LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG KHOẢNG TRỐNG LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các cơng trình có liên quan đếnđề tài luận án đề tài luận án
Những điểm thống nhất qua các nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước: - Khái niệm về mơ hình cánh đồng lớn, sự cần thiết phải hình thành và phát triển mơ hình CĐL ở ĐBSCL, mục tiêu phát triển CĐL...
- Phát triển CĐL nhất thiết phải xây dựng và phát triển các mối quan hệ liên kết "4 nhà" (nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nơng), trong đó thường và chủ yếu là liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp thông qua hợp đồng.
Sự liên kết trực tiếp sẽ làm cho chuỗi ngắn lại và qua đó các chủ thể nông dân và doanh nghiệp sẽ đạt được LIKT cao hơn.
- Tham gia vào mối liên kết trong mơ hình CĐL thì cả doanh nghiệp và nơng dân đều có LIKT và các lợi ích khác tùy theo vị thế của họ trong chuỗi liên kết.
Tuy vậy, xã hội cịn có nhiều đánh giá khác nhau, phức tạp, trái chiều. Chẳng hạn: + Cánh đồng mẫu lớn... chưa lớn! thiếu những ưu đãi cụ thể, việc tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo liên tục bị trục trặc.
+ Nơng dân nghĩ rằng, mơ hình CĐL chỉ có lợi nhiều cho doanh nghiệp mà có rất ít lợi cho nông dân, đặc biệt là giá lúa, nông dân thiệt "kép".
+ Còn nhiều vướng mắc trong xây dựng CĐL: việc đảm bảo đầu ra cho nơng dân cịn nhiều bất cập, nên nông dân chưa an tâm. Chưa tạo được sự khác biệt về hiệu quả kinh tế, đảm bảo giá cả và đầu ra. Việc triển khai mơ hình ở các khâu: quy hoạch, tổ chức sản xuất, liên kết đầu ra và đầu vào... ở nhiều CĐL còn kém hiệu quả v.v...
Vì vậy, triển khai mơ hình CĐL một cách rộng rãi và có hiệu quả cần thực hiện nhiều biện pháp để xây dựng các mối liên kết "4 nhà" chủ yếu là giữa nông dân và doanh nghiệp sao cho thiết thực, hiệu quả và bền vững, trên cơ sở đó mà đảm bảo tính thống nhất và hài hịa về LIKT giữa các bên tham gia quan hệ liên kết trong mơ hình CĐL.