2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
4.2.2.2. Đẩy mạnh việc ứng dụng tiến bộ khoa học cơng nghệ vào q trình sản xuất lúa trong mơ hình cánh đồng lớn
trình sản xuất lúa trong mơ hình cánh đồng lớn
Tiến bộ công nghệ cần được hiểu đầy đủ ở 2 góc độ: 1) Đó là những thành tựu khoa học, những nguyên lý, thử nghiệm và cải tiến sản phẩm, quy trình cơng nghệ hay thiết bị kỹ thuật; 2) Là sự áp dụng phổ biến các kết quả nghiên cứu, thử nghiệm vào thực tế nhằm nâng cao trình độ phát triển chung của sản xuất. Nghiên cứu và phát minh, sáng chế sẽ tạo ra kiến thức, cịn q trình triển khai và cải tiến sẽ đưa kiến thức mới vào sản xuất. Theo các cách hiểu rộng hơn, tiến bộ công nghệ cịn thu được qua q trình "học thơng qua làm" (Learning by doing). Theo đó, cơng nhân, người quản lý, nhà đầu tư tích lũy kinh nghiệm và kết quả là có thể tăng hiệu quả sản xuất trong tương lai.
Vai trò xuyên suốt của tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế bền vững đã được nhiều nhà kinh tế khẳng định, đối với các nước đang phát triển trên 2 lĩnh vực lớn, nhất là nông nghiệp (công nghệ sinh học) và thông tin - truyền thông (công nghệ thông tin và truyền thông).
Đẩy mạnh công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học và kỹ thuật cho nông dân, các hợp tác xã trồng lúa; tập huấn, nâng cao ứng dụng kỹ thuật "3 giảm, 3 tăng" vào sản xuất (giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm lượng
phân đạm, tăng năng suất cây trồng, tăng chất lượng nông sản, tăng hiệu quả kinh tế); hoặc "1 phải, 5 giảm" (phải dùng giống xác nhận, giảm lượng nước vừa đủ, giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm lượng giống gieo sạ, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, giảm phân bón) hay "1 phải, 6 giảm" - giảm thứ 6 là giảm khí phát thải được tạo ra mà quan tâm nhất là khí CO2 và CH4. Xây dựng và nhân rộng mơ hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP. Các tiến bộ khoa học, công nghệ được áp dụng một cách đồng bộ trong CĐL sẽ rút ngắn chênh lệch về năng suất trồng giữa các hộ tham gia mơ hình và nâng cao năng suất bình qn tồn cánh đồng. Đây cũng là con đường để tái cơ cấu sản xuất; xây dựng nền nông nghiệp hiện đại thông qua liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và là biện pháp cơ bản để tăng năng suất, hạ giá thành nông sản và tăng thêm lợi nhuận cho nông dân.
Đẩy mạnh phát triển công nghệ bảo quản trong sản xuất lúa. Cơng nghệ bảo quản có vai trị quan trọng đối với việc bảo quản giá trị sử dụng và gia tăng giá trị hàng hóa. Các cơng trình nghiên cứu được cơng bố thời gian qua cho thấy, nếu sử dụng công nghệ hiện đại để bảo quản nông sản thì tỷ lệ tổn thất chỉ khoảng 0,1- 0,2%, cịn nếu sử dụng cơng nghệ lạc hậu thì tỷ lệ đó là 1%-2%. Theo báo cáo tổng kết tổn thất sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL, về khối lượng lúa là 13% và về giá trị là 12%, cộng dồn tổng thiệt hại đến 25% [126]. Đối với vùng ĐBSCL, nơi trọng điểm sản xuất lúa của cả nước, việc phát triển công nghệ bảo quản cần hướng vào đầu tư xây dựng hệ thống sấy lúa công nghiệp kết hợp với hệ thống kho chứa lúa khô công suất lớn. Bởi sấy lúa là khâu quan trọng nhất để giảm tổn thất sau thu hoạch về khối lượng và chất lượng hạt gạo.
Do đó, thực hiện giải pháp này cần tập trung vào các nội dung sau:
Áp dụng cơ giới hóa đồng bộ, đặc biệt là khâu thu hoạch và bảo quản nông sản. Dùng máy móc cơ giới thích hợp cho từng vùng sinh thái từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, bảo đảm tồn trữ để giảm thất thốt sau thu hoạch, giảm cơng lao động và gia tăng gia trị nơng sản hàng hóa.
Nhà nước cần hỗ trợ các HTX, các doanh nghiệp đầu tư máy móc, thiết bị; xây dựng các cơng trình hạ tầng phục vụ liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, ưu tiên các vùng sản xuất tập trung, có nhiều mơ hình liên kết.
Tranh thủ các dự án hỗ trợ khoa học công nghệ thông qua các trường Đại học, các viện nghiên cứu, các chương trình trong các dự án biến đổi khí hậu để hỗ trợ, hướng dẫn, tập huấn nhằm tăng cường năng lực ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho nông dân canh tác lúa như: Dự án về chuyển giao tiến bộ khoa học
kỹ thuật trong canh tác lúa của chương trình IPM từ các dự án như Dự án WB6, dự án GIZ, dự án VnSAT….