2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;
2.1.4.3. Đường lối, chủ trưởng của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước
của Nhà nước
Đường lối, chủ trương của Đảng, cơ chế chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển mơ hình CĐL, về liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản, về giải quyết mối quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL.
Trong q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng ta đã đề ra đường lối phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn, đặc biệt là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về "nông nghiệp, nông dân, nông thôn" đã đề ra nhiều chủ trương nhằm phát triển tồn diện nơng nghiệp, nơng thơn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người nơng dân.
Hiện thực hóa đường lối của Đảng, Nhà nước đã ban hành chính sách phát triển nơng nghiệp, nơng thơn, đặc biệt là cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển liên kết kinh tế theo mơ hình CĐL như:
- Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ hàng hố thơng qua hợp đồng.
- Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 đã thay thế Quyết định 80. - Thông tư 15/2014/TT-BNNPTNT, ngày 29/04/2014 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển nơng thơn, ban hành tiêu chí CĐL và biểu mẫu hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản.
- Nghị định số 98/2018/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05 tháng 7 năm 2018 về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp có quy định về hình thức xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước đóng vai trị như là "bà đỡ" cho sự phát triển kinh tế thị trường, như người nhạc trưởng trong quản lý điều tiết kinh tế vĩ mô. Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có nhiều chức năng, trong đó, chức năng quan trọng hàng đầu là định hướng phát triển thơng qua các cơng cụ chính sách, như: xây dựng chiến lược và quy hoạch, sử dụng công cụ pháp luật, cơng cụ kinh tế, cơng cụ hành chính... để quản lý, định hướng quá trình phát triển nền kinh tế.
Trong phát triển CĐL, gia tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ hình này thì nhà nước đóng vai trị là "bà đỡ" cho sự hình thành, phát triển, gia tăng hiệu quả của CĐL trong sản xuất lúa, thể hiện:
- Nhà nước đầu tư và hỗ trợ đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh để tạo điều kiện thuận lợi cho sự liên kết 4 nhà trên CĐL, trong đó ưu tiên đầu tư vào hạ tầng giao thông, các định hướng này gắn chặt với cơng tác triển khai chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước.
- Nhà nước phải hướng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của mình trực tiếp đến với nơng dân, doanh nghiệp, không qua khâu trung gian. Nhà nước hỗ trợ nơng dân mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, thu hoạch, ưu tiên bảo hiểm nơng nghiệp, tích tụ đất đai quy mơ hợp lý; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào CĐL, chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nơng sản, xây dựng và phát triển mơ hình CĐL.
- Chính phủ hỗ trợ phát triển hồn chỉnh cơng tác khuyến nơng, khuyến lâm, khuyến ngư: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng nghiệp cho nơng dân... Bên cạnh đó, Nhà nước có chính sách đào tạo nguồn nhân lực, chính sách ưu đãi đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kỹ sư nơng nghiệp như mơ hình FF (Fridend Farn - Bạn của nơng dân) mà Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (nay là Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời) trong xây dựng CĐL ở ĐBSCL thời gian qua.
Trong thực hiện LIKT của các chủ thể và đảm bảo hài hịa LIKT giữa các chủ thể Nhà nước có vai trị như người xây dựng "luật chơi" và làm "trọng tài" trong cuộc chơi giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL. Cụ thể:
- Nhà nước ban hành các quy định tham gia CĐL, các quy định về ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo, giám sát quá trình thực thi các hợp đồng kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL và tham gia giải quyết tranh chấp hợp đồng giữa các chủ thể. Theo Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, hình
thức xử lý các tranh chấp hợp đồng liên kết bao gồm: Nhà nước khuyến khích các hình thức giải quyết tranh chấp của các bên tham gia liên kết bằng hình thức thương lượng và hịa giải. Trường hợp khơng thống nhất được thì giải quyết thơng qua trọng tài thương mại hoặc giải quyết tại tịa án. Khi có vi phạm, tranh chấp hợp đồng xảy ra mà các bên không thể thống nhất, giải quyết được thì Tồ án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Quy trình giải quyết này đối với Toà án sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn cho nông dân cũng như doanh nghiệp bởi đây là hợp đồng dân sự sẽ do Toà án cấp sơ thẩm (chủ yếu cấp huyện) giải quyết theo trình tự thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2011).
- Nhà nước phải là người "cầm trịch" trong việc phân chia lợi ích cho các bên tham gia chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nơng sản, hay nói khác là nơng dân và doanh nghiệp sao cho công khai, minh bạch, hợp lý nhằm đảm bảo giải quyết hài hoà LIKT giữa các bên tham gia CĐL.
Như vậy, vai trị của Nhà nước có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát
triển, gia tăng hiệu quả của mơ hình CĐL sản xuất lúa - nơi hình thành và thực hiện quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp, đồng thời tác động lớn đến việc đảm bảo hài hịa LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp tham gia sản xuất lúa theo mơ hình CĐL.