Kinh nghiệm của Malayssi a xây dựng cánh đồng lớn đạt hiệu quả cao

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 67 - 69)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.2.1.2. Kinh nghiệm của Malayssi a xây dựng cánh đồng lớn đạt hiệu quả cao

quả cao

Malaysia đã phát triển mơ hình CĐL sản xuất lúa bằng nhiều hình thức, trong đó có 03 hình thức chủ yếu sau:

- Doanh nghiệp tiến hành thuê lại những mảnh ruộng nhỉ của nông dân và tiến hành sản xuất theo quy mô lớn.

- Tập hợp nông dân xây dựng các hợp tác xã và tiến hành sản xuất trên những mảnh ruộng của các thành viên hợp tác xã.

- Doanh nghiệp thu mua ruộng đất từ nơng dân hình thành các mảnh ruộng lớn và tổ chức sản xuất CĐL.

Để hình thành các CĐL, Chính phủ Malaysia đã xây dựng các chủ trương, chính sách khuyến khích nơng dân và doanh nghiệp nhằm giúp tăng năng suất, giảm chi phí sản xuất, đồng thời phù hợp với điều kiện thiếu lao động trong nông nghiệp do chuyển đổi đất đai sang các lĩnh vực khác. Các chủ trương, chính sách đó đã giúp Malaysia xây dựng được những CĐL với quy mơ và trình độ cao, nhất là tại huyện Sekinchan thuộc bang Selangor có điều kiện trù phú nhất của nước này.

Quy mơ CĐL ở Malaysia lên đến 3.000 ha, diên tích CĐL được chia thành 2.000 thửa ruộng có diện tích và kích thước như nhau. Mỗi thửa có diện tích khoảng 1,2 ha, với chiều dài từ 200 - 250m, chiều rộng 45 - 60m. Chiều rộng các thửa được ngăn cách bởi mương nhỏ chiều rộng 1m, chiều dài thửa được ngăn bởi mương rộng 4m được bê tơng hóa. Xây dựng tục chính là đường nhựa, các trục nối là đường bê tơng cho phép các xe nông cơ các loại.

Trên các CĐL, việc sản xuất được cơ giới hóa cao độ, các khâu canh tác như cày, bừa, trang đất được cơ giới hóa bằng các loại máy nơng cơ gắn theo máy cày có cơng suất 90 sức ngựa. Khâu gieo cấy cũng được cơ giới hóa với việc sử dụng máy cấy của hãng Kobuta Nhật Bản nên đạt hiệu quả cao, giảm lao động trực tiếp. Khâu bón phân cũng thực hiện cơ giới một phần, sử dụng các máy cao áp được đặt

ở đầu bờ. Việc phun thuốc được thực hiện thủ công do sử dụng lao động thue từ các nước Indonesia và Ấn Độ.

Khâu thu hoạch được thực hiện cơ giới hóa, sử dụng các máy gặt đập liên hợp, lúa trong q trình thụ hoạch được bơm lên ơ tơ chở về kho của công ty thu mua. Hệ thống kết cấu hạ tầng được kiên cố hóa bởi bê tơng và nhựa nên thuận lợi cho việc thực hiện cơ giới hóa trên đồng ruộng và vận chuyển lúa về kho của doanh nghiệp. Hệ thống tiêu nước thuận lợi bởi các van tiêu nước được đặt ở các vị trí cố định, thuận lợi.

Việc đầu tư trang thiết bị được thực hiện chủ yếu bởi hai hình thức: chỉ có các hộ nơng dân có trên 10 ha trở lên mới có điều kiện mua sắm máy riêng; phần còn lại sẽ thuê các dịch vụ trên của các công ty tư nhân. Các công ty tư nhân này có kho bãi tại các CĐL, cung ứng các dịch vụ khép kín cho sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, cung ứng các yếu tố đầu vào, thậm chí một số cơng ty cịn kết hợp các dịch vụ du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp nên rất thuận lợi cho nông dân.

Việc sản xuất lúa trên CĐL ở Malaysia đã góp phần gia tăng năng suất lúa, đạt năng suất từ 10-12 tấn/ha, tổng năng suất của cả hai vụ đạt trên 20 tấn/ha, cao hơn năng suất trung bình của cả nước. Về giá thành sản xuất lúa tại các CĐL ở Malaysia chỉ khoảng 0,45-0,5 ringgit (3.200-3.500 đồng), giá bán lúa của nông dân là 1 ringgit (7.000 đồng). Ngoài ra, người nơng dân cịn nhận được khoản trợ cấp từ Chính phủ là 0,2 ringgit/kg lúa. Vì vậy, lợi nhuận của những người nơng dân tham gia sản xuất trên CĐL ở Malaysia đạt từ 50-55%, nếu tính ln khoản trợ cấp của Chính phủ thì con số này tăng lên 70-75%. Mức lợi nhuận trên 1 ha đất đạt từ 98 - 105 triệu đồng mỗi năm, mức này cao hơn rất nhiều so với những hộ nông dân sản xuất ngồi mơ hình CĐL.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tăng năng suất và hiệu quả kinh tế của các CĐLở Malaysia xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản sau: tiết kiệm được lượng phân bón và nước tưới do đồng ruộng bằng phẳng có thể điều chỉnh lượng nước khi bón phân, lúa phát triển đồng đều; chất lượng nước luôn đảm bảo tiêu chuẩn do đầu

tư hệ thống kênh tưới và tiêu riêng biệt; gia tăng mức độ cơ giới hóa do đồng ruộng bằng phẳng làm giảm thất thốt trong thu hoạch và giảm chi phí các khâu sản xuất; giống lúa tốt, thời gian sinh trưởng dài hơn (115 ngày so với 100 ngày của Việt Nam) làm cho hạt lúa dài hơn, tỷ lệ hạt lép không đáng kể, năng suất cao hơn; trình độ của người nơng dân cao hơn, hầu hết các nơng sản xuất trên CĐL có trình độ, kiến thức cao, bộ phận còn lại thường chọn cách cho thuê lại ruộng.

Kết quả sản xuất lúa theo mơ hình CĐL ở Malaysia cho thấy, năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của mơ hình rất cao so với phương pháp canh tác truyền thống. Người nông dân tham gia mơ hình CĐL thu được LIKT lớn, giúp họ gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp trong q trình sản xuất. Các chính sách hỗ trợ từ phía Nhà nước giúp doanh nghiệp và nơng dân gia tăng LIKT của mình và càng thúc đẩy quá trình phát triển mơ hình này. Đây được xem là giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng nhập khẩu khoảng 40% khối lượng gạo từ bên ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.

Từ nghiên cứu mơ hình CĐL ở Malaysia cho thấy, mơ hình CĐL ở Việt Nam đang hình thành và phát triển thời gian qua có những điểm tương đồng với Malaysia. Sự tương đồng thể hiện ở mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp theo hướng công khai, minh bạch và tự nguyện giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó gia tăng LIKT cho cả nông dân và doanh nghiệp. Sự liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp có sự hỗ trợ của nhà nước để quy hoạch vùng sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ tạo điều kiện tăng cường cơ giới hóa trong sản xuất nơng nghiệp. Liên kết sản xuất khép kín các khâu từ đầu vào, đến sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Kinh nghiệm kiến thiết lại đồng ruộng của Malaysia có thể là bài học quý giá có thể vận dụng tốt ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w