1. Phạm Hữu Hồng Thái (2013) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số CAR với bộ dữ liệu của 17 NHTM cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2010. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Ahmad và Skully (2009), tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là CAR và 08 biến độc lập gồm: (1) quy mô ngân hàng, (2) tỷ số tiền gửi trên tổng tài sản, (3) tỷ số dư nợ trên tổng tài sản, (4) tỷ số dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản, (5) tỷ số tài sản có tính thanh khoản cao trên tổng tài sản, (6) tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản, (7) tỷ lệ thu nhập lãi ròng và (8) tỷ số nợ phải trả trên tổng nguồn vốn. Dựa trên mô hình hồi quy và kiểm định p-value, các yếu tố trong nghiên cứu đều có ảnh hưởng đến hệ số CAR. Trong đó, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản, tỷ lệ lợi nhuận ròng/tổng tài sản và tỷ lệ thu nhập lãi thuần có ảnh hưởng ngược chiều đến
hệ số CAR. Nghiên cứu cũng mới chỉ dừng lại ở việc phân tích một số chỉ tiêu tài chính mang đặc điểm của ngân hàng tác động đến CAR, chưa xem xét đến yếu tố liên quan đến quản trị công ty cũng như những yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hệ số CAR.
2. Võ Hồng Đức và cộng sự (2014) nghiên cứu “Các yếu tố quyết định tỷ lệ an toàn vốn: bằng chứng thực nghiệm từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam”. Nhóm tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ an toàn vốn của 28 ngân hàng trong giai đoạn 2007 - 2012 nhằm lượng hóa mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đặc trưng của ngân hàng đến hệ số an toàn vốn tối thiểu của các ngân hàng tại Việt Nam. Kết quả cho thấy rằng gia tăng tỷ lệ tài sản có khả năng thanh khoản (LIQ) và tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR) có tác động tích cực đến tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi quy mô ngân hàng (SIZE), và tỷ lệ huy động (DEP), ROE, ROA có tác động tiêu cục đến tỷ lệ an toàn vốn. Nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng về mối quan hệ giữa hệ số đòn bẩy và hoạt động cho vay của ngân hàng đến tỷ lệ an toàn vốn. Đồng thời, các yếu tố vĩ mô có thể ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn cũng chưa được đề cập trong nghiên cứu của nhóm tác giả.
3. Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi (2015) đã sử dụng bộ dữ liệu của 22 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013 để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp GMM dành cho dữ liệu bảng nhằm cho ra hệ số ước lượng vững, không chệch, phân phối chuẩn và hiệu quả ngay cả trong điều kiện giả thiết nội sinh bị vi phạm. Nghiên cứu cũng sử dụng các biến độc lập là những biến phản ánh đặc trưng hoạt động của ngân hàng gồm quy mô tài sản, tỷ lệ tiền gửi của khách hàng, tỷ lệ số tiền cho vay, khả năng sinh lời, hệ số đòn bẩy, dự phòng các khoản cho vay khó đòi và tính thanh khoản. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số đòn bẩy có tác động dương lên CAR; quy mô tài sản, tiền gửi khách hàng, khả năng sinh lời ảnh hưởng nghịch chiều đến CAR; dự phòng các khoản vay khó đòi, tính thanh khoản không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của nhóm tác giả. Khoảng trống nghiên cứu là chưa xem xét đến yếu tố liên quan đến năng lực quản trị của ngân hàng cũng như chưa đề cập đến các yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến hệ số CAR.
4. Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự (2016) nghiên cứu cho thấy, tương tự như nghiên cứu của Thủy & Chi (2015), các nhân tố như: Quy mô ngân hàng, cho vay
và tiền gửi của khách hàng có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR của NHTM Việt Nam. Trong khi đó, tỷ lệ đòn bẩy, dự phòng rủi ro tín dụng có mối quan hệ tỷ lệ thuận với CAR. Tác động của Khả năng thanh khoản tới CAR là không có ý nghĩa thống kê.
Tuy nhiên, bài báo sử dụng mô hình ước lượng OLS cho dữ liệu bảng, nghĩa là bỏ qua bản chất kép của dữ liệu chéo và chuỗi thời gian đồng thời giả định hệ số của hàm CAR cố định qua thời gian và giữa các đơn vị chéo nên kết quả ước lượng có thể không phù hợp hay nói cách khác là “lỗi mô hình” do ngụy trang “tính không đồng nhất có thể tồn tại”. Ngoài vấn đề mô hình thì thời gian nghiên cứu ngắn từ năm 2010- 2012 cũng như chưa xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô nền kinh tế tới CAR là hạn chế của bài báo.
5. Trương Thị Hoài Linh (2016) cùng chủ đề nghiên cứu về CAR của các NHTM Việt Nam, bài báo “Tăng cường an toàn vốn của hệ thống NHTM Việt Nam” của tác giả cho thấy: quy mô ngân hàng, tỷ trọng tín dụng đối với ngành xây dựng và bất động sản, tỷ lệ tăng trưởng GDP có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với CAR. Thời gian hoạt động của ngân hàng, số lượng thành viên của ban kiểm soát, khả năng thanh khoản có mối quan hệ tỷ lệ thuận với CAR. Tác động của tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tới CAR là không có ý nghĩa thống kê. Bài báo cho thấy CAR không chỉ bị tác động bởi các yếu tố vi mô mà còn bị tác động bởi nhân tố vĩ mô nền kinh tế (tỷ lệ tăng trưởng GDP). Tuy nhiên, so với các nghiên cứu khác còn khá nhiều nhân tố vi mô và vĩ mô nền kinh tế tác động tới CAR chưa được xem xét trong nghiên cứu của Trương Thị Hoài Linh (2016).
6. Hoàng Thị Thu Hường (2017), cũng đã nghiên cứu về hệ số an toàn vốn của các NHTM Việt Nam. Sử dụng bộ số liệu từ các NHTM niêm yết trên thị trường chứng hoán trong giai đoạn 2010 - 2014, thông qua phương pháp bình phương OLS để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hệ số CAR. Các biến độc lập trong nghiên cứu gồm hệ số dự phòng, hệ số thanh khoản, hệ số đòn bẩy tài chính, quy mô ngân hàng, hệ số tiền gửi, hệ số cho vay và khả năng sinh lời của tài sản. Với mức ý nghĩa 5%, kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số tiền gửi, hệ số cho vay, khả năng sinh lời và quy mô có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ số CAR. Ngược lại, hệ số đòn bẩy tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến hệ số CAR. Biến dự phòng và hệ số thanh khoản không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu. Nghiên
cứu sử dụng phương pháp hồi quy OLS cho dữ liệu bảng sẽ có nhiều nhược điểm do các giả định của phương pháp hồi quy. Bên cạnh đó, các yếu tố vĩ mô vẫn chưa đươc đưa vào mô hình nghiên cứu.
7. Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn Ngọc Anh (2017) đã nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015. Trên cơ sở lược khảo các nghiên cứu trước, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình gồm 6 biến độc lập kỳ vọng có tác động đến CAR gồm quy mô ngân hàng được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản, hệ số đòn bẩy xác định bẳng vốn chủ sở hữu trên tổng nợ, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ, tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản có tính thanh khoản cao. Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu của 29 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2015, được thu thập từ “Vietnamese Banks-A helicopter view Issue 11, Stoxplus”. Phương pháp hồi quy FEM được sử dụng trong nghiên cứu vì những ưu điểm của nó so với hồi quy OLS. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tài sản thanh khoản cao có tương quan ngược chiều với CAR. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên NIM có ảnh hưởng thuận chiều đến CAR. Các biến số còn lại không có ý nghĩa thống kê trong mô hình nghiên cứu.
8. Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) nghiên cứuvề các nhân tố quyết định tới CAR của 26 NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015. Kết quả cho thấy, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ tỷ lệ nghịch và có ý nghĩa thống kê với CAR. Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản, tỷ lệ tổng vốn chủ sở hữu trên tổng nợ, tỷ lệ huy động vốn trên tổng tài sản có mối quan hệ tỷ lệ thuận và có ý nghĩa thống kê với CAR. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu, tỷ trọng cho vay trên tổng tài sản, lãi suất cho vay có ảnh hưởng tới CAR nhưng không có ý nghĩa thống kê.
Như vậy, so với các nghiên cứu khác về CAR ở Việt Nam thì nghiên cứu của Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh (2017) cho thấy một bức tranh khá đầy đủ về các nhân tố tác động tới CAR. Tuy nhiên, mô hình nghiên cứu cũng mới chỉ giải thích được 46,06% sự thay đổi của CAR nghĩa là còn thiếu một số biến quan trọng khác. Đồng thời, cũng cần phải xem xét lại mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu và CAR của các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ tiêu cực với CAR nhưng lại không có ý nghĩa thống kê.
9. Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny (2019) đã thực hiện nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CAR tại 29 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2013 - 2017. Với 7 biến độc lập gồm quy mô ngân hàng, ROA, NIM, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tài sản có mối quan hệ thuận chiều với CAR. Hệ số an toàn vốn CAR có mối quan hệ nghịch chiều với ROA, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng. Chưa có bằng chứng cho thấy NIM, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu có ảnh hưởng đến CAR.
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tốảnh hưởng đến CAR Tên
biến Nghiên cứu nước ngoài Kết quả Nghiên cứu trong nước quảKết
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
Ahmet và Hasan + Phạm Hữu Hồng Thái -
Mohammed T. Abusharba và
cộng sự + Võ Hồng Đức và cộng sự -
Odunayo và Joseph + Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn
Kim Chi -
Nadja Dreca - Hoàng Thị Thu Hường -
Leila Bateni và cộng sự + Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Linh +
Nuviyanti và Achmad Herlanto
Anggono + Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị
Kiều Ny -
Rafet Aktas và cộng sự + Osama A. Elanasary và Hassan
M. Hafez + Yonas Mekonnen + Yahaya và cộng sự - Hewaidy và Alyousef - Quy mô
Rubi Ahmad và cộng sự - Phạm Hữu Hồng Thái -
Nadja Dreca - Võ Hồng Đức và cộng sự -
Leila Bateni và cộng sự - Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn
Kim Chi -
Rafet Aktas và cộng sự - Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự - Ali Shingjergji và Marsida
Hyeni + Trương Thị Hoài Linh -
Osama A. Elanasary và Hassan
M. Hafez - Hoàng Thị Thu Hường -
Yonas Mekonnen + Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Yahaya và cộng sự + Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny + Hewaidy và Alyousef - Tỷ lệ cho vay
Ahmet và Hasan - Phạm Hữu Hồng Thái -
Nadja Dreca - Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự -
Leila Bateni và cộng sự + Trương Thị Hoài Linh - Nuviyanti và Achmad Herlanto
Anggono - Hoàng Thị Thu Hường -
Ali Shingjergji và Marsida
Hyeni - Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn
Ngọc Anh -
Osama A. Elanasary và Hassan
M. Hafez + Masood.U - Yahaya và cộng sự - Hệ số đòn bẩy
Rubi Ahmad và cộng sự + Phạm Hữu Hồng Thái + Ahmet và Hasan - Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn
Kim Chi +
Nadja Dreca + Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự +
Leila Bateni và cộng sự + Hoàng Thị Thu Hường +
Rafet Aktas và cộng sự - Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Linh +
Masood.U + Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị
Kiều Ny +
Tỷ lệ dự
phòng
Ahmet và Hasan + Phạm Hữu Hồng Thái +
Odunayo và Joseph - Võ Hồng Đức và cộng sự +
Osama A. Elanasary và Hassan
M. Hafez - Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự +
Masood.U + Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn
Ngọc Anh -
Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Linh - Phạm Phát Tiến và Nguyễn Thị Kiều Ny - Tỷ lệ huy động
Ijaz Hussain Bokhari và cộng
sự - Phạm Hữu Hồng Thái +
Odunayo và Joseph - Võ Hồng Đức và cộng sự -
Nadja Dreca + Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn
Kim Chi -
Osama A. Elanasary và Hassan
M. Hafez - Vũ Thị Thúy Vân và cộng sự -
Masood.U + Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu Linh + Yahaya và cộng sự + Nợ xấu Rubi Ahmad và cộng sự + Mohammed T. Abusharba và cộng sự -
Nuviyanti và Achmad Herlanto
Anggono +
Ali Shingjergji và Marsida
Hyeni -
Thu
nhập
lãi biên
Rubi Ahmad và cộng sự - Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn
Ngọc Anh +
Rafet Aktas và cộng sự +
Hệ số
thanh
khoản
Rubi Ahmad và cộng sự + Phạm Hữu Hồng Thái + Mohammed T. Abusharba và
cộng sự + Võ Hồng Đức và cộng sự +
Odunayo và Joseph - Trương Thị Hoài Linh +
Rafet Aktas và cộng sự + Phạm Thị Xuân Thoa, Nguyễn
Ngọc Anh - Hewaidy và Alyousef - Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu Ahmet và Hasan - Võ Hồng Đức và cộng sự - Mohammed T. Abusharba và
cộng sự + Thân Thị Thu Thủy và Nguyễn Kim Chi -
Nadja Dreca + Hoàng Thị Thu Hường -
Leila Bateni và cộng sự + Nuviyanti và Achmad Herlanto
Anggono - Yonas Mekonnen - Yahaya và cộng sự + Tăng trưởng kinh tế
Rafet Aktas và cộng sự - Trương Thị Hoài Linh -
Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Linh -
Lạm
phát
Odunayo và Joseph - Lê Thanh Tâm và Nguyễn Diệu
Linh -
Hewaidy và Alyousef -
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)