2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
4.2.1.2. Thể chế hoá quyền lợi và trách nhiệm của từng chủ thể tham gia liên kết theo nguyên tắc đảm bảo hài hịa lợi ích kinh tế của các chủ thể
liên kết theo nguyên tắc đảm bảo hài hịa lợi ích kinh tế của các chủ thể
Thể chế quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của các chủ thể là vấn đề rất quan trọng, bởi vì trong bất cứ mối liên kết kinh tế nào các chủ thể cần phải biết rõ vai trị, trách nhiệm và quyền lợi của mình để từ đó cóp ý thức thực hiện đúng.
Đối với chủ thể nông dân - người trực tiếp làm ra sản phẩm: lý do chính mà người nơng dân thường phá vỡ hợp đồng là do nội dung các hợp đồng liên kết thường do doanh nghiệp đưa ra, thiếu sự bàn bạc, thương thảo với nơng dân trong q trình ký kết, nên LIKT của người nông dân chưa thỏa đáng. Nông dân vẫn giữ tập quán sản xuất truyền thống, chưa theo kịp yêu cầu sản xuất hàng hóa, nhất là tiêu chuẫn kỹ thuật đáp ứng từng thị trường khác nhau. Do thiếu kiến thức về pháp luật, tâm lý tiểu nơng, vì lợi ích trước mắt đã xuất hiện hiện tượng nông dân không tôn trọng các điều khoản đã ký với doanh nghiệp trong hợp đồng.
Để hoàn thiện và tạo sự bèn vững trong liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp thì cần thể chế rõ quyền và trách nhiệm của nơng dân khi tham gia CĐL. Theo đó, nơng dân chỉ nên tập trung vào khâu sản xuất, các vấn đề về vốn,
thu mua sản phẩm theo đúng hợp đồng ký kết, đầu tư và tìm kiếm thị trường đã được cơng ty thu mua thực hiện thông qua hợp đồng. Đổi lại, người nơng dân phải có trách nhiệm tn thủ các quy trình sản xuất, ghi chép nhật ký, nhiều hộ nơng dân cùng làm việc trên một diện tích lớn nhưng chỉ có một tiêu chuẩn duy nhất. Chính điều này bảo đảm sản phẩm đạt tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bên cạnh đó, nơng dân chủ động và tham dự đầy đủ các lớp đào tạo, tập huấn và đào tạo nghề, đáp ứng các yêu cầu của sản xuất, nâng cao năng lực tổ chức sản xuất, kết nối đầu vào đầu ra sản phẩm. Hơn nữa, nông dân phải hợp tác sản xuất đảm bảo vùng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo đúng hợp đồng, tôn trọng hợp đồng cả về số lượng, chất lượng và thời gian cung ứng.
Đối với các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ nông sản: khi tham gia vào chuỗi sản xuất này được Nhà nước hỗ trợ đầu vào, kỹ thuật sản xuất, chế biến, bảo quản; xây dựng thương hiệu, tìm kiếm thị trường. Ðồng thời, Nhà nước ban hành các chế tài ràng buộc nông dân phải bán sản phẩm theo đúng hợp đồng cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp xây dựng nhà máy chế biến gắn với xây dựng các vùng nguyên liệu. Doanh nghiệp sẽ tăng thu lợi nhuận do tăng năng suất và chất lượng, giá trị gia tăng từ sản phẩm. Mặt khác, các doanh nghiệp phải chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị máy móc.
Ngược lại, doanh nghiệp có trách nhiệm như: phải có chiến lược và xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường trong và ngồi nước, đảm bảo tính ổn định về thị trường; phải hướng tới xây dựng được thương hiệu và chăm sóc thương hiệu theo định hướng cạnh tranh lành mạnh, cần những mơ hình hiệu quả để tập hợp nơng dân. Doanh nghiệp phải đóng vai trị trung tâm, chủ động ký kết hợp đồng. Tuy nhiên, quá trình soạn thảo và ký kết các hợp đồng nên cho người dân tham gia bàn bạc với doanh nghiệp. Doanh nghiệp hướng dẫn, giúp đỡ nhà nông trong việc áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, hỗ trợ vay vốn tín dụng và vật tư nơng nghiệp, hỗ trợ đầu vào và thu mua sản phẩm cho nông dân đúng theo hợp đồng ký kết. Thực hiện bao tiêu sản phẩm với giá thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm LIKT của cả hai bên. Doanh nghiệp tích cực đi tìm thị trường, mở rộng khả năng tiêu thụ nhằm đảm bảo đầu ra cho nông dân. Doanh nghiệp nên mua bảo hiểm vùng nguyên liệu cho nông dân, bảo đảm phát triển bền vững, tạo điều kiện để nông dân mua cổ phần trong doanh nghiệp chế biến.