Cơ hội, thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 121 - 126)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

4.1.1.1. Cơ hội, thuận lợ

Thứ 1, vùng đồng bằng sơng Cửu Long có những lợi thế quan trọng cho phát triển sản xuất lúa.

Có thể dễ dàng nhận thấy điều kiện tự nhiên rất ưu đãi cho ĐBSCL như: đất đai trù phú, độ phì cao, màu mỡ, nguồn nước dồi dào rất phù hợp cho trồng lúa nước. Bên cạnh đó, khí hậu vùng ĐBSCL rất thuận lợi để phát triển ngành trồng lúa nước. Ngoài ra, ĐBSCL là vùng sản xuất lúa chiếm diện tích lớn nhất cả nước, bình quân đất đai trên hộ sản xuất lớn (vùng ĐBSCL có diện tích bình qn là 0,87 ha/hộ so với 0,67 ha/hộ của cả nước). ĐBSCL có nhiều cơ quan nghiên cứu về giống lúa như: Viện lúa ĐBSCL, Khoa Nông nghiệp Trường Đại học Cần Thơ, Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL… Chính vì vậy, nơng dân, các nhà khoa học, các Viện nghiên cứu của vùng ĐBSCL luôn cải tiến sản xuất, lai tạo ra nhiều giống lúa tốt, chất lượng, có khả năng thích ứng với những biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn cao. Từ đó, tạo điều kiện cho phát triển nền nông nghiệp bền vững dựa trên những lợi thế đó của vùng.

Thứ 2, điều kiện về kết cấu hạ tầng, các điều kiện phục vụ sản xuất lúa ở ĐBSCL cơ bản đáp ứng yêu cầu của sản xuất lớn.

ngừng được đầu tư và hồn thiện đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các mối liên kết sản xuất lúa giữa nông dân và doanh nghiệp theo các CĐL, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất và áp dụng những tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các máy móc thiết bị sử dụng trong sản xuất tương đối hiện đại, hệ thống thủy lợi đảm bảo đáp ứng nhu cầu tưới tiêu trên CĐL. Trình độ nơng dân làm dịch vụ tưới tiêu ngày càng được nâng lên, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Giao thông nơng thơn ngày càng phát triển và hồn thiện, đáp ứng nhu cầu vận chuyển vật tư và nông sản tiêu thụ.

Thị trường cung cấp đầu vào đa dạng, nhiều loại phân, thuốc bảo vệ thực vật nên dễ lựa chọn và có sức cạnh tranh. Phân bón đa dạng, chất lượng, hiệu quả nhanh, giá hợp lý, nông dân dễ mua và vận chuyển. Thuốc bảo vệ thực vật phong phú, nhiều loại phức hợp trị nhiều bệnh, trừ nhiều loại sâu - rầy …, giá thuốc hợp lý. Bên cạnh đó, các đại lý, các doanh nghiệp kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật có uy tín, cho nơng dân ứng trước gối vụ, giảm chi phí đầu tư cho nơng dân tạo thuận lợi cho nông dân yên tâm sản xuất.

Các nơng dân tham gia mơ hình CĐL được hỗ trợ kỹ thuật tốt từ cán bộ khuyến nông, từ lực lượng cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp, các dự án hỗ trợ sản xuất như VnSAT… từ đó, giúp họ thấy được lợi ích của việc liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nơng sản nói chung, sản xuất lúa nói riêng. Nơng dân cũng tham gia nhiều chương trình, mơ hình khuyến nơng và sẵn sàng áp dụng những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất. Việc tham gia vào mơ hình CĐL là một hình thức tổ chức sản xuất mới, vừa có tính thực tiễn vừa khoa học, vừa mang tính cộng đồng cao, vừa cụ thể về các LIKT khi tham gia.

Thứ 3, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta ngày càng tiến tới minh bạch, ổn định hơn theo hướng khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL.

Nhiều chủ trương, chính sách lớn có tác động mạnh mẽ đến phát triển mơ hình CĐL và đảm bảo hài hịa LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp được ban hành, cụ thể:

Nghị quyết số 26-NQ/TW về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn nêu rõ: "Đổi mới và xây dựng các mơ hình kinh tế, hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở

nơng thơn. Có chính sách khuyến khích phát triển các mối liên kết giữa hộ nông dân với các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức khoa học, hiệp hội ngành hàng và thị trường tiêu thụ sản phẩm để hỗ trợ kinh tế hộ phát triển theo hướng gia trại, trang trại có quy mơ phù hợp, sản xuất hàng hố lớn”.

Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của Chính phủ cũng đặt ra nhiệm vụ chủ yếu về xây dựng và phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất nơng nghiệp đó là: "Đổi mới các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn:

trong đó, phải xác định rõ vị trí, vai trị của các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nơng thơn, chú trọng phát triển loại hình sản xuất tạo đột phá căn bản, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp hiện đại, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thơn. Hình thành mối liên kết hộ sản xuất với trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức khoa học, thương mại, hiệp hội ngành hàng”.

Hội nghị Trung ương 4 (khoá XII) ngày 1 tháng 11 năm 2016 của Đảng đã ban hành Nghị quyết số 05-NQ/TW về "một số chủ trương, chính sách lớn nhằm tiếp tục đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, sức cạnh tranh của nền kinh tế" đặt ra yêu cầu: "Tiếp tục đổi mới và phát triển các hình

thức tổ chức sản xuất phù hợp; nhân rộng các mơ hình tổ chức sản xuất mới, hiệu quả đã được kiểm chứng; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ ở cả trong nước và ngoài nước; chuyển mạnh từ sản xuất theo hộ gia đình riêng lẻ sang mơ hình sản xuất hợp tác, liên kết, tập trung, quy mơ lớn; có cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút mạnh mẽ các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thơn”.

Quyết định số 68/QĐ-TTg, ngày 15/01/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, đã nêu rõ định hướng phát triển Các vùng sản xuất chính phân bổ theo 3 vùng sinh thái phát triển thích ứng với BĐKH - nước biển dâng, trong đó sản xuất lúa gạo, rau và trái cây tại vùng giữa đồng bằng (diện tích tự nhiên khoảng 1,5 triệu ha).

Nghị định 98/2018/NĐ-CP ngày 05/07/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Theo Nghị định này, dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp được hỗ trợ như sau: Hỗ trợ 30% vốn đầu tư máy móc, trang bị xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ liên kết, tổng mức hỗ trợ không quá 10 tỷ đồng; hỗ trợ 100% chi phí tư vấn liên kết, tối đa khơng q 30 triệu đồng; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa khơng quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch vụ tập trung của hợp tác xã; hỗ trợ 40% chi phí chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng đồng bộ theo chuỗi.

Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH, việc chuyển đổi mơ hình phát triển phải dựa trên hệ sinh thái, đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên, đa dạng sinh học, văn hóa, con người và quy luật tự nhiên; kết hợp giữa công nghệ tiên tiến, hiện đại với tri thức, kinh nghiệm truyền thống, đảm bảo tính ổn định và sinh kế của người dân, trong đó người dân và doanh nghiệp đóng vai trị trung tâm, Nhà nước đóng vai trị định hướng dẫn dắt, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ khởi nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Q trình chuyển đổi cần có tầm nhìn dài hạn, ưu tiên cho thích ứng với BĐKH, nhưng cũng phải tận dụng các cơ hội để phát triển kinh tế cácbon thấp, kinh tế xanh, bảo vệ sinh thái tự nhiên. Xây dựng cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo 3 trọng tâm: thuỷ sản - cây ăn quả - lúa gắn với các tiểu vùng sinh thái, trong đó coi thuỷ sản (nước lợ, nước ngọt, nước mặn) là sản phẩm chủ lực.

Thứ 4, sự thành cơng của các mơ hình hợp tác, liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL.

Những mơ hình liên kết sản xuất tiêu thụ nông sản thời gian qua đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người nơng dân và cán bộ, chính quyền các cấp về tính tất yếu phải hợp tác, liên kết triển nơng nghiệp hiện nay. Chỉ có hợp tác, liên kết sản xuất và tiêu thụ mới giải quyết được bài tốn về chất lượng nơng sản, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững trước những biến động ngày càng phức tạp của thị trường. Các mơ hình CĐL đều cho hiệu quả rõ rệt đối với các chủ thể tham gia (nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác và doanh nghiệp) tham gia liên kết.

Đối với người nông dân, các tổ chức đại diện nông dân (hợp tác xã, tổ hợp tác) có đầu ra cho sản phẩm ổn định, giá cả cao, an toàn và hạn chế rủi ro, nhất là rủi ro về thị trường. Nông dân được doanh nghiệp đầu tư, cung ứng giống xác nhận, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất với lãi suất thấp, tin cậy về chất lượng; được nhà nước hỗ trợ về kỹ thuật, chi phí mua giống xác nhận…từ đó, nơng dân yên tâm sản xuất, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật và mạnh dạn đầu tư chuyển đổi các giống lúa thích hợp để tăng lợi nhuận. Đặc biệt, nơng dân có động lực tổ chức sản xuất theo mơ hình trang trại, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, giảm giá thành sản phẩm và nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.

Về phía doanh nghiệp, chủ động nguồn cung lúa gạo, quản lý tốt về chất lượng, giá cả ổn định, tạo điều kiện xây dựng thương hiệu gạo, mở rộng thị trường tiêu thụ,

tránh các rủi ro về chất lượng bị trả lại đơn hàng… Các hợp đồng liên kết với nơng dân có sự cam kết rõ ràng về số lượng, chất lượng, thời gian cung cấp, giá cả và cả hình thức thanh tốn. Tính pháp lý và các hình thức xử lý tranh chấp hợp đồng ngày càng được hoàn thiện, hiệu quả hơn, ràng buộc chặt chẽ hơn đối với cả nông dân và doanh nghiệp tạo thuận lợi cho hoạt động liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp ngày càng bền vững dựa trên quan hệ LIKT ngày càng gia tăng và đảm bảo hài hòa.

Thứ 5, một số yếu tố khác tạo thuận lợi cho phát triển CĐL.

Xu hướng gia tăng nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm sạch của xã hội, xu hướng này đối xuất hiện cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhu cầu sử dụng sản phẩm gạo chất lượng cao trên thị trường xuất khẩu đã phát sinh từ lâu nay. Hiện tại, nhu cầu này tiếp tục được gia tăng và định hướng tiếp cận thị trường có nhu cầu này trở thành chiến lược lâu dài của Chính phủ Việt Nam.

Chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện thông qua việc thay đổi cơ cấu gạo sản xuất và nâng cao năng lực chế biến. Tỷ trọng gạo chất lượng cao đã được tăng lên đáng kể, như: gạo thơm, gạo nếp tăng từ 11,7% năm 2012 lên tới 41,7% năm 2017, tỷ trọng gạo trắng giảm từ 81,7% năm 2012 xuống còn 49,7%.

Biểu đồ 4.1: Sự thay đổi về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của một số mặt hàng chủ lực giai đoạn 2012 - 2017 (%)

Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn [13].

Trong thời gian qua, Chính phủ, Bộ Cơng thương và các Bộ, Ngành có liên quan đã triển khai các biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mặt hàng gạo Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần tiêu thị hết lúa gạo của người nông dân. Đặc biệt, việc ban hành Chiến lược phát triển thị trường xuất

khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2030; Đề án Tái cơ cấu ngành lúa gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, ngành lúa gạo sẽ được định hướng quy hoạch, sản xuất để nâng cao hiệu quả và thúc đẩy xuất khẩu.

Bên cạnh đó, mặc dù nhu cầu tiêu dùng sản phẩm gạo sạch và chất lượng cao ở thị trường nội địa chưa phải phổ biến nhưng đã có xu hướng phát triển rõ rệt, chẳng hạn như các thương hiệu: ST24, ST25, Hạt Ngọc Trời… đã xuất hiện ngày càng phổ biến hơn ở các Siêu thị, các cửa hàng phân phối gạo trên thị trường nội địa.

Như vậy, hội tụ cả hai xu hướng gia tăng nhu cầu gạo sạch, chất lượng cao cả thị trường trong nước và xuất khẩu đã trở thành cơ hội cho việc phát triển mơ hình CĐL cho hiện tại và cho tương lai. Và cơ hội này cũng tạo ra điều kiện gắn kết chặt chẽ các quan hệ LIKT giữa các chủ thể tham gia mơ hình CĐL, bởi vì chỉ có liên kết sản xuất theo những quy trình khép kín mới thuận lợi cho việc sản xuất, xây dựng thương hiệu cho mở rộng thị trường này.

Mặt khác, trong bối cảnh hội nhập kinh tế của nước ta ngày càng sâu rộng cũng tạo ảnh hưởng tích cực đến việc phát triển CĐL sản xuất lúa. Quá trình hội nhập càng sâu rộng sẽ giúp các doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là thị trường khó tính (địi hỏi chất lượng cao, nhưng giá mua cao). Trong khi đó, chỉ có kiểu tổ chức sản xuất với quy mơ lớn, tập trung như CĐL mới có khả năng đạt được những tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu của phân khúc thị trường khó tính này, mơ hình này cũng giúp hạ thấp giá thành sản xuất giúp các doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 121 - 126)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w