2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
2.2.1.3. Trung Quốc hỗ trợ, khuyến khích sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hố thông qua hợp đồng
hàng hố thơng qua hợp đồng
Trong chương trình hiện đại hố nơng nghiệp, Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chính sách hỗ trợ và khun khích sản xuất và tiêu thụ nơng sản hàng hố thơng qua hợp đồng nhằm giúp ngành nơng nghiệp thu được nhiều lợi nhuận và có sức cạnh tranh. Sản xuất theo hợp đồng được xem là hình thức hiệu quả để liên kết nơng dân sản xuất nhỏ lẻ với các doanh nghiệp chế biến lớn. Từ những năm 1990, hợp đồng bao tiêu nơng sản đã được Chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhằm tăng cường doanh thu và tính cạnh tranh của việc sản xuất nơng nghiệp.
Các số liệu gần đây cho thấy số lượng các công ty kinh doanh nông sản tham gia hợp đồng bao tiêu nông sản đã tăng 5 lần từ năm 1996 đến năm 2002 từ 8.377 lên 46.060. Số hộ nông dân đã ký hợp đồng với các doanh nghiệp là gần 72.650.000 hộ vào năm 2002. Tỷ lệ các hộ nông dân tham gia vào hợp đồng bao tiêu nông sản tăng từ 10% giữa năm 1996 lên 30% năm 2002 [131].
Trong địa bàn tỉnh Triết Giang, 72% doanh nghiệp kinh doanh nông sản tham gia hợp đồng bao tiêu nơng sản có hơn 75% các hộ nơng dân đã ký hợp đồng hoặc đạt được các điều kiện để ký kết [131]. Từ sự thành công của Trung Quốc trong thực hiện liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân có thể rút ra 3 kinh nghiệm.
(1) Lựa chọn ngành hàng có đủ điều kiện để thực hiện liên kết. Việc thực hiện liên kết trước hết tập trung cho một số ngành hàng nơng sản có tính chun biệt cao và có yêu cầu cao về chất lượng, nhất là bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm như: chế biến rau, chế biến thịt, nuôi trồng thuỷ sản, chế biến dâu, tơ tằm, bông vải, nấm và sữa. Tuy nhiên, tỷ lệ ký hợp đồng nhiều nhất là ngành chế biến thực phẩm, nuôi trồng thuỷ sản và chế biến sữa.
(2) Sử dụng nhiều hình thức liên kết phù hợp. Ở Trung Quốc, có hai hình thức tổ chức cấu trúc được sử dụng tại các doanh nghiệp tham gia hợp đồng bao tiêu nơng sản. Mơ hình tập trung, trong đó, 1 đơn vị sẽ ký hợp đồng trực tiếp với nhiều hộ nông dân, được xem như "công ty + các hộ nơng dân". Hình thức được sử dụng rộng rãi thứ hai là doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng với các các hộ nơng dân thơng qua 1 bên trung gian, ví dụ như hội đồn nơng dân, người trung gian, hoặc hội đồng làng, được xem như "công ty + trung gian + các hộ nông dân". Giá cả thoả thuận trong các hợp đồng liên kết ở Trung Quốc có 3 hình thức: giá cố định, giá sàn và giá theo thị trường.
(3) Vai trò của Nhà nước. Để thúc đẩy sản xuất theo hợp đồng, Chính phủ Trung Quốc đã lựa chọn và chỉ định các doanh nghiệp (trung ương hoặc địa phương) có tiềm lực kinh tế, quy mơ lớn, có kỹ thuật và cơng nghệ ký kết hợp đồng trực tiếp với nông dân được gọi là ''Doanh nghiệp đầu rồng'', uỷ ban phối hợp phát triển công nghiệp hố nơng nghiệp quốc gia (The National Agricultural Industrialisation Development Joint Committee) đưa ra tiêu chuẩn và giám sát việc thực hiện của các doanh nghiệp này. Nhờ đó, việc sản xuất theo hợp đồng giữa nông dân và doanh nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao.
Nhìn chung, sản xuất theo hợp đồng ở Trung Quốc thực hiện nhờ vào chính sách cơng nghiệp hố nơng nghiệp. Nơng dân và doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng sản xuất theo hợp đồng nên ngày càng có nhiều doanh nghiệp và nơng dân tham gia sản xuất theo hợp đồng. Sản xuất theo hợp đồng thành cơng cịn tuỳ thuộc vào loại sản phẩm. Các sản phẩm đòi hỏi chế biến ngay và yêu cầu vệ sinh thực phẩm dễ dàng thực hiện sản xuất theo hợp đồng hơn những sản phẩm khác.