Thực trạng hình thành và phát triển mơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 83 - 89)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.2.1. Thực trạng hình thành và phát triển mơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

3.2.1. Thực trạng hình thành và phát triển mơ hình cánh đồng lớn ởđồng bằng sông Cửu Long đồng bằng sông Cửu Long

Xây dựng CĐL trong sản xuất lúa (gọi là cánh đồng lúa lớn - CĐL) là một trong những hoạt động cụ thể hóa chủ trương xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm đã được nêu ra từ khi có Nghị định 80/2002/NĐ-TTg, ngày 26/4/2002 của Thủ tướng chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng và Chỉ thị 24/2004/CT-TTg

của Thủ tướng chính phủ về xây dựng vùng nguyên liệu gắn với chế biến và tiêu thụ. Quyết định 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng chính phủ về chính sách phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Xây dựng CĐL cũng là giải pháp quan trọng và lâu dài góp phần tái cơ cấu nơng nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và tính bền vững được nêu ra trong Nghị quyết 21/2011/QH13 ngày 26/3/2011, tại Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phát động phong trào xây dựng CĐL và đã nhận được sự hưởng ứng tích cực của nhiều địa phương, doanh nghiệp và nơng dân. Từ đó, nhiều mơ hình CĐL ra đời tại hầu hết các tỉnh, thành phố thuộc khu vực ĐBSCL với quy mô từ vài đến vài chục hecta (ha) cùng rất nhiều hình thức canh tác, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới như 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm, cánh đồng 1 giống, cánh đồng hiện đại, cánh đồng lúa chất lượng cao...

Cánh đồng lớn về bản chất là phương thức tổ chức sản xuất mới tiên tiến, hiệu quả, phù hợp với định hướng tái cơ cấu ngành nơng nghiệp, trong đó, có nhiều hộ sử dụng đất đai hợp tác với nhau thực hiện cùng một quy trình sản xuất đối với một sản phẩm nhất định theo phương thức "đồng trà, liền khoảnh" tạo nên mối liên kết ngang giữa những người sản xuất - nông dân. Quá trình liên kết này lại được hỗ trợ bởi các doanh nghiệp về đầu vào sản xuất và đầu ra theo các hợp đồng sản xuất và tiêu thụ nông sản ký kết giữa doanh nghiệp và nông dân hoặc doanh nghiệp với tổ chức đại diện nông dân (Hợp tác xã - HTX, tổ hợp tác - THT,...) còn gọi là liên kết dọc.

Từ vụ hè thu 2008-2009 mơ hình CĐL đã được xây dựng thí điểm tại rất nhiều điểm trình diễn với quy mô vài ha đến vài chục ha ở các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ... với tên gọi "Cánh đồng liên kết 4 nhà". Được nhân rộng từ khi ngày 26/03/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động phong trào xây dựng CĐL trên phạm vi cả nước, với mục tiêu nâng cao hiệu quả giá trị gia tăng trong sản xuất, trước hết là sản xuất lúa. Phong trào được hưởng ứng mạnh mẽ trên cả nước.

Thực hiện chủ trương xây dựng CĐL, các tỉnh vùng ĐBSCL đã tích cực triển khai liên kết gắn tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Nhiều tỉnh đã quan tâm chỉ đạo triển khai, quy hoạch vùng sản xuất tập trung, chỉ đạo và hướng dẫn nông dân sản xuất và tham gia giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và phát triển nơng thơn, tổng diện tích CĐL ở ĐBSCL năm 2014 đạt 146.207 ha, thì đến năm 2015 đã tăng lên 196.000 ha.

Bảng 3.1: Vùng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ lúa - xây dựng cánh đồng lớn tại đồng bằng sơng Cửu Long năm 2014

Đơn vị tính: ha TT Tỉnh Diện tích 1 Trà Vinh 58.668 2 Long An 4.869 3 Cần Thơ 25.564 4 Tiền Giang 1.235 5 Kiên Giang 6.868 6 Hậu Giang 4.453 7 Sóc Trăng 22.145 8 An Giang 4.531 9 Đồng Tháp 5.870 10 Vĩnh Long 10.440 11 Cà Mau 700 Tổng 146.207

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Ở ĐBSCL cả 13 tỉnh, thành phố đều đã xây dựng CĐL, một số tỉnh, thành có diện tích CĐL tăng nhanh và có diện tích lớn như: Cần Thơ đạt 39.000ha, Sóc Trăng 22.000ha, Bạc Liêu 17.000ha, các doanh nghiệp lớn như: Công ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (nay là Tập đồn Lộc Trời), Tổng Cơng ty lương thực miền Nam đã xây dựng được các phương án cụ thể phát triển CĐL giai đoạn 2015-2020 [45].

Theo Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển nông nghiệp, tổng diện tích CĐL vùng ĐBSCL năm 2014 đạt khoảng 146.000 ha, thì đến năm 2015 đã tăng lên, đạt khoảng 196.000 ha, chiếm khoảng trên 11% diện tích canh lúa của cả vùng. Một số tỉnh có diện tích CĐL tăng nhanh và quy mơ lớn, như Cần Thơ đạt 39.000 ha, Sóc Trăng 22.000 ha, Long An 29,245 ha (năm 2016), An Giang 40.000 ha (năm 2015).

Theo Báo cáo sơ bộ kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2016 của Ban Chỉ đạo tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản Trung ương. Tính đến thời điểm 01/7/2016, cả nước có tổng 2.262 CĐL, trong đó, có 1.661 cánh đồng trồng lúa, chiếm 73,4% tổng số CĐL trong cả nước. Riêng vùng ĐBSCL có 580 CĐL, chiếm 25,6% tổng số CĐL của cả nước. Tổng diện tích gieo

trồng của CĐL năm 2016 đạt 579,3 nghìn ha, trong đó diện tích trồng lúa 516,9 nghìn ha, chiếm 89,2%. Mặc dù sản xuất theo mơ hình cánh đồng lớn đem lại hiệu quả sản xuất cao, tuy nhiên hiện nay quy mô sản xuất của cánh đồng lớn so với tổng diện tích gieo trồng của cả nước vẫn còn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 3,9%. Diện tích gieo trồng bình qn một cánh đồng đạt 256,1 ha, trong đó: cánh đồng lúa 311,2 ha [116].

Ngày 5/10/2019, tại thành phố Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức Diễn đàn Khuyến nông và nông nghiệp "Liên kết sản xuất lúa". Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn, trong năm 2018, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị đã trở nên khá phổ biến. Qua thống kê, cả nước có 6.800 mơ hình liên kết với khoảng 1 triệu ha. Đặc biệt, nhờ việc liên kết hợp tác trong sản xuất cho nên cả nước đã có gần 600.000 ha CĐL được xây dựng, trong đó trồng lúa 516,9 nghìn ha, chiếm 89,2%, với khoảng 619.000 hộ tham gia. ĐBSCL là khu vực có diện tích sản xuất lớn nhất với 427.000 ha chiếm 73,9% diện tích CĐL của cả nước [103].

Như vậy, giai đoạn 2014-2018, diện tích sản xuất lúa theo mơ hình CĐL của vùng ĐBSCL tăng lên nhanh chóng. Diện tích sản xuất lúa cả vùng năm 2018 tăng 280.793 ha, tăng 192,05% so với năm 2014 (năm 2014 diện tích CĐL cả vùng đạt 146.207 ha). Trong đó, nhiều địa phương trong vùng tăng vụ sản xuất lúa theo mơ hình CĐL, do đó, diện tích gieo trồng lúa theo mơ hình CĐL trong năm tăng lên đáng kể. Chẳng hạn:

(1) Thành phố Cần Thơ triển khai xây dựng CĐL từ vụ Hè thu 2011 (quy mô 400 ha tại huyện Vĩnh Thạnh) và đến năm 2015 thành phố mở rộng hình thành phong trào "cánh đồng lớn" với diện tích hơn 17.630 ha/vụ, chiếm trên 20% diện tích canh tác lúa. Trong đó, có 63 ha sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và 100 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP,… Việc áp dụng mơ hình sản xuất tập trung đã tạo điều kiện phát huy hiệu quả "liên kết 4 nhà", thúc đẩy nâng cao chuỗi giá trị sản xuất kinh doanh lúa gạo và tăng thu nhập cho nông dân.

Theo số liệu báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ tại Hội nghị tổng kết sản xuất trồng trọt năm 2017 diễn ra ngày 19 tháng 10 năm 2017, cả ba vụ lúa trong năm 2017 đều có diện tích CĐL tăng hơn so với năm

2016. Thành phố đã triển khai 93 mơ hình CĐL trong vụ Đơng Xn 2016 - 2017 với diện tích 19.830 ha và có 12.926 hộ nơng dân tham gia, tăng 3.164 ha so với vụ Đông Xuân 2015-2016; trong vụ Hè Thu, đã thực hiện 87 mơ hình CĐL với diện tích là 19.492 ha và có 14.252 hộ nơng dân tham gia, cao hơn 1.121 ha so với vụ Hè Thu năm 2016. Vụ Thu Đơng 2017, thành phố thực hiện 78 mơ hình CĐL trong vụ Thu Đơng với diện tích 17.309 ha và cao hơn 3.619 ha so với năm 2016. Mỗi vụ lúa, thành phố Cần Thơ có 13 đến 17 doanh nghiệp ký hợp đồng bào tiêu khoảng 49 - 53% diện tích CĐL, điển hình như cơng ty TNHH MTV Nơng nghiệp Cờ Đỏ, công ty Nông trường Sông Hậu, công ty TNHH Trung An, Cơng ty Cổ phần Hồng Minh Nhựt,… [99].

Trong Vụ Đông Xuân 2017-2018, thành phố Cần Thơ thực hiện được 93 CĐL sản xuất lúa với tổng diện tích 23.211 ha và 16.349 hộ, tăng 3.381 ha và 3.423 hộ so với Vụ Đơng Xn 2016-2017. Ngồi ra, Công ty Nông nghiệp Cờ Đỏ hợp đồng bao tiêu diện tích 5.291 ha với 2.500 hộ tại xã Thạnh Phú, Cờ Đỏ và Công ty Nông trường sông Hậu hợp đồng bao tiêu 3.020 ha với 2.900 hộ tại xã Thới Hưng, Cờ Đỏ. So sánh với Kế hoạch phát triển CĐL được UBND thành phố Cần Thơ phê duyệt, diện tích CĐL phát triển thực tế đã vượt kế hoạch đề ra [99].

Bảng 3.2: Diện tích, số hộ thực hiện cánh đồng lớn năm 2016 và kế hoạch thực hiện cánh đồng lớn giai đoạn 2017-2019 của thành phố Cần Thơ

Năm 2016 KH Năm 2017 KH Năm 2018 KH Năm 2019

STT Quận/huyện Diện Diện Diện Diện

tích Số hộ tích Số hộ tích Số hộ tích Số hộ

(ha) (ha) (ha) (ha)

1 Cờ Đỏ 2.109 1.472 2.207 1.554 3.098 2.182 4.000 2.800 2 Thốt Nốt 596 698 597 692 800 950 1.000 1.150 3 Thới Lai 5.944 4.865 6.133 5.024 8.189 6.759 9.000 7.500 4 Vĩnh Thạnh 7.913 5.473 8.435 5.842 11.522 7.969 12.000 8.300 5 Phong Điền 104 148 128 186 424 608 600 850 Tổng cộng 16.666 12.647 17.500 13.298 24.033 18.468 26.600 20.600 Tăng diện tích và số hộ thực hiện CĐL 97 834 651 6.533 5.170 2.132 2.650 qua các năm

Nguồn: Quyết định số 2911/QĐ-UBND, ngày 05/11/2017 về việc phê duyệt Kế hoạch xây dựng cánh đồng lớn thành phố Cần Thơ đến năm 2020, định hướng 2025 [125].

(2) Tại Long An, năm 2016 toàn tỉnh thực hiện 115 CĐL với diện tích là 29.245ha, đạt 111% kế hoạch với 10.616 hộ dân tham gia và có 19 doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất. Trong năm 2017, Long An xây dựng CĐL với 36.700ha. Trong đó, vụ Đơng Xn 2016-2017 thực hiện 68 cánh đồng với 19.000ha và vụ Hè Thu 2017 là 40 cánh đồng với 17.750 ha. Năm 2017, tỉnh Long An thực hiện được 102 cánh đồng trên diện tích hơn 26.500 ha với 10.950 hộ dân. Năm 2018 tỉnh sẽ xây dựng 107 CĐL sản xuất lúa, với diện tích gần 50.000 ha; trong đó, vụ Đơng Xuân 2017-2018 là 33.200 ha; vụ Hè Thu là 16.600 ha [98].

(3) Tại Kiên Giang, năm 2014 tồn tỉnh chỉ có 6.868 ha thực hiện theo mơ hình CĐL, thì đến năm 2018, chỉ tính riêng vụ Đơng Xn 2018-2019 tồn tỉnh thực hiện được 28 CĐL sản xuất lúa, tổng diện tích trên 22.121 ha, giảm 36.342 ha so với vụ Đông Xuân 2017-2018 (vụ Đông Xuân 2017-2018 thực hiện 169 cánh đồng, diện tích 58.463 ha).

(4)Tỉnh Bạc Liêu cũng là một trong các tỉnh điển hình về xây dựng CĐL liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo. Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, năm 2012 tồn tỉnh chỉ có 4 CĐL với diện tích 850 ha, sản lượng lúa đạt 4.670 tấn. Đến năm 2019, tồn tỉnh đã xây dựng được 28 CĐL, diện tích 17.932 ha, sản lượng đạt 327.620 tấn. Diện tích CĐL chiếm 27,39% và chiếm 28,66% về sản lượng.

Bảng 3.3: Số lượng và diện tích cánh đồng lớn tỉnh Bạc Liêu 2017-2020 Năm 2017 Năm 2018 UTH 2019 KH Năm 2020 Huyện/Thị xãCánh Diện Cánh Diện Cánh Diện Cánh Diện

tích tích tích tích

đồng đồng đồng đồng

(ha) (ha) (ha) (ha)

Tổng 14 7.503 21 11.372 28 17.932 38 27.818 1 Vĩnh Lợi 1 115 5 570 7 2.300 9 4.100 2 Hịa Bình 5 3.990 5 4.990 6 5.245 8 7.245 3 Hồng Dân 4 2.685 4 2.658 5 2.853 7 4.453 4 Phước Long 3 613 7 3.154 8 7.210 10 9.810 5 Giá Rai 1 100 2 324 4 2.210

Nguồn: Tổng hợp của tác giả.

Bảng số liệu trên cho thấy, số lượng và diện tích CĐL trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu tăng qua các năm. Giai đoạn 2017-2019, số lượng CĐL tăng gấp đơi và diện tích tăng 2,39 lần.

(5) Tại tỉnh An Giang, năm 2014 có 4.531 ha diện tích đất lúa thực hiện CĐL. Năm 2017, các doanh nghiệp đã ký hợp đồng bao tiêu với nông dân thông

qua 19 hợp tác xã và 31 tổ hợp tác với diện tích cả 03 vụ là 33.531 ha, trong đó, Vụ Đơng Xuân 2016-2017 diện tích 20.569 ha, Hè Thu 9.637 ha, Thu Đơng 3.298 ha. Diện tích thu mua đạt 25.724 ha, chiếm 77% tổng số diện tích ký kết [21]. Năm 2018, diện tích đăng ký thực hiện của các doanh nghiệp là 55.820 ha, diện tích thực hiện ký kết hợp đồng bao tiêu là 30.333 ha, đạt 55% kế hoạch đăng ký và chiếm 4,83% diện tích lúa của tỉnh, trong đó, Vụ Đơng Xn 2017-2018 diện tích 16.102 ha, Hè Thu 8.412 ha, Thu Đơng 5.827 ha [22].

Qua phân tích q trình hình thành và phát triển CĐL ở ĐBSCL và điển hình một số địa phương cho thấy, số lượng và diện tích CĐL khơng ngừng tăng lên qua các năm. Các địa phương đã chủ động xây dựng phương án phát triển CĐL, kế hoạch thực hiện cho giai đoạn tiếp theo.

Mặc dù đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng trong liên kết, xây dựng CĐL cũng cịn nhiều khó khăn, hạn chế:

- Tốc độ mở rộng diện tích liên kết CĐL cịn chậm. Mặc dù ĐBSCL là nơi tập trung nhiều nhất diện tích CĐL của cả nước, nhưng chỉ đạt 11% tổng diện tích canh tác lúa tồn vùng.

- Tỷ lệ thành cơng của những hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nơng sản cịn thấp, chỉ ở mức bình qn 20-30% đối với lúa cao nhất mới được trên 70%. Tình trạng doanh nghiệp hoặc nơng dân vi phạm hợp đồng còn diễn ra.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w