Lược khảo các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49)

1. Rubi Ahmad và cộng sự (2008) đã thực hiện chủ đề nghiên cứu nêu trên với 42 định chế tài chính (được chia làm ba loại chính: ngân hàng thương mại cổ phần, các công ty tài chính và các ngân hang bán buôn) ở Malaysia – một nước

đang phát triển trong giai đoạn 1995 - 2002. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp hồi quy đa biến dành cho dữ liệu bảng. Các tác giả cũng sử dụng phân tích hồi quy với dữ liệu bảng giữa tỷ lệ an toàn vốn với 6 biến độc lập (các khoản cho vay không thu hồi được, chỉ số rủi ro của từng ngân hàng, lãi suất biên, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ, tỷ lệ giữa tài sản có khả năng thanh khoản trên tổng vốn huy động được, quy mô ngân hàng) và 3 biến giả (loại ngân hàng, khoảng thời gian, năm). Qua phân tích, các tác giả thấy rằng các khoản cho vay không thu hồi được, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng nợ, tỷ lệ giữa tài sản có khả năng thanh khoản trên tổng vốn huy động được có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi chỉ số rủi ro ngân hàng, lãi suất biên, quy mô ngân hàng biến thiên ngược chiều tỷ lệ an toàn vốn. Quy mô ngân hàng ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn, kết quả này không phù hợp với các kết quả nghiên cứu ở các nước phát triển theo Shries và Dhal (1992) và Rime (2001). Lãi suất biên và tỷ lệ an toàn vốn có mối quan hệ nghịch chiều. Kết quả cho thấy sự không trùng khớp với các cơ sở lý luận ở các nước phát triển - nơi cho rằng khả năng sinh lời có tác động mạnh đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu này của nhóm tác giả đã có sự đánh giá về sự biến động thị trường thông qua biến giả về giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ được các yếu tố vĩ mô cụ thể. Đối với các biến độc lập trong mô hình, nhóm tác giả chưa đề cập đến yếu tố quản trị doanh nghiệp.

2. Ahmet và Hasan (2011) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn ngành ngân hàng của Thổ Nhĩ Kỳ. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp và dữ liệu này được lấy từ các báo cáo tài chính của 24 ngân hàng được chọn làm mẫu (được chọn từ 32 Ngân hàng Thương mại) trong khoảng thời gian từ 2006 đến 2010. Các tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy bảng giữa tỷ lệ an toàn vốn với 9 biến độc lập khác nhau, bao gồm: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi của khách hàng (DEP), tỷ lệ cho vay (LOA), tỷ lệ dự phòng cho vay khó đòi (LLR), tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ), khả năng sinh lời (ROA và ROE), lãi ròng biên (NIM), hệ số đòn bẩy (LEV). Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ cho vay, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, hệ số đòn bẩy quan hệ ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn; còn tỷ lệ dự phòng cho vay khó đòi và tỷ suất lợi nhuận trên tài sản biến thiên cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, quy mô ngân hàng,

tỷ lệ tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản, và lãi ròng biên không có ý nghĩa thống kê đối với hệ số an toàn vốn.

3. Ijaz Hussain Bokhari và cộng sự (2012) dựa trên lý thuyết về cấu trúc vốn của Miller và Moigilani (1958) cũng như những lý thuyết về thông tin bất cân xứng, lý thuyết về chi phí đại diện áp dụng trong lĩnh vực ngân hàng để xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR. Nghiên cứu đã chia các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR thành 3 nhóm gồm: các chính sách nội bộ ngân hàng, nỗ lực thị trường và các quy định trong hoạt động ngân hàng. Các biến độc lập trong mô hình bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ tiền gửi/các khoản nợ phải trả, suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ an toàn vốn trung bình ngành, tài sản có rủi ro và quy định về an toàn vốn. Dữ liệu trong nghiên cứu là số liệu thứ cấp từ 12 NHTM Pakistan trong giai đoạn 2005 - 2009. Thông qua hồi quy, nghiên cứu cho thấy hệ số tiền gửi trên tổng tài sản, danh mục tài sản rủi ro có tác động nghịch chiều đến CAR. Các biến còn lại không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu dã đưa một số biến mang đặc điểm của ngành vào trong mô hình nhưng chưa đánh giá đến yếu tố quản trị cũng như các yếu tố vĩ mô thuộc về nền kinh tế để đánh giá đầy đủ hơn các yếu tố ảnh hưởng đến CAR.

4. Mohammed T. Abusharba và cộng sự (2013) đã nghiên cứu yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại 11 NHTM Hồi giáo ở Indonesia trong giai đoạn 2009 - 2011. Thông qua phương pháp hồi quy đa biến và ma trận tương quan, nghiên cứu đã xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CAR. Các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu bao gồm khả năng sinh lời đo lường qua tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản, chất lượng tín dụng phản ánh qua tỷ lệ nợ xấu, khả năng huy động tính dựa vào tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, khả năng thanh khoản phản ánh qua chỉ tiêu tỷ lệ số tiền cho vay trên tổng tiền gửi. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời, khả năng thanh khoản có ảnh hưởng thuận chiều đến hệ số CAR, trong khi đó, nợ xấu có ảnh hưởng ngược chiều đến hệ số CAR. Các yếu tố còn lại không có ý nghĩa về mặt thống kê trong nghiên cứu của nhóm tác giả. Nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá các yếu tố đặc trưng của ngân hàng ảnh hưởng đến hệ số CAR, chưa đề cập đến các yếu tố vĩ mô trong mô hình.

5. Nadja Dreca (2013) nghiên cứu về các nhân tố tác động đến tỷ lệ an toàn

ngân hàng trong vòng 6 năm từ 2005 đến 2010. Các biến giải thích được đưa vào mô hình đại diện cho cấu trúc vốn, quy mô, các chỉ báo lợi nhuận, các thành phần của tiền gửi và cho vay trong tổng tài sản và đòn bẩy tài chính. Tác giả lần lượt thực hiện hồi quy theo ba mô hình bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effect model – REM), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effect model – FEM). Các kiểm định mức độ bền vững và chỉ tiêu lựa chọn mô hình cho thấy kết quả từ mô hình OLS giải thích hiệu quả nhất cho tỷ lệ an toàn vốn. Cụ thể, các biến quy mô ngân hàng, tỷ lệ huy động, tỷ lệ cho vay trên tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và đòn bẩy tài chính có tác động lớn đến tỷ lệ an toàn vốn; các biến tỷ lệ dự phòng nợ xấu và tỷ lệ thu nhập ròng từ lãi trên tổng tài sản không có tác động. Các biến quy mô, tỷ lệ huy động, tỷ lệ cho vay trên tài sản và ROA nghịch biến trong khi các biến ROE và đòn bẩy tài chính đồng biến với tỷ lệ an toàn vốn.

6. Leila Bateni và cộng sự (2014) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR với bộ dữ liệu gồm 6 NHTM Iran trong giai đoạn 2006 - 2012. Phương pháp nghiên cứu trong nghiên cứu là thực hiện hồi quy dữ liệu bảng với FEM và REM. Sau khi thực hiện kiểm định, kết quả cho thấy mô hình FEM là phù hợp hơn. Nghiên cứu cho thấy CAR bị tác động tích cực bởi tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQR), ROA, ROE, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LAR). Tuy nhiên, quy mô ngân hàng lại là yếu tố có ảnh hưởng tiêu cực đến CAR. Nói cách khác, các ngân hàng tại Iran càng có quy mô lớn thì hệ số an toàn vốn có sự giảm thấp do hoạt động kinh doanh tồn tài nhiều rủi ro. Các yếu tố tài sản có điều chỉnh rủi ro trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê với CAR trong kết quả của nghiên cứu. Như vậy, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại Iran của nhóm tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các yếu tố thuộc về ngân hàng nhưng chưa xem xét đến yếu tố quản trị ngân hàng. Ngoài ra, nghiên cứu cũng chưa đề cập đến các biến số vĩ mô như GDP, CPI… có ảnh hưởng đến CAR hay không.

7. Nuviyanti và Achmad Herlanto Anggono (2014) Sử dụng bộ dữ liệu từ 19 NHTM ở Indonesia trong giai đoạn 2008 - 2013, đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR. Nghiên cứu cũng sử dụng các yếu tố phản ánh đặc điểm hoạt động của ngân hàng như tỷ lệ chi phí hoạt động/thu nhập, tỷ suất lợi nhuận

ròng, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ dư nợ co vay/tổng tiền gửi và ROA, ROE là các biến độc lập trong mô hình. Kết quả cho thấy tỷ lệ chi phí hoạt động có ảnh hưởng tiêu cực đến CAR. Những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động là nợ xấu, và tỷ lệ dư nợ vay/tổng tiền gửi đều có ảnh hưởng đến CAR, trong đó nợ xấu có tương quan dương, còn tỷ lệ cho vay/tổng tiền gửi có tương quan âm. Khả năng sinh lời của ngân hàng phản ánh qua ROA, ROE có ảnh hưởng đáng kể đến CAR. Trong khi ROA có tương quan dương với CAR thì ROE có tương quan âm với hệ số an toàn vốn. Kết quả này cho thấy để duy trì hệ số an toàn vốn hợp lý, NHTM cần chú ý đến hoạt động của mình, cân đối giữa thu nhập và chi phí trong quá trình hoạt động.

8. Rafet Aktas và cộng sự (2015) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR của 71 ngân hàng ở 10 nước khác nhau thuộc khu vực Đông Nam Châu Âu trong giai đoạn 2007 - 2012. Nghiên cứu thực hiện hồi quy phương trình bằng phương pháp OLS, FEM, REM, FGLS và thực hiện các kiểm định để lựa chọn phương trình phù hợp nhất. Bên cạnh các yếu tố độc lập thuộc về ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, hệ số đòn bẩy, chỉ tiêu thanh khoản, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, rủi ro ngân hàng, nghiên cứu còn đưa thêm các yếu tố thuộc về vĩ mô bao gồm tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất thực, biến động thị trường chứng khoán và quản trị thế giới. Sau khi thực hiện hồi quy và các kiểm định mô hình, nghiên cứu cho thấy các yếu tố thuộc về đặc điểm ngân hàng như quy mô, khả năng sinh lời, đòn bẩy, thanh khoản, rủi ro có ảnh hưởng đến CAR. Các yếu tố thuộc về vĩ mô gồm tốc độ tăng trưởng và chỉ số quản trị thế giới có ảnh hưởng ngược chiều đến CAR, yếu tố bảo hiểm tiền gửi, biến động thì trường chứng khoản có tương quan thuận chiều đến CAR. Mô hình nghiên cứu đã đưa vào khá nhiều yếu tố từ đặc trưng của ngân hàng đến những biến số phản ánh các yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng đến CAR. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa đề cập đến yếu tố về quản trị công ty trong mô hình khi nghiên cứu về cấu trúc vốn.

9. Ali Shingjergji và Marsida Hyeni (2015) đã thực hiện nghiên cứu “Các yếu tố tác động tới chỉ số an toàn vốn tối thiểu trong hệ thống ngân hàng tại Albania giai đoạn 2007 - 2014”. Nhóm tác giả đã nghiên cứu bằng mô hình hồi quy qua phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường để kiểm tra mối quan hệ các biến phụ thuộc CAR và biến độc lập gồm ROE, ROA, nợ xấu (NPL), dư nợ trên tổng tài sản (LTD), logarit tự nhiên của tổng tài sản (Ln_TA). Bộ dữ liệu sử dụng trong

nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 31 NHTM tại Albania. Kết quả nghiên cứu các chỉ tiêu phản ánh chất lượng tín dụng, khả năng thanh khoản và hệ số vốn chủ sở hữu có tác động nghịch chiều đến CAR. Các ngân hàng có quy mô càng lớn thì hệ số an toàn vốn càng cao. Khả năng sinh lời ROA, ROE không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu.

10. Osama A. Elanasary và Hassan M. Hafez (2015) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại Ai Cập. Số liệu để phục vụ nghiên cứu được thu thập từ báo cáo tài chính của 33 NHTM Ai Cập trong giai đoạn 2004 - 2013. Mô hình nghiên cứu được xây dựng với biến phụ thuộc là CAR và các biến độc lập là tỷ lệ tài sản sinh lời/tổng tài sản, tỷ lệ chứng khoán/tổng tài sản, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng/tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro/dư nợ cho vay, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tiền gửi, ROA, ROE, tỷ lệ thu nhập lãi thuần và logarit tổng tài sản. Sau khi thực hiện hồi quy đa biến, các biến có ý nghĩa thống kê gồm quy mô ngân hàng, ROA, tỷ lệ nợ vay/tổng tiền gửi, tỷ lệ dự phòng rủi ro/tổng dư nợ cho vay, tỷ lệ chứng khoán/tổng tài sản. Trong đó, quy mô tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro, dư nợ/ tổng ts có quan hệ nghịch chiều với CAR. Nghiên cứu của nhóm tác giả cũng mới chỉ tập trung vào các đặc điểm của ngân hàng chưa tính đến các biến số vĩ mô.

11. Yonas Mekonnen (2015) đã nghiên cứu về những yếu tố tác động tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng thương mại tại Ethiopia. Tác giả đã nghiên cứu 8 ngân hàng trong thời gian 2004 - 2013 vơi mẫu quan sát cho mỗi biến là 80, mục tiêu chính của nghiên cứu này là khảo sát thực nghiệp các yếu tố quyết định CAR trong các ngân hàng thương mại Ethiopia. Mô hình này đã phân tích các biến tác động đến CAR như sau: quy mô ngân hàng (SIZE), tỷ lệ tiền gửi (DEP), cho vay tổng tài sản (LNTA), lợi nhuận trên vốn (LIQ), ROE, ROA, lãi suất ròng (NIM), đòn bẩy (LEV) và biến phụ thuôc là CAR.

12. Masood.U (2016) phân tích các nhân tố nội tại ngân hàng tác động đến tỷ

lệ an toàn vốn. Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 14 ngân hàng thương mại tại Pakistan được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi và mẫu dữ liệu được thu thập trong vòng 7 năm từ 2008 – 2014. Tác động của tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ cho vay trên tài sản, dự phòng rủi ro tín dụng, nợ xấu (NPL), tỷ lệ huy động, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài

sản và mức độ sở hữu tập trung trên 10%, 25% và 50% được hồi quy theo mô hình dữ liệu bảng với ảnh hướng ngẫu nhiên (REM) và ảnh hướng cố định (FEM). Tuy nhiên, kiểm định Hausman đề xuất rằng mô hình hồi quy với ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM) phù hợp hơn trong nghiên cứu này. Kết quả mô hình hồi quy cho thấy tỷ lệ cho vay trên tài sản và mức độ sở hữu tập trung trên 50% có tác động ngược chiều với mức độ rất đáng kể trong khi các biến tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ huy động và dự phòng rủi ro tín dụng có tác động dương và rất đáng kể đối với tỷ lệ an toàn vốn CAR. Các biến quy mô, ROA, ROE và nợ xấu không có tác động đến tỷ lệ an toàn vốn trong mẫu nghiên cứu.

13. Odunayo và Joseph (2016) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn tại các ngân hàng tại Nigeria trong giai đoạn 2005 – 2014. Các biến giải thích gồm 2 nhóm: nhóm các nhân tố nội tại của ngân hàng gồm tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), rủi ro tín dụng, cấu trúc thanh khoản, cấu trúc tiền gửi và quy mô ngân hàng và nhóm các nhân tố vĩ mô gồm tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Kết quả hồi quy đa nhân tố bằng mô hình dữ liệu bảng với ảnh hưởng cố định (Fixed effect model) cho thấy đối với các nhân tố nội tại ngân hàng, tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) có tác động cùng chiều trong khi rủi ro tín dụng, cấu trúc thanh khoản và cấu trúc tiền gửi có tác động ngược chiều với an toàn vốn, hai biến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và quy

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)