Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

2.1.4.1 Các yếu tố vĩ mô

Là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng thương mại chịu sự tác động rất lớn của môi trường kinh tế. Tăng trưởng kinh tế là một biến số quan trọng để giải thích CAR và nó được thể hiện bằng tốc độ tăng trưởng GDP. (Mili và cộng sự, 2014) nhận định rằng nếu tăng trưởng kinh tế của một quốc gia là tích cực, sự ổn định về của nền kinh tế sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế hoạt động hiệu quả, có nhu cầu vay vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này làm cho quy mô hoạt động tín dụng của ngân hàng được mở rộng và chất lượng tín dụng được đảm bảo do năng lực tài chính của các khách hàng vay lành mạnh, ngân hàng có thể ít rủi ro hơn, dẫn đến việc các ngân hàng giảm quy định về vốn và đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực khác. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng này có dấu hiệu suy giảm sẽ làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp khó khăn như nhu cầu vay vốn giảm, nợ quá hạn gia tăng do khách hàng không trả được, rủi ro của ngân hàng cao hơn, do đó ngân hàng cần giữ tỷ lệ vốn cao để phòng ngừa tổn thất trong tương lai. Tương tự, các nghiên cứu của (Ruckes, 2004) và (Aktas và cộng sự, 2015) cho thấy mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và CAR là âm. Trong thời kỳ suy thoái, tốc độ tăng trưởng GDP giảm, các ngân hàng phải duy trì lượng vốn lớn để xử lý lỗ có thể đồng thời thu hẹp số lượng và lĩnh vực đầu tư, do đó CAR có xu hướng tăng trong giai đoạn này.

b. Tỷ lệ lạm phát (CPI)

Lạm phát thể hiện sự gia tăng trong tổng giá của hàng hóa và dịch vụ dẫn đến sự suy giảm sức mua của đồng tiền. Khi lạm phát cao và bất ngờ, có thể gây ra những tổn thất đối với nền kinh tế.

Tỷ lệ lạm phát được xác định dựa trên chỉ số giá tiêu dùng chung (CPI). Điều này cho thấy, khi tỷ lệ lạm phát gia tăng, chi phí vay mượn sẽ trở nên đắt hơn và làm xấu đi chất lượng của danh mục cho vay và đe doạ khả năng an toàn vốn của ngân hàng. Do đó, ổn định nền kinh tế vĩ mô là điều cần thiết để duy trì sự ổn định thị trường tài chính và không làm xói mòn vốn của ngân hàng. Khi tỷ lệ lạm phát ở mức thấp, sự xáo trộn của thị trường tín dụng có thể là "không ràng buộc", do đó lạm phát không làm biến dạng luồng thông tin hoặc can thiệp vào việc phân bổ nguồn lực và tăng trưởng theo Azariadas & Smith (1996) và Choi et al. (1996).

Như vậy, tỷ lệ lạm phát tăng can thiệp vào khả năng của "ngành tài chính để phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả". Mối quan hệ giữa lạm phát và sự phát triển ngành ngân hàng, đặc biệt là an toàn vốn của ngân hàng là tiêu cực theo Boyd et al., (2001). Trong khi các nghiên cứu của Schaeck and Čihák (2007), Ogere et al. (2013), Aktas, et Al., (2015) và Ben Moussa (2018) tìm thấy sự tác động cùng chiều giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng.

c. Lãi suất

Mức lãi suất cho vay cao hơn có thể ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn. Lãi suất cho vay cao dẫn tới tỷ lệ khách hàng phá sản cao hơn và rủi ro hoạt động cho vay cao làm tăng rủi ro cho ngân hàng. Điều này có thể tác động tiêu cực đến an toàn vốn của ngân hàng, do nhiều người vay không có khả năng thanh toán các khoản nợ. Chính vì vậy, khi xem xét tác động của lãi suất tới CAR, các nghiên cứu thường quan tâm tới chỉ tiêu lãi suất cho vay. Nghiên cứu của theo Bahihuga (2007), Williams (2011), Mili et al. (2014) xem xét tác động của lãi suất cho vay tới CAR của các ngân hàng thông qua chỉ tiêu lãi suất cho vay bình quân. Kết quả cho thấy mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lãi suất cho vay bình quân và CAR.

d. Tỷ giá hối đoái.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đến an toàn vốn của ngân hàng là tỷ giá hối đoái. Nghiên cứu của (Williams, 1998) chỉ ra rằng có một mối tương quan nghịch giữa tỷ giá hối đoái và tỷ lệ an toàn vốn. Việc tăng tỷ giá sẽ khiến nhà đầu tư nước ngoài hạn chế đầu tư trực tiếp dẫn đến giảm tỷ lệ an toàn vốn. Ngược lại, kết quả nghiên cứu của Shaddady and Moore (2015) chỉ ra rằng tỷ giá hối đoái có tác động cùng chiều với tỷ lệ an toàn vốn. Tác giả lập luận rằng, khi tỷ giá hối đoái tăng, các ngân hàng sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và bù đắp được các khoản lỗ về an toàn vốn. Nghiên cứu của tác giả thực hiện đối với các quốc gia nhóm GCC, do đó khi tỷ giá hối đoái tăng các ngân hàng này nhận được nhiều khoản đầu tư nước ngoài giúp ngân hàng gia tăng lợi nhuận dẫn đến tỷ lệ an toàn vốn tăng.

2.1.4.2 Nhóm yếu tố vi mô

Khác với nhóm yếu tố khách quan, nhóm yếu tố chủ quan chính là các yếu tố bên trong nội bộ của các ngân hàng thương mại như khả năng huy động vốn, tình hình cho vay, chất lượng tín dụng… Trong một thị trường, các ngân hàng đều chịu

những tác động khách quan như nhau thì chính những yếu tố bên trong sẽ là yếu tố quyết định đến CAR của các ngân hàng thương mại.

a. Khả năng sinh lời

Theo lý thuyết trật tự phân hạng, NHTM sẽ ưu tiên sử dụng nguồn lợi nhuận giữ lại cho các hoạt động kinh doanh. Do đó, nếu NHTM hoạt động tốt, tạo ra nhiều lợi nhuận thì sẽ có khả năng mở rộng hoạt động cho vay hơn, ít phụ thuộc vào nguồn vốn huy động hơn và chi phí sử dụng lợi nhuận giữ lại cũng thấp hơn so với việc huy động vốn từ các chủ thể bên ngoài. Như vậy, nếu căn cứ vào lý thuyết trật tự phân hạng, khả năng sinh lời sẽ có tác động thuận chiều đến hệ số CAR. Song song đó có nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã xác định cụ thể sự tác động của khả năng sinh lời đến hệ số an toàn vốn chỉ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

ROA là yếu tố phản ánh khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của NHTM. ROA có tác động đáng kể và tích cực đến vốn, cho thấy các ngân hàng có lợi nhuận có thể dễ dàng cải thiện vốn của họ thông qua thu nhập được giữ lại theo Rime (2001). Tuy nhiên, ROA cũng có thể có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR của các NHTM. Các NHTM có khả năng sinh lời tốt, hoạt động hiệu quả, mức độ rủi ro thấp. Chính vì vậy, các NHTM có ROA cao thường có “đệm” vốn thấp hơn hay CAR thấp hơn theo nghiên cứu của Almazari (2013); Dreca (2014).

ROE là chỉ số quan trọng nhất đối với nhà đầu tư cho khả năng sinh lợi và tiềm năng tăng trưởng của một ngân hàng. Đây là tỷ suất lợi nhuận cho cổ đông hoặc tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trên mỗi đồng vốn cổ phần đã đầu tư vào ngân hàng Casu et al., (2015). Mối quan hệ giữa vốn chủ sở hữu và lợi nhuận là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi. Quan điểm truyền thống cho rằng CAR có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROE. CAR cao hơn có xu hướng làm giảm rủi ro vốn chủ sở hữu và do đó làm giảm ROE theo yêu cầu của nhà đầu tư. CAR cao hơn có thể làm giảm thu nhập sau thuế do giảm lá chắn thế được khấu trừ từ các khoản thanh toán lãi từ đó làm giảm ROE theo Berger et al (1995).

b. Hoạt động cho vay

Tỷ trọng cho vay trong tổng tài sản (LAR) được sử dụng để đo lường tác động của quy mô các khoản cho vay trong danh mục đầu tư tài sản, phản ánh mức độ đa dạng hoá của các tài sản và cơ hội đầu tư của ngân hàng. LAR cũng được sử

dụng như một chỉ số rủi ro của ngân hàng. Khi LAR tăng nghĩa là mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay tăng lên, vì vậy ngân hàng cần tăng vốn để đảm bảo an toàn cho người gửi tiền theo Shrieves & Dahl (1992), Büyüksalvarci & Abdioğlu (2011).

Có thể, tồn tại mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa CAR và LAR nếu mức độ rủi ro của các khoản cho vay được các nhà quản lý ngân hàng ước tính cao hơn so với các tiêu chuẩn quy định. Nghĩa là, khi LAR tăng, mức độ rủi ro của tài sản tăng, các nhà quản lý tăng vốn ngân hàng cao hơn mức cần thiết theo tiêu chuẩn quy định, điều đó làm CAR của ngân hàng tăng.

Cấu trúc tài sản cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR của NHTM. NHTM là trung gian tài chính nên phần lớn tài sản của NHTM là các khoản cho vay. Đặc điểm của các khoản vay là luôn tiềm ẩn rủi ro tín dụng cũng như chịu sự ảnh hưởng lớn từ rủi ro thị trường nên nó có tác động không nhỏ đến hệ số CAR. Mẫu số của CAR là tài sản có điều chỉnh rủi ro, phần lớn chính là các khoản cho vay của NHTM. Do đó, khi quy mô cho vay của ngân hàng càng lớn nhưng nguồn vốn không đủ đảm bảo thì tỷ lệ cho vay càng cao càng làm giảm hệ số CAR như trong nghiên cứu của Nadja Dreca (2014). Tuy nhiên, nghiên cứu của Leila Bateni và cộng sự (2014); Osama A. Elanasary và Hassan M. Hafez (2015) lại cho thấy có mối quan hệ thuận chiều giữa tỷ lệ cho vay và CAR. Điều này cho thấy nếu các NHTM có tỷ lệ cho vay cao nhưng là những khoản cho vay an toàn, mang lại nguồn lợi nhuận lớn, giúp ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu thì tỷ lệ cho vay cao có ảnh hưởng tích cực đến hệ số CAR.

c. Chất lượng tín dụng

Tín dụng là một trong những hoạt động quan trọng của các NHTM, chủ yếu đem lại thu nhập từ lãi cho vay cho các ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay cũng lại là hoạt động có mức độ rủi ro cao. Hoạt động cho vay có thể đem lại những tổn thất cho ngân hàng do các khoản nợ xấu. Tác động của khoản cho vay tới an toàn vốn của các ngân hàng có thể được xem xét thông qua chỉ tiêu nợ xấu (Hassan and Bashir, 2003) (Mohammed T. Abusharba, 2013) và chỉ số dự phòng rủi ro tín dụng (Buyuksalvarci &Adioglu, 2011)

Nợ xấu (NPL) là các khoản cho vay mà người vay không thực hiện thanh toán theo hợp đồng trong một thời gian xác định trước. Các khoản cho vay được

phân loại là nợ xấu không nhất thiết dẫn đến thua lỗ của ngân hàng, nếu có đủ tài sản thế chấp, các khoản lỗ có thể không xảy ra. Ngược lại, các khoản vay có thể bị mất ngay cả khi chúng không được phân loại là nợ xấu. Theo nghiên cứu của Ali Shingjergji và Marsida Hyeni (2015) nợ xấu cho thấy chất lượng của các khoản cho vay của ngân hàng. Nợ xấu càng cao thì chất lượng của các khoản cho vay càng thấp và làm giảm khả năng an toàn vốn của các NHTM và ngược lại.

Dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của TCTD không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro tín dụng được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của TCTD. Dự phòng rủi ro tín dụng bao gồm: Dự phòng chung và dự phòng cụ thể. Trong đó, dự phòng cụ thể được xác định dựa trên các nhóm nợ cụ thể theo các mức độ rủi ro của của từng nhóm nợ. Dự phòng chung là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng nợ suy giảm. Thoa &Anh (2017) cho biết dự phòng rủi ro tín dụng trong ngân hàng có thể được tính bằng cách tính tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng khoản vay. Nghiên cứu tiết lộ rằng dự phòng rủi ro tín dụng có tác động tiêu cực đáng kể đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi nghiên cứu được thực hiện bởi Buyuksalvarci &Adioglu (2011) chỉ ra rằng dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động tích cực đến CAR. Mức LLR của một ngân hàng càng cao cho thấy dự trữ tổn thất tín dụng cũng cao. Tỷ lệ CAR cũng được yêu cầu để đáp ứng tổn thất mà các ngân hàng phải đối mặt từ rủi ro tín dụng.

d. Thu nhập lãi biên

Thu nhập lãi biên (NIM) là một trong những chỉ số có thể được sử dụng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thu nhập lãi biên là tỷ lệ giữa thu nhập lãi ròng trên tài sản sinh lãi bình quân (Büyükşalvarci and Abdioğlu, 2011), phản ánh sự khác biệt giữa lợi ích thu được từ lãi trên tài sản trừ chi phí lãi vay trên mỗi đồng tài sản. NIM cao phản ánh chênh lệch lãi cho vay và lãi tiền gửi cao và ngược lại. NIM giảm phản ánh sự cạnh tranh gia tăng trong thị trường tiền gửi và cho vay theo Casu et al., (2015). Theo Angbazo (1997), NIM phù hợp sẽ tạo ra đủ thu nhập để tăng vốn với sự gia tăng rủi ro.

Bên cạnh đó, NIM có ảnh hưởng tích cực đến vốn ngân hàng do doanh thu cao cho phép ngân hàng huy động vốn bổ sung thông qua thu nhập giữ lại và đã đem lại một tín hiệu tích cực cho giá trị của công ty (Rafet, 2015). Tuy nhiên, NIM cũng có thể có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR. Bởi, có thu nhập cao có thể làm giảm xác suất thất bại của ngân hàng. Chính vì vậy, khi có thu nhập, rủi ro thất bại thường thấp nhà quản lý ngân hàng giảm bớt CAR như Do et al. (2019); Mekonnen (2015).

e. Khả năng thanh khoản (LIQ)

Tính thanh khoản cho biết khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn và các khoản rút tiền không thường xuyên (Sundararajan and Errico, 2002). Đảm bảo khả năng thanh khoản luôn là yêu cầu quan trọng với các ngân hàng. Khả năng thanh khoản phản ánh sự an toàn trong hoạt động ngân hàng.

Trên bảng cân đối kế toán ngân hàng, các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu là những tài sản được xem như có tính thanh khoản cao vì dễ dàng chuyển đổi thành tiền. Ngân hàng có thanh khoản cao thì rủi ro thanh khoản sẽ giảm và vốn cũng sẽ tăng (Abusharba et al., 2013). Thoa & Anh (2017) cho biết thanh khoản có ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn. (Jaber & Al- khawaldeh, 2014) đã thực hiện một nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ Ả Rập Xê Út trong giai đoạn 2007-2011 về các yếu tố quyết định mức độ an toàn vốn của các ngân hàng. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và lợi nhuận tài sản có ảnh hưởng tích cực đến mức độ đủ vốn. Nghiên cứu được thực hiện bởi Abusharbeh et al. (2013) tuyên bố rằng tính thanh khoản ảnh hưởng tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn vì các ngân hàng có đủ vốn để tối đa hóa việc rút tiền của khách hàng và bảo vệ vốn của ngân hàng khỏi những tổn thất có thể xảy ra.

f. Quy mô ngân hàng (SIZE)

Quy mô của ngân hàng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn. Các ngân hàng lớn hơn có xu hướng có danh mục đầu tư đa dạng, phân tán và ít rủi ro hơn, do đó, dự trữ vốn của họ cũng nhỏ hơn. Ngoài ra, ngân hàng có quy mô lớn thường đầu tư hệ thống quản trị rủi ro hiện đại, năng lực kiểm soát rủi ro cũng tốt hơn (Wong et al., 2008). Do đó, các ngân hàng có quy mô lớn thường có tỷ lệ an toàn vốn thấp hơn. Rất nhiều nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng có tương quan ngược chiều với tỷ lệ an toàn vốn, quy mô ngân hàng càng lớn thì tỷ lệ

an toàn vốn có xu hướng giảm, Bateni et al. (2014); Asama-Ansary và Hafez

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)