Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường gây tác động lớn tới kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và lĩnh vực hoạt động ngân hàng thương mại nói riêng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành nhiều văn bản cho phép các ngân hàng thương mại (NHTM) cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ, tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng. Việc tác động của đại dịch Covid-19 đến kết quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và chỉ số CAR nói riêng. Ngay từ
đầu năm 2020, thế giới trong đó có Việt Nam đã chứng kiến những biến động lớn chưa từng có trong nhiều thập kỷ do tác động của đại dịch Covid-19. Nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề do sản xuất, kinh doanh bị đình trệ. Các doanh nghiệp đối mặt với vấn đề suy giảm các hoạt động và giảm dòng tiền, nhất là trong các lĩnh vực, như: du lịch, giải trí, ô tô, bán lẻ... Những vấn đề về thanh khoản của hộ gia đình và doanh nghiệp, cùng với sự bất ổn ngày càng tăng cao đã tác động đến hoạt động hoạt động ngân hàng. Vì vậy, luận án đưa ra biến đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến hệ số Car như thế nào.
Giả thuyết H16: Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến hệ số CAR.
2.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Căn cứ vào các nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả xây dựng mô hình bao gồm 16 yếu tố tác động đến CAR. Mô hình nghiên cứu được thể hiện ở hình 2.1 bên dưới.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu được đề xuất của tác giả
Căn cứ mô hình nghiên cứu, tác giả ghi lại dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính đa biến như sau:
CARit = α + β1ROAit + β2DEPit + β3LIQit + β4LOAit + β5LLRit +β6NPLit + β7LEVit + β8SIZEit + β9BoardSit + β10IndepBit + β11 FemaleBit + β12 ForeignBit + β13 EduBit + β14CPIt + β15GDPt + β16Dummy + εit
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Chương 2, tác giả đã trình bày chủ yếu đến các vấn đề trọng tâm như: khái niệm hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR), các yếu tố tác động đến CAR. Ngoài ra, tác giả tham khảo các nghiên cứu trong nước và nước ngoài liên quan đến hệ số an toàn vốn tối thiểu. Qua đó, tác giả tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu với 16 biến độc lập ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) cho các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Sau đây, tác giả tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu ở chương 3.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Hình 3.1:Quy trình thực hiện nghiên cứu
Luận án thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu và đánh giá thực trạng an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua phần mềm Excel, Stata 13. Luận án đã thực hiện phân tích thống kê mô tả thông qua các phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối các biến trong mô hình nghiên cứu nhằm thấy được sự thay đổi của các biến số trong giai đoạn nghiên cứu cũng như phần nào thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố với hệ số CAR
Luận án sử dụng quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước:
Bước 1: Tác giả xác định nội dung khái niệm dựa vào lý thuyết an toàn vốn Nghiên cứu chính thức: sử dụng
bảng dữ liệu thứ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả
thuyết nghiên cứu
Tổng hợp kết quả đo lường và phân tích kết quả
Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trong nước và ngoài nước
Xây dựng mô hình và các giả thuyết
Nghiên cứu sơ bộ thông qua dữ liệu thứ cấp từ 28 ngân hàng thương mại
Thiết kế bảng thu thập dữ liệu thông qua thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
ngân hàng thương mại cổ phần
Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách
Trong bước 1 này, tác giả tiến hành 3 nội dung chính như sau: (1) tổng quan lý thuyết để nghiên cứu các khái niệm liên quan như: hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM. Các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của NHTM; (2) Xác định quan hệ giữa các khái niệm của mô hình nghiên cứu; (3) Xây dựng giả thuyết ban đầu cho các khái niệm nghiên cứu.
Bước 2: Tác giả tiếp tục xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu dự vào bước 1. Trong bước này có 2 nhiệm vụ cụ thể như sau: (1) Điều chỉnh và bổ sung các khái niệm đã có trong các nghiên cứu liên quan; (2) Xây dựng tập các biến của mô hình từ các khái niệm mới được đưa vào mô hình.
Bước 3: Nghiên cứu sơ bộ thông qua dữ liệu thứ cấp từ 28 ngân hàng thương mại. Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vốn và an toàn vốn, các yếu tố tác động tới an toàn vốn. Trên cơ sở từng vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng.
Bước 4: Thiết kế bảng thu thập dữ liệu thông qua thu thập dữ liệu thứ cấp từ các ngân hàng thương mại cổ phần.
Bước 5: Tổng hợp dữ liệu thu thập từ 28 NHTM và tiếp tục thu thập dữ liệu (nếu cần). Tác giả thực hiện nghiên cứu dữ liệu chính thức tại 28 ngân hàng thương mại. Với mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020. Đối với dữ liệu vĩ mô, đề tài thu thập từ Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới. Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn thông tin đáng tin cậy nhằm đảm bảo kết quả nghiên cứu khách quan, khoa học.
Bước 6: Nghiên cứu chính thức: sử dụng bảng dữ liệu thứ cấp để kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu.
Bước 7: Tổng hợp kết quả đo lường và phân tích kết quả.
Bước 8: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách. Căn cứ vào kết quả kiểm định mô hình, tác giả đề xuất hàm ý chính sách.
Tóm lại, trong luận án tác giả nghiên cứu và tổng hợp các cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, từ đó xây dựng mô hình nghiên cứu. Sau khi có mô hình nghiên cứu, tác giả tiến hành sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng trong thu thập, thống kê mô tả số liệu, kiểm định mô hình, ước lượng các biến số và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế
tới an toàn vốn của các NHTM Việt Nam, trong đó có yếu tố mới đại dịch Covid- 19. Cuối cùng, tác giả đưa ra kết luận và đề xuất hàm ý chính sách góp phần cải thiện hệ số án toàn vốn tối thiểu của các NHTM.
Nội dung chi tiết của quy trình nghiên cứu bao gồm hai phương pháp nghiên cứu. Đó là, nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng sử dụng trong luận án được trình bày trong phần tiếp sau đây.
3.2 Nghiên cứu định tính
Từ quy trình nghiên cứu đã được xây dựng, luận án triển khai nghiên cứu định tính. Tác giả phân tích, tổng hợp các tài liệu liên quan đến vốn và an toàn vốn, các yếu tố tác động tới an toàn vốn. Trên cơ sở từng vấn đề nghiên cứu phát hiện ra những xu hướng, những quan điểm nghiên cứu của các tác giả khác nhau về vấn đề nghiên cứu từ đó xây dựng cơ sở lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, phương pháp so sánh: Luận án sử dụng các dữ liệu thứ cấp tiến hành lập các bảng biểu, đồ thị để so sánh, phân tích, đánh giá các yếu tố vi mô và tố vĩ mô tác động tới hệ số an toàn vốn của các NHTM. Từ các lý thuyết và bài nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả tiến hành điều chỉnh, bổ sung để có được “các biến tác động đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)”.
Qua quá trình tổng hợp tài liệu tham khảo, nghiên cứu tại bàn để tìm ra khái niệm liên quan đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Các biến đo lường hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) và các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR) của ngân hàng thương mại. Tác giả tiến hành kiểm tra, sàng lọc các biến trong mô hình đánh giá đối với hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR). Nghiên cứu định tính được tiến hành nhằm kiểm tra độ phù hợp của mô hình lý thuyết, đồng thời giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các yếu tố dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu nhằm đảm bảo mô hình xây dựng phù hợp với lý thuyết nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được dựa trên lý thuyết đã nêu ở chương 2 làm nền tảng cơ sở cho nghiên cứu định tính. Phương pháp này được sử dụng với mục đích điều chỉnh các yếu tố. Nghiên cứu định tính được sử dụng trong giai đoạn dữ liệu được thu thập ở dạng định tính thông qua các kỹ thuật thảo luận và diễn dịch theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (2007). Kết quả nghiên cứu định tính như sau:
Bảng 3.1: Bảng thể hiện kết quả các nghiên cứu trong và ngoài nước Các yếu tố Nghiên cứu nước ngoài Nghiên cứu trong nước Ghi chú
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
1. Abusharba, Triyuwono, Ismail & Rahman
2. Rafet Aktas và cộng sự 3. Nadja Dreca 4. Leila Bateni, và cộng sự 5. Nuviyanti, Achmad Herlanto Anggono 6. Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez 1.Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny 2.Phạm Hữu Hồng Thái 3.Hoàng Thị Thu Hường 4.Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Tỷ lệ huy động vốn
1. Ijaz Hussain Bokhari và cộng sự
2. Nadja Dreca 3. Bahiru Workneh
1. Võ Hồng Đức và cộng sự 2. Phạm Hữu Hồng Thái 3. Hoàng Thị Thu Hường 4. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Tỷ lệ cho vay 1. Nadja Dreca 2.Leila Bateni, và cộng sự 3.Osama A. Elanasary và Hassan M. Hafez 1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh 2. Võ Hồng Đức và cộng sự 3. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny 4. Phạm Hữu Hồng Thái 5. Hoàng Thị Thu Hường 6. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Tỷ lệ dự phòng rủi ro 1. Bahiru Workneh 2. Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez 1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh 2. Võ Hồng Đức và cộng sự 3. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny 4. Phạm Hữu Hồng Thái 5. Hoàng Thị Thu Hường Tỷ lệ nợ xấu 1. Ali Shingjergji và Marsida Hyseni 2. Nuviyanti, Achmad Herlanto Anggono 1. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny
Hệ số đòn bẩy 1. Rafet Aktas và cộng sự 2. Nadja Dreca
1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh
2. Võ Hồng Đức và cộng sự 3. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny
4. Phạm Hữu Hồng Thái 5. Hoàng Thị Thu Hường 6. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Quy mô ngân hàng 1. Rafet Aktas và cộng sự 2. Nadja Dreca 3. Ali Shingjergji và Marsida Hyseni 4. Bahiru Workneh 5.Leila Bateni và cộng sự 6. Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez 1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh 2. Võ Hồng Đức và cộng sự 3. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny 4. Phạm Hữu Hồng Thái 5. Hoàng Thị Thu Hường 6. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Hệ số thanh khoản 1. Abusharba và cộng sự 2. Rafet Aktas và cộng sự 3. Bahiru Workneh 1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh 2. Võ Hồng Đức và cộng sự Phạm Hữu Hồng Thái 3. Hoàng Thị Thu Hường 4. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi
Rủi ro 1. Rafet Aktas và cộng sự 2. Rubi Ahmad và cộng sự
Hệ số thu nhập
lãi cận biên 1. Rafet Aktas và cộng sự
1. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh 2. Phạm Phát Tiến và
Nguyễn Thị Kiều Ny 3. Phạm Hữu Hồng Thái
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu
1. Ijaz Hussain Bokhari, và cộng sự 2. Nadja Dreca 3. Leila Bateni, và cộng sự 4. Osama A. El-Ansary, Hassan M. Hafez 5. Nuviyanti, Achmad Herlanto Anggono 1. Võ Hồng Đức và cộng sự 2. Trương Thị Hoài Linh (2016)
3. Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017)
Chỉ số giá tiêu
dùng 1. Rafet Aktas và cộng sự Tốc độ tăng
trưởng kinh tế 1. Rafet Aktas và cộng sự
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Trong bài nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng để đưa ra các tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến CAR của
ngân hàng thương mại. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 16 yếu tố ảnh hưởng đến CAR của các ngân hàng thương mại. Đề tài thu thập, tổng hợp, phân tích các số liệu và đánh giá hệ số an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam thông qua phần mềm Excel, Stata 13. Đề tài thực hiện phân tích thống kê mô tả thông qua các phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối các biến trong mô hình nghiên cứu nhằm thấy được sự thay đổi của các biến số trong giai đoạn nghiên cứu cũng như phần nào thấy được mối quan hệ giữa các yếu tố với hệ số CAR.
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp các yếu tốảnh hưởng đến CAR
Các yếu tố Các giả thuyết Nguồn
1. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Giả thuyết H1: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và hệ số an toàn vốn tối thiểu có quan hệ nghịch chiều
Leila Bateni và cộng sự (2014), Yonas Mekonnen (2015)
2. Biến tỷ lệ tiền gửi (DEP)
Giả thuyết H2: Tỷ lệ tiền gửi có quan hệ thuận chiều đến hệ số an toàn vốn của NHTM
Asakaya và Ozcan (2007), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Kim Chi (2015)
3. Biến khả năng thanh khoản (LIQ)
Giả thuyết H3: Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản có quan hệ nghịch chiều với hệ số an toàn vốn CAR
Ahmet và Hasan (2011)
4. Biến tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA)
Giả thuyết H4: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động tiêu cực đến hệ số CAR
Ahmet và Hasan (2011) tại Thổ Nhĩ Kỳ, Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Thị Ngọc Anh (2015)
5. Biến tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Giả thuyết H5: Mối quan hệ giữa an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tương quan thuận chiều
Blose (2001), Gongphil Choi (2000)
6. Biến tỷ lệ nợ xấu (NPL)
Giả thuyết H6: mối tương quan giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng là mối tương quan âm
Allen và cộng sự (2013)
7. Biến hệ số đòn bẩy (LEV)
Giả thuyết H7: Quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và hệ số đòn bẩy tài chính là mối quan hệ nghịch chiều
Ahmet và Hasan (2011) 8. Biến quy mô ngân
hàng (SIZE)
Giả thuyết H8: Quy mô ngân hàng và hệ số CAR có tương quan nghịch chiều
Jim Wong và cộng sự (2005), Gropp và Heider (2007)
9. Biến quy mô hội đồng quản trị (BoardS)
Giả thuyết H9: Quy mô hội đồng quản trị và hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều
Pathan (2009) và Chan và cộng sự (2016) 10. Biến tỷ lệ thành viên độc lập trong HĐQT (IndepB) Giả thuyết H10: Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT và hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều Chan và cộng sự (2016) 11. Biến tỷ lệ thành viên nữ trong HĐQT (FemaleB) Giả thuyết H11: Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ có mối quan hệ thuận chiều với hệ số CAR
Carter và cộng sự (2003), Erhart và cộng sự (2003). Ruhul Salima và cộng sự (2016)
12. Biến tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT
(ForeignB)
Giả thuyết H12: Hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều với tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT
Dong và cộng sự (2017); Phạm Hoàng Ân (2019)
13. Biến trình độ học vấn của các thành viên HĐQT (EduB)
Giả thuyết H13: Hệ số CAR có tương quan thuận chiều với tỷ lệ thành viên có trình độ