Cơ sở lý thuyết về an toàn vốn của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33)

2.1.3.1 Khái niệm an toàn vốn

Theo nghĩa phổ thông xuất phát từ từ điển Cambrige, an toàn vốn là thước đo khả năng thanh toán các khoản nợ của ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác nếu cá nhân hoặc tổ chức không có khả năng trả lại số tiền mà họ đã vay từ ngân hàng.

Khái niệm an toàn vốn xuất hiện vào giữa những năm 1970 do sự mở rộng hoạt động cho vay của các ngân hàng mà không có bất kỳ sự tăng vốn song song nào, vì tỷ lệ vốn được đo bằng tổng vốn chia cho tổng tài sản (Al Sabbagh (2004). Thật vậy, Sharp (1977) đã định nghĩa vốn là sự khác biệt giữa tài sản và tiền gửi, do đó tỷ lệ vốn trên tài sản/ hoặc tỷ lệ vốn trên tiền gửi càng lớn) thì tiền gửi càng an toàn. Vì vốn đủ nên tiền gửi cũng đủ an toàn. Ý tưởng của ông là nếu giá trị tài sản

của tổ chức có thể giảm trong tương lai, tiền gửi của tổ chức đó nhìn chung sẽ an toàn hơn, giá trị hiện tại của tài sản càng lớn so với giá trị tiền gửi.

Theo Al-Sabbagh (2004), an toàn vốn được mô tả như một chỉ báo về rủi ro của ngân hàng. An toàn vốn không chỉ phụ thuộc vào quy mô tài sản mà còn bị ảnh hưởng bởi chất lượng tài sản (Casu và cộng sự, 2015)

Dowd (1999) đã phát hiện ra trong nghiên cứu rằng tiêu chuẩn vốn tối thiểu có thể được coi là một phương tiện để củng cố sự an toàn của tiền gửi và sự vững mạnh của hệ thống ngân hàng.

Ngoài ra, Harold (1999) cũng tìm thấy kết quả tương tự như Dowd, ở chỗ nhiều quy định và tiền gửi lo ngại về tính bảo mật của hệ thống bảo hiểm tiền gửi. Nghiên cứu của ông đã áp dụng các yêu cầu vốn dựa trên rủi ro hiện có vào dữ liệu hiện tại của liên minh tín dụng để đánh giá sức mạnh vốn dựa trên rủi ro của liên minh tín dụng.

Năm 1988 Ngân hàng Thanh toán Quốc tế tại Basel đã ban hành các quy tắc quy định an toàn vốn, khi được phát triển thành Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS hoặc Basel Committee). Những quy tắc này ban đầu được ban hành để đảm bảo đủ vốn trong các ngân hàng G-10 hoạt động quốc tế và sau đó được thêm vào năm 1996, đã được chấp nhận bởi hơn 100 quốc gia trong đó có Việt Nam. Theo đó, an toàn vốn là khuôn khổ đảm bảo rằng vị thế vốn của một ngân hàng phù hợp với chiến lược và các rủi ro tổng thể của ngân hàng và như vậy, sẽ khuyến khích sự can thiệp giám sát sớm. Các giám sát viên phải có khả năng yêu cầu các ngân hàng nắm giữ vốn vượt quá tỷ lệ vốn quy định tối thiểu kết hợp việc quản lý ngân hàng phát triển một quy trình đánh giá vốn nội bộ và đặt ra các mục tiêu về vốn tương xứng với các rủi ro cụ thể của ngân hàng và kiểm soát môi trường.

2.1.3.2 Các nguyên tắc đánh giá an toàn vốn

Theo ủy ban Basel, để đánh giá mức độ an toàn vốn, các ngân hàng phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau:

Nguyên tắc 1: Các ngân hàng nên có một quy trình để đánh giá mức độ an toàn vốn tổng thể liên quan đến rủi ro và một chiến lược để duy trì mức vốn

Năm đặc điểm chính của một quy trình nghiêm ngặt như sau: đồng quản trị và quản lý cấp cao;

Các tập đoàn ngân hàng phải có khả năng chứng minh rằng các mục tiêu vốn nội bộ đã chọn là có cơ sở tốt và các mục tiêu này phù hợp với các rủi ro tổng thể và môi trường hoạt động hiện tại. Để đánh giá mức độ an toàn vốn, ban lãnh đạo ngân hàng cần quan tâm đến giai đoạn cụ thể của chu kỳ kinh doanh của ngân hàng đang hoạt động. Cần thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt, hướng tới tương lai để xác định các sự kiện có thể xảy ra hoặc những thay đổi trong điều kiện thị trường có thể tác động xấu đến ngân hàng. Ban lãnh đạo ngân hàng rõ ràng chịu trách nhiệm chính trong việc đảm bảo rằng ngân hàng có đủ vốn để hỗ trợ các rủi ro của mình.

Nguyên tắc 2: Kiểm soát viên sẽ xem xét và đánh giá chiến lược an toàn vốn nội bộ của ngân hàng, cũng như khả năng giám sát và đảm bảo tuân thủ tỷ lệ an toàn vốn. Về việc đánh giá an toàn vốn, ngân hàng phải chứng minh rằng:

u được lựa chọn là toàn diện và phù hợp với môi trường hoạt động hiện tại;

đoàn ngân hàng.

Nguyên tắc 3: Người giám sát mong muốn các ngân hàng hoạt động trên tỷ lệ vốn an toàn tối thiểu và có thể yêu cầu họ nắm giữ vốn vượt quá mức tối thiểu.

Có một số cách thức để đảm bảo rằng ngân hàng đang hoạt động với mức vốn phù hợp. Trong số các phương pháp, Người kiểm soát có quyền thiết lập tỷ lệ vốn mục tiêu hoặc xác định các danh mục trên tỷ lệ vốn tối thiểu.

Nguyên tắc 4: Người kiểm soát sẽ can thiệp ngay từ đầu để ngăn vốn giảm xuống dưới mức tối thiểu cần thiết để hỗ trợ các dấu hiệu rủi ro của ngân hàng cụ thể và sẽ yêu cầu nhanh chóng khắc phục nếu vốn không được duy trì hoặc khôi phục.

Những hành động liên quan có thể bao gồm việc tăng cường giám sát ngân hàng, hạn chế trả cổ tức, yêu cầu ngân hàng chuẩn bị và thực hiện phương án khôi phục an toàn vốn thỏa đáng, đồng thời yêu cầu tăng vốn bổ sung ngay lập tức. Kiểm

soát viên có toàn quyền quyết định sử dụng các công cụ phù hợp nhất với hoàn cảnh của ngân hàng và môi trường hoạt động.

2.1.3.3 Tiêu chuẩn về an toàn vốn

Hoạt động kinh doanh của NHTM luôn nhạy cảm với rủi ro, dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng. Cơ sở lý luận cốt lõi của việc có một tiêu chuẩn an toàn vốn là để tăng cường hệ thống tài chính và sự ổn định kinh tế vì sự thất bại của ngân hàng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng có hệ thống (Kupiec & Ramirez 2013 và Marques Pereira & Saito 2015). Trong những năm 1970 - 1980, hệ thống NHTM của các quốc gia phát triển rơi vào tình trạng khủng hoảng khi tỷ lệ vốn của các ngân hàng này sụt giảm mạnh, tỷ lệ nợ lớn, đồng thời rủi ro quốc tế có dấu hiệu gia tăng. Trước bối cảnh đó, Ủy ban Giám sát ngân hàng được Ngân hàng thanh toán quốc tế thành lập dưới sự bảo trợ của BIS nhằm ban hành thông lệ và thực hiện giám sát an toàn hoạt động của ngân hàng. Với thành viên là các ngân hàng trung ương của các nước phát triển G10, Ủy ban Basel đã ban hành hệ thống các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng hay còn gọi là Hiệp ước Basel. Bản thân BIS không phải là cơ quan quản lý và các tuyên bố của cơ quan này không có trọng lượng lập pháp; tuy nhiên, các nhà chức trách muốn chứng minh rằng họ tuân theo các quy tắc Basel ở mức tối thiểu, để duy trì niềm tin của nhà đầu tư và công chúng.

Theo các yêu cầu của Basel, tất cả các công cụ tiền mặt và ngoại bảng trong danh mục đầu tư của ngân hàng đều được ấn định tỷ trọng rủi ro, dựa trên rủi ro tín dụng nhận thức được, xác định mức vốn tối thiểu phải được đặt ra đối với chúng. Một trong những tiêu chuẩn quan trọng được Hiệp ước Basel quy định là tỷ lệ an toàn vốn. Hệ số an toàn vốn được hiểu là một tỷ lệ phản ánh mối quan hệ giữa vốn và tài sản của ngân hàng, cụ thể là mối quan hệ giữa vốn tự có với tài sản có điều chỉnh rủi ro của ngân hàng thương mại. Ủy ban Basel cũng cung cấp quy định cách định lượng các yếu tố về vốn tự có và tài sản có điều chỉnh rủi ro.

Các ngân hàng khác nhau trên toàn thế giới đã bắt đầu thực hiện đo lường tỷ lệ an toàn vốn theo các tiêu chuẩn của Basel I và tiếp tục được cải thiện thông qua Basel II và Basel III để duy trì khả năng cạnh tranh trên toàn thế giới và tuân thủ các cơ quan quản lý quốc tế. Ở Hiệp ước Basel I, tài sản có điều chỉnh rủi ro trong công thức chỉ quan tâm đến rủi ro tín dụng vì đây được xem là loại rủi ro quan

trọng, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các NHTM. Đến Hiệp ước Basel II, hệ số CAR giữ nguyên tử số nhưng lúc này tài sản có điều chỉnh rủi ro, ngoài việc tính toán rủi ro tín dụng, còn đề cập đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel áp dụng cho các NHTM tối thiểu là 8%. Nói cách khác, NHTM phải giữ lại tối thiểu lượng vốn ít nhất bằng 8% tài sản có đã xét đến rủi ro của ngân hàng. Việc này kỳ vọng sẽ giúp ngân hàng chống đỡ được với các loại rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, Ủy ban Basel đã thực hiện điều chỉnh cách tính hệ số an toàn vốn tối thiểu. Theo đó, tỷ lệ này vẫn được giữ nguyên ở mức tối thiểu là 8% nhưng tỷ lệ nguồn vốn chất lượng cao tăng lên. Cụ thể, tỷ lệ vốn cấp 1 điều chỉnh từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel III; tỷ lệ vốn cổ động thường cũng được điều chỉnh tăng lên 4.5% so với 2% trong Basel II; bổ sung phần vốn đệm dự phòng tài chính bảo đảm bằng vốn chủ sở hữu 2.5%. Ngoài ra, những khoản vốn có vấn đề, tiềm ẩn nhiều rủi ro được loại khỏi vốn tự có khi tính CAR như khoản đầu tư vượt giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Do những thay đổi trong cách tính toán, Basel III mặc dù được ban hành vào năm 2010 nhưng bắt đầu có hiệu lực vào năm 2013 và thực hiện theo lộ trình đến năm 2019 được thực hiện đầy đủ.

Hệ số an toàn vốn (CAR) là tỷ lệ được các cơ quan quản lý trong lĩnh vực ngân hàng sử dụng để đánh giá tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng và đảm bảo rằng các ngân hàng có thể xác định mức độ an toàn vốn trước khả năng xảy ra tổn thất từ hoạt động ngân hàng (Aspal & Nazneen, 2014). Hệ số CAR càng cao cho thấy sự củng cố của các ngân hàng và khả năng bảo vệ vốn từ các nhà đầu tư của các ngân hàng tăng lên. Tỷ lệ này đảm bảo rằng ngân hàng có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ và rủi ro khác như rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Dang (2011) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn cho thấy nội lực của ngân hàng để gánh chịu những tổn thất phát sinh khi ngân hàng rơi vào thời kỳ khủng hoảng.

Như vậy, hệ số an toàn vốn tối thiểu có thể hiểu là chỉ tiêu phản ánh khả năng chống đỡ rủi ro của các NHTM thông qua mối quan hệ giữa vốn tự có và tài sản có điều chỉnh các loại rủi ro cơ bản mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động. Hệ số an toàn vốn tối thiểu theo thông lệ quốc tế được xác định dựa trên Hiệp ước Basel do Ủy ban giám sát ngân hàng ban hành tùy theo từng giai đoạn phát triển. Hiệp ước này không mang tính bắt buộc cho các quốc gia nhưng phần

lớn các quốc gia tự nguyên tuân thủ các quy định trong hiệp ước nhằm bảo đảm an toàn cho hệ thống. Tùy thuộc vào trình độ phát triển, năng lực hoạt động của hệ thống ngân hàng cùng với việc hội nhập quốc tế mà mỗi quốc gia có thể điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp. Ở các quốc gia phát triển đã triển khai Basel III. Các nước đang phát triển đang triển khai Basel III và một số nước đang áp dụng Basel II. Việc áp dụng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của Basel I hay II hay III phản ánh phần nào bức tường an ninh trong lĩnh vực tài chính ngân hàng của quốc gia đó.

2.1.3.4 Cách xác định hệ số an toàn vốn

Tại Việt Nam, việc NHNN ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào ngày 30/12/2016 và bắt đầu có hiệu lực vào 01/01/2020 được xem như là mốc thời gian đánh dấu việc tuân thủ Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hệ số an toàn vốn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại được đo lường như sau bằng cách lấy vốn tự có chia cho tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Trong đó, vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng có thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn phân biệt với các khoản nợ, huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế. Vì là vốn của chủ sở hữu nên đây là nguồn vốn dài hạn, ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư cho tài sản cố định, thực hiện cho vay các khoản cho vay trung dài hạn. Với đặc điểm là trung gian tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn của các NHTM, tuy nhiên, đây lại là cơ sở để thực hiện các tiêu chuẩn kiểm soát rủi ro liên quan đến các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể như vốn tự có là cơ sở để xác định dư dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng, cơ sở để thực hiện đầu tư qua mua vốn góp, cổ phần. Vốn tự có cũng là yếu tố phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng cũng như triển vọng phát triển trong tương lai. Nó cũng được xem như là tấm đệm chống đỡ rủi ro của các NHTM. Trong công thức đo lường hệ số an toàn vốn, vốn tự có được xác định như sau:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2

Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, vốn cấp 1 thể hiện năng lực vốn của Ngân hàng như là vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: vốn chủ sở hữu

vĩnh viễn; dự trữ công bố (lợi nhuận giữ lại); lợi ích thiểu số tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh.

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: lợi nhuận giữ lại không công khai, giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản thông qua dự phòng đánh giá lại tài sản, dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công nợ cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp hay còn gọi là công cụ vốn hỗn hợp, vay với thời hạn ưu đãi hay đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các Ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý đưa ra.

Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các Ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro theo một công thức do cơ quan quản lý đưa ra. Tài sản có điều chỉnh rủi ro phải tính đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nhằm đảm bảo khi tính đến hệ số an toàn vốn tối thiểu có thể giúp ngân hàng chống đỡ lại các rủi ro quan trọng. Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam được xác định bằng công thức:

% 100 ) K (K 12,5 RWA C CAR MR OR     Trong đó: - C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng;

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)