Những bài học kinh nghiệm rút ra cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 74 - 78)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.2.2. Những bài học kinh nghiệm rút ra cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long

Cửu Long

Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Trung Quốc trong phát triển mơ hình liên kết sản xuất, giải quyết quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong liên kết sản xuất quy mô lớn; kinh nghiệm dồn điền, đổi thửa ở vùng đồng bằng sơng Hồng, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho khu vực ĐBSCL trong phát triển mơ hình CĐL nói chung và giải quyết quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp nói riêng. Các bài học kinh nghiệm cụ thể:

Một là, tổ chức mơ hình liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản đảm bảo LIKT

của nông dân và doanh nghiệp phải bắt nguồn từ nhu cầu của hai bên và dựa trên nguyên tắc tự nguyện.

Bài học kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, quá trình hình thành và phát triển của các mơ hình liên kết sản xuất giữa nơng dân và doanh nghiệp theo kiểu hợp đồng xuất phát từ nhu cầu của thực tiễn, nhất là nhu cầu của các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu muốn xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định, kiểm soát chất lượng, cung cấp các yếu tố đầu vào ổn định cho người sản xuất..., người nông dân cũng muốn ổn định đầu ra sản phẩm của mình, giảm rủi ro do doanh nghiệp đầu tư các yếu tố đầu vào... Từ đó, các chủ thể tự nguyện tham gia liên kết với nhau trong quá trình sản xuất. Sự phát triển các mối liên kết kinh tế dựa trên cơ sở LIKT của các chủ thể gia tăng và gắn chặt với nhau về LIKT trong quá trình sản xuất. Để vận dụng được bài học kinh nghiệm này, các tỉnh thành vùng ĐBSCL cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các chủ thể

về sự cần thiết, cùng như những LIKT mang lại cho các chủ thể liên kết, nhất là nông dân và doanh nghiệp để các chủ thể tự nguyên tham gia liên kết sản xuất theo mơ hình CĐL; xây dựng những mơ hình liên kết điểm, đạt hiệu quả cao để người nông dân và doanh nghiệp chủ động và tự nguyện gắn kết nhân rộng mơ hình; Nhà nước phải quan tâm theo dõi, giám sát và hoàn thiện cơ chế phân chia LIKT giữa các chủ thể tham gia mơ hình liên kết theo hướng hài hòa LIKT giữa các chủ thể.

Hai là, quan tâm đến các điều kiện cần và đủ trong quá trình xây dựng các

mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp nhằm đảm bảo gia tăng LIKT và gắn kết bền vững giữa các chủ thể.

Bài học kinh nghiệm của Thái Lan và Trung Quốc cho thấy, việc liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất và tiêu thụ nông sản không phải thành công trên các lĩnh vực hay tất cả các loại nông sản. Để liên kết thành công trên cơ sở gia tăng LIKT cho các chủ thể và gắn kết LIKT giữa họ, cần thiết phải quan tâm đến các điều kiện cần và đủ cho mối liên kết này. Chỉ có các doanh nghiệp quy mơ lớn mới có đủ các điều kiện liên kết sản xuất đạt hiệu quả cao, chẳng hạn như tập đoàn CP của Thái Lan, các "doanh nghiệp đầu rồng" ở Trung Quốc mới có đủ điều kiện để xây kho, trữ hàng, xây dụng nhãn hiệu hàng hoá, quảng bá thương hiệu, hậu mãi..., chỉ có những vùng có điều kiện thuận lợi, diện tích đủ lớn mới có thể liên kết hiệu quả hơn. Để vận dụng được bài học kinh nghiệm này, các tỉnh thành vùng ĐBSCL cần nghiên cứu các điều kiện cần và đủ cho liên kết sản xuất lúa theo CĐL. Bên cạnh đó, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và khuyến khích nhằm xây dựng các doanh nghiệp đủ mạnh, quy mơ lớn nhằm đảm đương vai trị hạt nhân của mình, đồng thời, thu hút các doanh nghiệp đầu tư nước ngồi thực hiện phương thức nơng nghiệp hợp đồng với nơng dân trồng lúa.

Ba là, đề cao vai trị của Nhà nước trong mơ hình liên kết sản xuất và tiêu thụ

giữa nông dân và doanh nghiệp.

Kinh nghiệm của Thái Lan, Nhà nước tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng; kinh nghiệm của Malaysia Nhà nước tham gia hoàn thiện thể chế quản lý và cải tạo đồng ruộng; kinh nghiệm của Trung Quốc lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp có năng lực tốt tham gia liên kết với nông dân... Điểm chung của Nhà nước của các quốc gia này là luôn quan tâm đến việc gia tăng LIKT của các củ thể trong mơ hình liên kết, việc phân chia LIKT giữa các chủ thể, đảm bảo hài hòa LIKT cho các chủ thể. Kinh nghiệm của các tỉnh thành vùng đồng bằng sơng Hồng, Nhà nước tham

gia q trình dồn điền, đổi thửa, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho nơng dân và doanh nghiệp tham gia CĐL. Từ bài học kinh nghiệm của các nước và vùng đồng bằng sơng Hồng cho thấy, Nhà nước có vai trị rất quan trọng trong việc thúc đẩy sự hình thành, phát triển liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp theo hình thức hợp đồng. Để vận dụng bài học kinh nghiệm này ở ĐBSCL, các chủ thể cần nhận thức được vai trò của Nhà nước trong liên kết bốn nhà, nhất là đối với sự hình thành và phát triển liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp. Nhà nước cần có các chính sách thu hút các doanh nghiệp đủ lớn, có năng lực tốt tham gia liên kết sản xuất với nông dân. Đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất ở các vùng có CĐL hiệu quả. Quy hoạch, thực hiện các chính sách hỗ trợ nhằm kiến thiết lại đồng ruộng, thuận lợi cho cơ giới hóa và gia tăng hiệu quả kinh tế theo quy mơ. Nghiên cứu hồn thiện pháp luật về hợp đồng kinh tế, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các chủ thể gia tăng LIKT và hài hòa trong phân chia LIKT giữa các chủ thể.

Bốn là, khuyến khích xây dựng các mơ hình liên kết có mối quan hệ gắn kết

tài sản chặt chẽ giữa hai bên liên kết nhằm đảm bảo giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa các bên tham gia liên kết.

Bài học kinh nghiệm từ Thái Lan, nhất là từ tập đồn CP cho thấy, việc khuyến khích nơng dân đầu tư mua sắm các tài sản chuyên biệt (Asset specificity) là rất quan trọng. Khi đó, người nơng dân sẽ gắn chặt hoạt động sản xuất của mình với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó giúp doanh nghiệp ổn định được nguồn cung sản phẩm, ổn định thị trường. Đây là cơ sở phát triển bền vững mối quan hệ liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp theo hướng gắn chặt về LIKT, cùng đi chung trên một con thuyền lợi ích. Chính quyền các cấp cần quan tâm đến LIKT của các chủ thể, nhất là nơng dân vì đây chính là động lực giúp thu hút được nhiều nông dân tham gia liên kết với doanh nghiệp.

Để vận dụng được bài học kinh nghiệm này, ĐBSCL cần tập trung khuyến khích các mơ hình liên kết có sự gắn kết chặt chẽ giữa nông dân và doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm chuyên biệt cung ứng trên thị trường, chẳng hạn sản xuất các loại gạo chất lượng cao, gắn với thương hiệu của cơng ty. Khuyến khích các hình thức gia cơng cho các doanh nghiệp, doanh nghiệp đầu tư các yếu tố đầu vào, quản lý và tư vấn kỹ thuật, nơng dân hưởng LIKT qua diện tích gia cơng sản xuất cho các doanh nghiệp. Khuyến khích nơng dân, các THT, HTX mua cổ phần, góp cổ phần qua quyền sử dụng đất với các doanh nghiệp, ngược lại khuyến khích các doanh

nghiệp góp vốn vào các THT, HTX nhằm gắn kết chặt chẻ hoạt động sản xuất kinh doanh và các LIKT. Có thể khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu gạo riêng của mình và liên kết với nông dân sản xuất cung ứng cho việc xây dựng thương hiệu này. Cung ứng các vật tư nông nghiệp cho nơng dân nhằm quản lý quy trình và đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn hạt gạo.

Năm là, tập trung ruộng đất, quy hoạch và cải tạo đồng ruộng để thuận lợi cho

ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hoá vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Từ bài học kinh nghiệm Malaysia và các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng cho thấy, để sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao cần xây dựng những CĐL đủ lớn về diện tích, có độ bằng phẳng cao tạo thuận lợi cho việc ứng dụng các phương pháp canh tác tiên tiến, đẩy mạnh cơ giới hóa trong tất cả các khâu sản xuất nhằm giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế theo quy mơ. Ở Việt Nam hiện nay, tiêu chí quy mơ CĐL không cố định mà tùy vào điều kiện của từng địa phương mà xây dựng CĐLvới quy mơ phù hợp. Khu vực ĐBSCL, diện tích CĐL sản xuất lúa có thể từ 300-500 ha, lớn hơn có thể từ 500-100 ha. Trong khi đó, bình qn đất đai trên hộ của vùng ĐBSCL hiện nay chỉ đạt 0,87ha/hộ. Vì vậy, để xây dựng được những CĐL đạt hiệu quả cao cần phải tiến hành các biện pháp tập trung ruộng đất, hình thành các vùng sản xuất tập trung, quy mơ lớn. Khuyến khích các doanh nghiệp th đất của nông dân, đồng thời thuê mướn nơng dân làm việc trên chính mảnh ruộng của mình để tạo việc làm ổn định và gia tăng thu nhập cho họ. Thực hiện các biện pháp dồn điền, đổi thửa tạo thuận lợi cho t ập trung ruộng đất quy mơ lớn hơn. Khuyến khích nơng dân chuyển đổi đất, cho thuê đất lâu dài giúp doanh nghiệp yên tâm đầu tư trren những mảnh ruộng lớn.

Tổ chức vận động nông dân "bang bờ", cải tạo mặt ruộng để có CĐL bằng phẳng, diện tích các thửa tương đối lớn tạo điều kiện phát triển hệ thống thủy lợi, hệ thống giao thông nội đồng giúp đẩy mạnh cơ giới hóa và thuận lợi trong vận chuyển máy móc, vật tư nơng nghiệp và tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Việc bang bờ hiện nay không ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của nơng dân, bởi lẽ, Nhà nước có thể dùng cơng nghệ chụp hình trên khong để quản lý các thửa đất, thiết lập dữ liệu về đất đai lưu giữ lại. Có thể áp dụng phương pháp san bằng mặt ruộng bằng tia laser để gia tăng diện tích sử dụng, thuận tiện áp dụng cơ giới hóa. Tuy nhiên, thực hiện dự án này, kinh phí thực hiện là khá lớn, địi hỏi phải có sự hỗ trợ của Nhà nước và phải áp dụng phương thức "Nhà nước và nhân dân cùng làm".

Chương 3

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w