Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

Theo ủy ban Basel, để đánh giá mức độ an toàn vốn, các ngân hàng phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Các ngân hàng nên có một quy trình để đánh giá mức độ an toàn vốn tổng thể liên quan đến rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn

Năm đặc điểm chính của một quy trình nghiêm ngặt như sau: đồng quản trị và quản lý cấp cao;

Các tập đoàn ngân hàng phải có khả năng chứng minh rằng các mục tiêu vốn nội bộ đã chọn là có cơ sở tốt và các mục tiêu này phù hợp với các rủi ro tổng thể và môi trường hoạt động hiện tại. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm đến giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh của ngân hàng đang hoạt động. Cần thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt, hướng tới tương lai để xác định các sự kiện có thể xảy ra hoặc những thay đổi trong điều kiện thị trường có thể tác động xấu đến ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng rõ ràng chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để hỗ trợ các rủi ro của mình.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát viên sẽ xem xét và đánh giá chiến lược an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn. Về việc đánh giá an toàn vốn, ngân hàng phải chứng minh rằng:

u được lựa chọn là toàn diện và phù hợp với môi trường hoạt động hiện tại;

đoàn ngân hàng.

Nguyên tắc 3: Người giám sát mong muốn các ngân hàng hoạt động trên tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu và có thể yêu cầu họ nắm giữ vốn vượt quá mức tối thiểu.

Có một số cách thức để đảm bảo rằng ngân hàng đang hoạt động với mức vốn phù hợp. Trong số các phương pháp, Người kiểm soát có quyền thiết lập tỷ lệ vốn mục tiêu hoặc xác định các danh mục trên tỷ lệ vốn tối thiểu.

Nguyên tắc 4: Người kiểm soát sẽ can thiệp ngay từ đầu để ngăn vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu cần thiết để hỗ trợ các dấu hiệu rủi ro của ngân hàng cụ thể và sẽ yêu cầu nhanh chóng khắc phục nếu vốn không được duy trì hoặc khôi phục.

Những hành động liên quan có thể bao gồm việc tăng cường giám sát ngân hàng, hạn chế trả cổ tức, yêu cầu ngân hàng chuẩn bị và thực hiện phương án khôi phục an toàn vốn thỏa đáng, đồng thời yêu cầu tăng vốn bổ sung ngay lập tức. Kiểm

soát viên có toàn quyền quyết định sử dụng các công cụ phù hợp nhất với hoàn cảnh của ngân hàng và môi trường hoạt động.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)