi. Theo nghiên cứu của Jensen (1986), việc gia tăng nợ hoặc tăng tỷ lệ chi trả cổ tức có thể giúp giảm được việc đầu tư quá mức từ các nhà quản lý nhờ dòng tiền dùng để trả nợ sẽ làm giảm dòng tiền tự do của DN. Giữa cổ đông và chủ nợ cũng có sự xung đột lợi ích dẫn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)