"Cánh đồng mẫu lớn" hay "Cánh đồng lớn" (CĐL) không phải là mới ở Việt Nam và cũng không mới đối với các nước có nền cơng nghiệp phát triển ở trình độ cao. Ở nhiều nước phát triển và đang phát triển, với sự phát triển của kinh tế thị trường, của phân công lao động... Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng sản xuất hàng hố quy mơ lớn, áp dụng công nghệ hiện đại... vào sản xuất và chế biến sản phẩm... Vì thế, nhiều cánh đồng quy mơ lớn đã hình thành và phát triển gắn sản xuất, chế biến và tiêu thụ.
Ở Việt Nam CĐL lần đầu tiên xuất hiện ở An Giang. Khởi xướng từ An Giang, với những tên gọi khác nhau như CĐL chất lượng cao (Long An), cánh đồng hiện đại (Đồng Tháp), mơ hình vùng ngun liệu (An Giang), sản xuất theo hướng GAP (Cần Thơ). Mơ hình "Cánh đồng mẫu lớn" trong sản xuất lúa được nhân rộng ở 12 tỉnh vùng ĐBSCL và tỉnh Tây Ninh từ vụ hè thu 2011.
Cánh đồng lớn là cách gọi của nông dân vùng ĐBSCL để chỉ rõ những cánh đồng có diện tích lớn, gieo trơng một hay một số loại giống cây trồng với quy trình và thời vụ giống nhau, gắn srn xuất với tiêu thụ nông sản đáp ứng các tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của thị trường. Bản chất của mơ hình CĐL là mơ hình sản xuất nơng nghiệp hàng hóa tập trung, quy mơ lớn [5].
Có quan niệm rằng: CĐL là những cánh đồng có thể có một chủ hoặc nhiều chủ, nhưng có cùng quy trình sản xuất, cùng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, cung ứng đồng đều và ổn định về số lượng và chất lượng theo yêu cầu của thị trường dưới một thương hiệu nhất định [1].
Lại có những quan niệm "CĐL là mơ hình liên kết 4 nhà: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông, mà nịng cốt là mối liên kết giữa nhà nơng và nhà doanh nghiệp''. Hay "CĐL với ý nghĩa là: trong CĐL gồm nhiều nơng hộ nhỏ và nơi đó có sự trợ lực của nhà nước, giúp cho nông dân làm ra sản phẩm được
quý trọng và có giá trị nâng cao". Một cách tiếp cận khác cho rằng: "CĐL có ý nghĩa là một vùng nguyên liệu, cụm lúa gạo, quá trình vận hành sẽ đưa đảm đương được đầu vào và đầu ra của sản phẩm".
Ngày 25 tháng 10 năm 2013 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Tại Điều 3 của Quyết định này đã giải thích từ ngữ, "CĐL là cách thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết giữa người nông dân với doanh nghiệp, tổ chức đại diện của nông dân trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản trên cùng địa bàn, có quy mơ ruộng đất lớn, với mục đích tạo ra sản lượng nơng sản hàng hố tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông sản trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia'' [111].
Từ những quan niệm nêu trên, chúng tôi cho rằng:
Cánh đồng lớn trong sản xuất lúa là mơ hình liên kết của các chủ thể, chủ
yếu là 4 nhà (nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học, nhà nông) sản xuất lúa theo chuỗi giá trị. Thực hiện thâm canh lúa hiệu quả, bền vững theo tiêu chuẩn GAP (thực hành sản xuất tốt), tiến tới xây dựng vùng nguyên liệu lúa hàng hóa có chất lượng cao. CĐL thực hiện tổ chức các "nơng hộ nhỏ" liên kết tiến hành quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị nơng sản, nhằm nâng cao LIKT của các chủ thể tham gia, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp.
Trong liên kết sản xuất lúa theo mơ hình CĐL, nơng dân là chủ thể chính, q trình liên kết ngang từ những người nơng dân sản xuất riêng lẻ với ruộng đất quy mô nhỏ, manh mún được quy tụ thành vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn; và liên kết dọc với doanh nghiệp, được doanh nghiệp hỗ trợ các yếu tố đầu vào của sản xuất: phân bón, thuốc trừ sâu... với giá cả hợp lý và chất lượng đảm bảo, có sự hỗ trợ về tín dụng. Trong q trình canh tác, nơng dân được các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật... người nông dân trong CĐL được bình đẳng trong tiếp cận và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật cho quy trình sản xuất. Khi thu hoạch, nơng dân được bao tiêu sản phẩm, đảm bảo đầu ra, người nơng dân có thể gia tăng thu nhập từ mảnh ruộng của mình.
Trong mơ hình CĐL, Nhà nước có vai trị rất quan trọng, vừa là bà đở vừa là trọng tài trong các mối liên kết. Nhà nước xây dựng các kế hoạch cụ thể và tổ chức điều phối các hoạt động liên kết. Xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ về tín dụng, hỗ trợ thành lập các THT, HTX làm trung gian liên kết. Quy hoạch vùng sản
xuất, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất của nông dân và các doanh nghiệp tham gia liên kết.