Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 133)

Hệ số an toàn vốn là cơ sở dùng để đo lường mức độ an toàn vốn của ngân hàng, tỷ lệ an toàn vốn phản ánh mức độ lành mạnh, sức khỏe của một ngân hàng để đảm bảo rằng các ngân hàng có thể chịu đựng được mức thua lỗ từ các khoản lỗ hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn cho thấy sức mạnh nội tại của ngân hàng chịu đựng các khoản lỗ trong thời kỳ khủng hoảng. Bên cạnh đó, tỷ lệ an toàn vốn càng cao thì sức mạnh nội tại của ngân hàng sẽ càng lớn, đảm bảo hoạt động của ngân hàng diễn ra thông suốt, qua đó bảo vệ lợi ích cho các cổ đông, nhà đầu tư và người gửi tiền. Quy định về tính vốn của Ủy ban Basel là chuẩn mực quốc tế trong việc tính toán tỷ lệ an toàn vốn của ngân hàng. Ủy ban Basel khuyến nghị các ngân hàng cần duy trì tỷ lệ an toàn vốn ở mức tối thiểu để kiểm soát sự ổn định và hiệu quả hoạt động của hệ thống tài chính.

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, kết quả phân tích kết quả hồi quy theo mô hình SGMM được đưa ra thảo luận cùng với hồi quy FEM, REM và OLS. Trong đó, mô hình SGMM được sử dụng để xử lý hiện tượng nội sinh, phương sai thay đổi và tự tương quan. Thông qua các phép kiểm định biến công cụ, hiện tượng tự tương quan bậc 2 trong bảng dữ liệu được xem là các kiểm định cần thiết để kết quả với chạy mô hình SGMM được công nhận. Các hệ số của mô hình nghiên cứu cho thấy là đạt yêu cầu. Kết quả hồi quy SGMM là đáng tin cậy, khắc phục được các khuyết tật của mô hình và tác giả tổng hợp như sau:

Bảng 4.27: Kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu Giả

thiết Nội dung

vọng dấu Dấu thực tế Kết quả Kiểm định

H1 Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và hệ số an

toàn vốn tối thiểu có quan hệ nghịch chiều - - Chấp nhận H2 Tỷ lệ tiền gửi có quan hệ thuận chiều đến hệ số

an toàn vốn của NHTM + + Chấp nhận

H3 Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản có quan hệ

nghịch chiều với hệ số an toàn vốn CAR - - Chấp nhận H4 Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động tiêu

cực đến hệ số CAR - - Chấp nhận

H5 Mối quan hệ giữa an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng

rủi ro tín dụng là tương quan thuận chiều + + Chấp nhận H6 Mối tương quan giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ

nợ xấu được kỳ vọng là mối tương quan âm - - Chấp nhận H7 Quan hệ giữa hệ số an toàn vốn và hệ số đòn bẩy

tài chính là mối quan hệ nghịch chiều - - Chấp nhận H8 Quy mô ngân hàng và hệ số CAR có tương quan

nghịch chiều - - Chấp nhận

H9 Quy mô hội đồng quản trị và hệ số CAR có mối

quan hệ thuận chiều + + Chấp nhận

H10 Tỷ lệ thành viên độc lập của HĐQT và hệ số

CAR có mối quan hệ thuận chiều + + Chấp nhận

H11 Tỷ lệ thành viên HĐQT là nữ có mối quan hệ

thuận chiều với hệ số CAR + + Chấp nhận

H12 Hệ số CAR có mối quan hệ thuận chiều với tỷ

lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT + + Bác bỏ

H13 Hệ số CAR có tương quan thuận chiều với tỷ lệ

thành viên có trình độ sau đại học của HĐQT + + Chấp nhận H14 Mối quan hệ giữa lạm phát và hệ số CAR là mối

quan hệ nghịch chiều - - Chấp nhận

H15 Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và

CAR là mối quan hệ thuận chiều - + Chấp nhận

H16 Đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến hệ số CAR

hay không Có Có Có

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bảng 4.27 cho thấy kết quả kiểm định các giả thiết nghiên cứu được chấp nhận 15 giả thuyết. Như vậy, kết quả ước lượng cho thấy 15 yếu tố có ý nghĩa thống

kê với mức ý nghĩa là 5%. Trong khi đó, một yếu tố tỷ lệ thành viên người nước ngoài trong HĐQT (ForeignB) không có ý nghĩa thống kê. Riêng yếu tố đại dịch Covid-19 có ảnh hưởng đến hệ số CAR hay nói khác đi đại dịch Covid-19 kéo dài và nhiều tỉnh thành phải áp dụng biện pháp giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, đang khiến toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngành ngân hàng cũng không nằm ngoài “cơn bão” này, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của NH có độ trễ hơn so với các lĩnh vực khác.

Kết quả thực hiện ước lượng và khắc phục khuyết tật mô hình lựa chọn, nghiên cứu đã rút ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020, cụ thể:

a. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)

Tác động của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là âm và có hệ số ước lượng là -0.395 với sai số chuẩn là 0.006 (p = 0.000). Nghĩa là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có tác động nghịch chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H1: Khả năng sinh lời trên tổng tài sản và hệ số an toàn vốn tối thiểu có quan hệ nghịch chiều được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 336 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009- 2020, kết quả mô hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản có ảnh hưởng nghịch chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Nadja (2013) và Yonas Mekonnen (2015), Yahaya và cộng sự (2016), Hewaidy và Alyousef (2018). Mối quan hệ nghịch chiều giữa khả năng sinh lời trên tổng tài sản và hệ số CAR là do thu nhập của các NHTM Việt Nam chủ yếu đến từ các hoạt động truyền thống như cho vay, cấp tín dụng, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, khi tài sản được mở rộng, thu nhập từ tài sản rủi ro gia tăng sẽ làm cho hệ số CAR giảm xuống vì vốn chủ sở hữu của ngân hàng tăng thấp hơn so với mức tăng tổng tài sản, đặc biệt là nhóm tài sản rủi ro cao. Kết quả nghiên cứu đã phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2020, tương tự như các nghiên cứu khi thực hiện ở Việt Nam như: Phạm Hữu Hồng Thái (2013),

Võ Hồng Đức và cộng sự (2014), Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015), Hoàng Thị Thu Hường (2017) và Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019)

b. Tỷ lệ tiền gửi (DEP)

Tác động của tỷ lệ tiền gửi (DEP) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là dương và có hệ số ước lượng là 0.007 với sai số chuẩn là 0.001 (p = 0.000). Nghĩa là tỷ lệ tiền gửi (DEP) có tác động cùng chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H2: Tỷ lệ tiền gửi có quan hệ thuận chiều đến hệ số an toàn vốn của NHTM được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 336 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2020, kết quả mô hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh tỷ lệ tiền gửi (DEP) có ảnh hưởng cùng chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Điều này hàm ý rằng, những NHTMCP thu hút được lượng tiền gửi nhiều hơn sẽ có hệ số CAR lớn hơn. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của Yahaya và cộng sự (2016), Masood.U (2016), Yonas Mekonnen (2015), Nadja Dreca (2013), Ahmet và Hasan (2011) và Asakaya và Ozcan (2007). Giải thích vấn đề này là do trong thời gian qua, các ngân hàng nhỏ cũng không gặp khó khăn trong việc huy động vốn và cũng phản ánh đúng thực trạng hoạt động của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2020. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của Phạm Hữu Hồng Thái (2013) và Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017).

c. Khả năng thanh khoản (LIQ)

Tác động của khả năng thanh khoản (LIQ) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là âm và có hệ số ước lượng là -0.03 với sai số chuẩn là 0.003 (p = 0.000). Nghĩa là khả năng thanh khoản (LIQ) có tác động nghịch chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H3: Tỷ lệ phản ánh khả năng thanh khoản có quan hệ nghịch chiều với hệ số an toàn vốn CAR được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 336 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2020, kết quả mô

hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh khả năng thanh khoản (LIQ) có ảnh hưởng nghịch chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011), Odunayo và Joseph (2013), Hewaidy và Alyousef (2018).

Mối quan hệ giữa khả năng thanh khoản và hệ số CAR của các NHTM Việt Nam trong mẫu nghiên cứu là mối quan hệ nghịch chiều được thể hiện thông qua kết quả hồi quy mô hình SGMM. Dự trữ thanh khoản gồm những tài sản có khả năng thanh khoản cao, thậm chí ít sinh lời. Kết quả nghiên cứu này giống với nghiên cứu của Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh (2011). Nguyên nhân được lý giải là do các ngân hàng đảm bảo thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận, từ đó làm cho việc gia tăng vốn chủ sở hữu không tương xứng với sự gia tăng rủi ro trong tài sản nên hệ số an toàn vốn sẽ giảm. Điều này cho thấy các NHTM xem xét mối quan hệ cân đối giữa đảm bảo khả năng thanh khoản và hệ số CAR.

d. Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA)

Tác động của tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là âm và có hệ số ước lượng là -0.01 với sai số chuẩn là 0.003 (p = 0.000). Nghĩa là tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) có tác động nghịch chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H4: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động tiêu cực (nghịch chiều) đến hệ số CAR được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 336 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2020, kết quả mô hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOA) có ảnh hưởng nghịch chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của Ahmet và Hasan (2011) Nadja Dreca (2013), Nuviyanti và Achmad Herlanto Anggono (2014), Ali Shingjergji và Marsida Hyeni (2015), Masood.U (2016), Yahaya và cộng sự (2016). Giải thích vấn đề này là ở Việt Nam, sự trái ngược này do NHNN đã sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho các ngân hàng thiếu hụt nguồn vốn nhưng nhu cầu cho vay vẫn không ngừng tăng cao, các ngân hàng vì muốn chạy theo lợi nhuận nên đã duy trì và đẩy mạnh hoạt động cho vay, từ đó làm thiếu hụt

nguồn vốn dự trữ dẫn đến hệ số CAR giảm, tương đồng với kết quả nghiên cứu của Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự (2016), Trương Thị Hoài Linh (2016), Hoàng Thị Thu Hường (2017), Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh (2017).

e. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)

Tác động của tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là dương và có hệ số ước lượng là 0.42 với sai số chuẩn là 0.06 (p = 0.000). Nghĩa là tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động thuận chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H5: Mối quan hệ giữa an toàn vốn và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng là tương quan thuận chiều được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu.

Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 336 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2020, kết quả mô hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có ảnh hưởng cùng chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của Masood.U (2016), Ahmet và Hasan (2011) Blose (2001), Gongphil Choi (2000). Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là tồn tại mối quan hệ thuận chiều giữa LLR với hệ số CAR. Kết quả này cho thấy dự phòng rủi ro tín dụng là quỹ dùng để bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro tín dụng. Việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định là một biện pháp mà cơ quan quản lý yêu cầu đối với các NHTM nhằm bù đắp tổn thất khi xảy ra rủi ro, do đó nó là một trong biện pháp đảm bảo an toàn và lành mạnh trong hoạt động của NHTM. Dự phòng rủi ro riêng phụ thuộc vào phân chia các nhóm nợ của ngân hàng. Khi các khoản cho vay được phân chia vào các nhóm nợ phù hợp với mức độ rủi ro của khoản cho vay thì dự phòng rủi ro tín dụng có khả năng bù đắp tốt nhất khi xảy ra rủi ro. Bên cạnh đó, theo cách tính CAR hiện tại của Việt Nam thì dự phòng rủi ro tín dụng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xác định CAR của các NHTM Việt Nam. Cụ thể, dự phòng chung được đưa vào vốn bổ sung và dự phòng cụ thể được khấu trừ vào tài sản có rủi ro. Do đó, khi tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng sẽ làm tăng tử và giảm mẫu số tính CAR. Như vậy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng tăng làm tăng CAR của ngân hàng tương tự như kết quả nghiên cứu tại Việt Nam của

Phạm Hữu Hồng Thái (2013), Võ Hồng Đức và cộng sự (2014), Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự (2016).

f. Tỷ lệ nợ xấu (NPL)

Tác động của tỷ lệ nợ xấu (NPL) đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2020 là âm và có hệ số ước lượng là -0.06 với sai số chuẩn là 0.006 (p = 0.000). Nghĩa là tỷ lệ nợ xấu (NPL) có tác động nghịch chiều đến hệ số an toàn vốn (CAR) của các NHTM cổ phần Việt Nam. Kết quả trên cho thấy giả thuyết H6: Mối tương quan giữa hệ số an toàn vốn và tỷ lệ nợ xấu được kỳ vọng là mối tương quan âm được chấp nhận bởi dữ liệu nghiên cứu. Như vậy, kết quả nghiên cứu này cho thấy trong mẫu nghiên cứu với 308 quan sát được thu thập từ 28 ngân hàng trong giai đoạn 2009 - 2020, kết quả mô hình định lượng cho thấy yếu tố phản ánh tỷ lệ nợ xấu (NPL) có ảnh hưởng nghịch chiều đến hệ số CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu cũng như kết quả nghiên cứu của Allen và cộng sự (2013), Mohammed T. Abusharba và cộng sự (2013). Giả thuyết nghiên cứu đặt ra là tồn tại mối quan hệ nghịch chiều giữa NPL với hệ số CAR. Kết quả này cho thấy tỷ lệ nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất lượng của các khoản cho vay. Tỷ lệ nợ xấu càng cao thì mức độ rủi ro từ khoản cho vay đối với ngân hàng càng lớn. Chất lượng của các khoản cho vay ảnh hưởng trực tiếp tới CAR vốn của các NHTM, do CAR được xác định dựa trên tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng. Khi chất lượng khoản cho vay giảm, tổng tài sản điều chỉnh theo rủi ro tín dụng tăng, mẫu số tính CAR tăng và nếu không có sự gia tăng về vốn tự có để đảm bảo

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 133)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)