Quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng vùng cánh đồng lớn để thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 138 - 141)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

4.2.2.1. Quy hoạch, cải tạo lại đồng ruộng, đầu tư kết cấu hạ tầng vùng cánh đồng lớn để thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa

cánh đồng lớn để thuận lợi cho ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơ giới hóa

Ở nước ta hiện nay, tiêu chí về quy mơ diện tích CĐL được xác định linh hoạt đảm bảo phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi địa phương. Đối với vùng ĐBSCL, diện tích CĐL có thể từ 300 ha đến 500 ha, những cánh đồng tương đối lớn có thể có diện tích từ 500 ha đến 1.000 ha.

Theo Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg và Thông tư số 15/2014/TT- BNNPTNT thì "Ủy ban nhân dân tỉnh căn cứ điều kiện địa phương quy định quy mơ diện tích tối thiểu dự án hoặc phương án CĐL phù hợp với điều kiện cụ thể ". Chính vì vậy, quy hoạch phát triển CĐL chỉ mang tính chất địa phương, chưa đặt trong tổng thể của vùng nên ảnh hưởng đến cạnh tranh và phát huy lợi thế của vùng. Bên cạnh đó, CĐL hiện nay chỉ giải quyết được bài tốn giảm chi phí,

nâng cao năng suất lúa, cịn bài tốn chất lượng, tạo sự khác biệt so với sản phẩm ngồi mơ hình đặt trong điều kiện biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL chưa có có lời giải thật rõ ràng.

Trên thực tế, qua các kết quả nghiên cứu thời gian qua cho thấy, 30 huyện trong tổng số 103 huyện của vùng ĐBSCL đã chiếm hơn 50% sản lượng lúa hàng năm của cả vùng. Điều đó chứng minh cho việc ĐBSCL có thể trồng lúa ở nhiều nơi, nhưng sản xuất lúa hàng hóa cạnh tranh chỉ nên tập trung ở một số nơi, còn lại, nên ưu tiên cho các loại cây trồng, vật ni hay dành cho mục đích kinh tế khác hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, trong thời kỳ đổi mới, chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, nhất là việc thực hiện "khoán 10" ruộng đất được giao cho các hộ nơng dân, nên vẫn tồn tại tình trạng ruộng đất phân tán, manh mún. "Cả nước hiện nay có 12,6 triệu hộ nơng dân. Bình qn mỗi hộ có 2,2 lao động canh tác trên 0,4-1,2ha. Số hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm tới 61,2%. Nhiều nơi ở đồng bằng sông hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3ha/hộ, cá biệt có xã quy mơ đất sản xuất dưới 0,1ha/hộ" [27].

Vì vậy, để xây dựng được những CĐL đáp ứng tiêu chí trên, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế theo quy mô cần thiết phải có các chính sách khuyến khích, hỗ trợ tập trung ruộng đất bằng nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh đó, cần tiến hành cải tạo, kiến thiết lại đồng ruộng, đầu tư hệ thống hạ tầng phù hợp nhằm thúc đẩy ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất giúp nâng cao năng suất, chất lượng, giảm chi phí sản xuất. Chính sách thực hiện nhiệm vụ này: tăng cường các biện pháp dồn điền, đổi thửa, cho phép nông dân tập trung ruộng đất trên cơ sở mở rộng hạn điền, chuyển đổi, cho thuê ruộng đất lâu dài… để hình thành những thửa ruộng lớn.

Tuyên truyền, vận động nông dân bang bờ, tạo thửa ruộng liền canh, liền vùng để tăng cường cơ giới hóa. Cần có sự liên kết giữa các địa phương trong thực hiện chủ trương này. Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý thửa đất, đồng thời ứng dụng công nghệ laser để san bằng mặt ruộng, nâng cao hiệu quả canh tác. Quản lý tốt dữ liệu đất đai trong điều kiện khơng có bờ ranh phân cách. Nhà nước cần tạo niềm tin cho người dân, đồng thời hỗ trợ kinh phí thực hiện dự án này. Việc bang bờ không nên thực hiện phổ biến mà nên tiến hành ở các vùng thuận lợi, có diện tích lớn. Do đó, việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh lúa nhằm phát triển các CĐL là rất cần thiết.

Kinh nghiệm xây dựng CĐL ở Malaysia là một gợi ý hay có thể tham khảo, mơ hình CĐL ở huyện Sekimchan, tiểu bang Selangor có diện tích 3.000ha bằng

phẳng, được chia thành 2.000 mảnh ruộng, mỗi mảnh rộng 45-60m, dài 200-250m, diện tích đúng là 1,2ha. Hệ thống đường giao thông và hệ thống thủy lợi nội đồng được đầu tư kiên cố nhựa và bê tơng hóa, hệ thống tưới tiêu và hệ thống thốt nước riêng biệt tạo mơi trường thuận lợi cho sinh trưởng của cây lúa. Tham gia mơ hình "CĐL" nơng dân sản xuất cùng một giống chất lượng cao trên cùng một cánh đồng, áp dụng kỹ thuật tiên tiến một cách đồng bộ, hiệu quả, góp phần tạo ra sản phẩm đồng nhất về chất lượng và mẫu mã, tăng tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế.

Hồn thiện chính sách thúc đẩy q trình tập trung ruộng đất trong sản xuất nông nghiệp nhằm hướng đến xây dựng được những mảnh ruộng đủ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết dễ dàng hơn (do ít chủ thể việc ký kết hợp đồng thuận lợi hơn, tạo điều kiện có những mảnh ruộng liền canh thuận lợi áp dụng các quy trình canh tác tiên tiến). Tập trung ruộng đất tùy theo quy mô thị trường của từng sản phẩm, đặc điểm tự nhiên, canh tác của từng địa phương trong vùng. Thúc đẩy "dồn điền, đổi thửa", hỗ trợ thủ tục hành chính và hỗ trợ chi phí đo đạc, lên phương án cho người nơng dân trong q trình thực hiện "dồn điền, đổi thửa", đẩy nhanh tiến độ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện "dồn điền, đổi thửa"; Tập trung ruộng đất thông qua giao dịch đất đai như chuyển nhượng, thuê lại, cho thuê lại đất sử dụng nơng nghiệp, liên kết sản xuất... Nhà nước có những chính sách hỗ trợ với những hộ nơng dân tham gia vào THT, HTX sản xuất nơng nghiệp như chính sách hỗ trợ mua máy móc, thiết bị sản xuất nơng nghiệp, hỗ trợ đào tạo tập huấn kỹ thuật,…nhằm khuyến khích nơng dân đóng góp ruộng đất vào sản xuất.

Nhà nước tiến hành quy hoạch, minh bạch rõ ràng vùng sản xuất cho sản phẩm mang tính chất lâu dài. Hướng đến việc cấp giấy phép sản xuất, hoạt động cho vùng được quy hoạch. Tồn bộ hạ tầng, khoa học cơng nghệ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước sẽ được tập trung vào các vùng được quy hoạch. Sự kết hợp tổng lực đó sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, khơng những về điều kiện tự nhiên, mà cịn về chi phí sản xuất, chi phí giao dịch thương mại, áp dụng khoa học cơng nghệ, giảm rủi ro, khơng có sự cạnh tranh lộn xộn giữa các doanh nghiệp, nông dân và doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng đã ký, nếu không sẽ bị phạt hoặc thu hồi giấy phép kinh doanh.

Thúc đẩy liên kết vùng trong thực hiện quy hoạch phát triển CĐL, nhất là những vùng giáp ranh giữa các địa phương. Cần hướng tới quy hoạch tổng thể vùng ĐBSCL trong phát triển CĐL tránh tình trạng cạnh tranh trong thu hút doanh

nghiệp và sử dụng có hiệu quả những diện tích đất phù hợp canh tác lúa, nhất là lúa chất lượng cao. Việc quy hoạch vùng sản xuất phải dựa trên cơ sở thực hiện Quyết định số 639/QĐ-BNN-KH về phê duyệt quy hoạch nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 trong điều kiện biến đổi khí hậu; Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu… và dựa trên đánh giá tiền năng, lợi thế của các vùng sản xuất lúa trong vùng ĐBSCL. Thúc đẩy mối liên kết vùng trong thực hiện quy hoạch vùng sản xuất lúa, hạn chế sự cạnh tranh của các địa phương trong thu hút đầu tư vào nông nghiệp. Tập trung xây dựng vùng lúa chất lượng cao liên kết theo CĐL. Hình thành vùng nguyên liệu lúa hàng hóa chất lượng cao với quy mơ lớn gắn kết với tiêu thụ. Khai thác tối đa tiềm năng năng suất, nâng cao chất lượng lúa hàng hóa, giảm giá thành sản xuất thông qua tổ chức liên kết sản xuất. Xây dựng nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ nơng nghiệp, nơng thơn, đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất, phát triển tồn diện theo hướng bền vững và góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng tốt nhu cầu về tiêu dùng, đẩy mạnh xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 138 - 141)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w