Cách xác định hệ số an toàn vốn

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 40)

Tại Việt Nam, việc NHNN ban hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN về quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vào ngày 30/12/2016 và bắt đầu có hiệu lực vào 01/01/2020 được xem như là mốc thời gian đánh dấu việc tuân thủ Basel II của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Hệ số an toàn vốn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại được đo lường như sau bằng cách lấy vốn tự có chia cho tổng tài sản có điều chỉnh rủi ro. Trong đó, vốn tự có hay còn gọi là vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ mà ngân hàng có thuộc về sở hữu của ngân hàng. Đây là nguồn vốn phân biệt với các khoản nợ, huy động từ các chủ thể khác trong nền kinh tế. Vì là vốn của chủ sở hữu nên đây là nguồn vốn dài hạn, ngân hàng có thể sử dụng để kinh doanh, đầu tư cho tài sản cố định, thực hiện cho vay các khoản cho vay trung dài hạn. Với đặc điểm là trung gian tài chính, nguồn vốn chủ sở hữu thường chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu vốn của các NHTM, tuy nhiên, đây lại là cơ sở để thực hiện các tiêu chuẩn kiểm soát rủi ro liên quan đến các hoạt động của ngân hàng. Cụ thể như vốn tự có là cơ sở để xác định dư dư nợ cho vay tối đa đối với một khách hàng, cơ sở để thực hiện đầu tư qua mua vốn góp, cổ phần. Vốn tự có cũng là yếu tố phản ánh năng lực hoạt động của ngân hàng cũng như triển vọng phát triển trong tương lai. Nó cũng được xem như là tấm đệm chống đỡ rủi ro của các NHTM. Trong công thức đo lường hệ số an toàn vốn, vốn tự có được xác định như sau:

Vốn tự có = Vốn cấp 1 + Vốn cấp 2

Vốn cấp 1 là lượng vốn dự trữ sẵn có và các nguồn dự phòng được công bố, vốn cấp 1 thể hiện năng lực vốn của Ngân hàng như là vốn điều lệ, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, khoản dự phòng cho các khoản vay, bao gồm: vốn chủ sở hữu

vĩnh viễn; dự trữ công bố (lợi nhuận giữ lại); lợi ích thiểu số tại các công ty con, có hợp nhất báo cáo tài chính; lợi thế kinh doanh.

Vốn cấp 2 (Vốn bổ sung) gồm: lợi nhuận giữ lại không công khai, giá trị tăng thêm của việc đánh giá lại tài sản thông qua dự phòng đánh giá lại tài sản, dự phòng chung và dự phòng tổn thất tín dụng, các công nợ cho phép chuyển đổi thành cổ phiếu và các khoản nợ thứ cấp hay còn gọi là công cụ vốn hỗn hợp, vay với thời hạn ưu đãi hay đầu tư vào các công ty con tài chính và các tổ chức tài chính khác.

Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các Ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro tín dụng theo một công thức do cơ quan quản lý đưa ra.

Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro là tổng tất cả các Ngân hàng nắm giữ được tính toán theo trọng số đối với rủi ro theo một công thức do cơ quan quản lý đưa ra. Tài sản có điều chỉnh rủi ro phải tính đến rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động nhằm đảm bảo khi tính đến hệ số an toàn vốn tối thiểu có thể giúp ngân hàng chống đỡ lại các rủi ro quan trọng. Theo Thông tư 41/2016/TT-NHNN, tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM Việt Nam được xác định bằng công thức:

% 100 ) K (K 12,5 RWA C CAR MR OR     Trong đó: - C: Vốn tự có;

- RWA: Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng; - KOR: Vốn yêu cầu cho rủi ro hoạt động

KOR = BInăm thứ n + BInăm thứ n-1 + BInăm thứ n-2 x 15% 3

BInăm thứ n: Chỉ số kinh doanh được xác định theo quý gần nhất tại thời

điểm tính toán;

BI = IC + SC + FC Trong đó:

- IC: Giá trị tuyệt đối của Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự trừ Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự;

- SC: Tổng giá trị của Thu nhập từ hoạt động dịch vụ, Chi phí từ hoạt động dịch vụ, Thu nhập hoạt động khác, Chi phí hoạt động khác;

- FC: Tổng của giá trị tuyệt đối Lãi/lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và mua bán chứng khoán đầu tư.

- KMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường.

Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (KMR) được xác định theo công thức sau:

KMR = KIRR + KER + KFXR + KCMR + KOPT

Trong đó:

- KIRR: Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất, trừ giao dịch quyền chọn; - KER: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu, trừ giao dịch quyền chọn;

- KFXR: Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (bao gồm cả vàng), trừ giao dịch quyền chọn;

- KCMR: Vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa, trừ giao dịch quyền chọn; - KOPT: Vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ các yếu tố ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn vốn tại các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)