Các hình thức liên kết trong mơ hình cánh đồng lớn

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 40 - 44)

(1) Mơ hình cánh đồng lớn là mơ hình liên kết 4 nhà

Trong mơ hình CĐL có sự liên kết giữa 4 nhà (nhà doanh nghiệp, nhà nước, nhà khoa học và nhà nông) thâm canh lúa hiệu quả bền vững theo hướng GAP (thực hành sản xuất tốt). Hình thức liên kết 4 nhà trong mơ hình CĐL rất đa dạng, theo điều kiện thực tế và sự sáng tạo của từng địa phương, nhưng về cơ bản có các kiểu liên kết sau đây:

- Nông dân liên kết với doanh nghiệp và nhà khoa học đảm bảo các yếu tố đầu vào: phân bón, giống, vật tư nơng nghiệp, kỹ thuật....

- Nơng dân liên kết với doanh nghiệp nhằm tiêu thụ sản phẩm.

- Hình thức liên kết "khép kín" từ "đầu vào" đến "đầu ra". Điển hình là Cơng ty cổ phần bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) nay là Cơng ty cổ phần tập đồn Lộc Trời.

Mặc dù có nhiều hình thức liên kết, nhưng để mơ hình CĐL phát triển bền vững thì việc phân phối lợi ích giữa các "tác nhân" tham gia CĐL phải hợp lý, công bằng và minh bạch, bởi lợi ích là chất kết dính tốt nhất giữa các nhà trong mối quan hệ liên kết.

(2) Liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn

Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg, ngày 24/06/2002 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hố thông qua hợp đồng là căn cứ thúc đẩy sự hình thành những liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp để có những CĐL.

Thứ 1, liên kết nơng dân với nông dân:

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh, cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh... Nông dân cá thể, riêng lẻ không thể làm được điều này. Nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung theo từng CĐL. Điểm mấu chốt của CĐL là nông dân cùng nhau thực hành sản xuất theo một quy trình chung trong tất cả các khâu từ sản xuất, quy trình kỹ thuật, quản lý sản xuất, thu hoạch, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm... Để làm được điều đó người nơng dân phải tổ chức được "hành động tập thể" của họ với nhau theo từng CĐL thay vì hành động độc lập, riêng lẻ, tức là nơng dân phải liên kết với nhau.

Sự liên kết giữa nông dân với nơng dân - sự liên kết ngang, để hình thành nên "nhóm liên gia", "tổ hợp tác"... để hợp tác với nhau trong các khâu sản xuất (làm đất, tưới tiêu, chăm sóc bảo vệ thực vật, thu hoạch...). Mặt khác, sự liên kết giữa nông dân với nông dân để tăng ''sự mặc cả" của nông dân khi đàm phán ký kết hợp đồng với doanh nghiệp và đảm bảo cho nông dân làm đúng quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và giảm chi phí sản xuất.

Vậy, yếu tố nào để nơng dân liên kết với nhau? "Trước hết, đó là phải là lợi ích mà hành động tập thể" mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động cá nhân riêng lẻ quyết định. Lợi ích của "hành động tập thể" do thực hiện trên cùng một CĐL bao gồm: i) đạt tính kinh tế quy mơ; ii) giảm chi phí sản xuất, chi phí giao

dịch; iii) tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; iv) tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; v) nâng cao năng lực về tổ chức và nâng cao kiến thức nhờ chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; vi) chia sẻ rủi ro. Những lợi ích "hành động tập thể" mang lại là vượt trội mà hành động riêng lẻ không thể nào tạo ra được [1].

Bên cạnh các yếu tố kể trên, liên kết nông dân với nhau nhằm để đáp ứng nhu cầu thị trường tốt hơn. Chỉ có liên kết lại nơng dân mới có thể cung cấp sản phẩm đủ lớn về số lượng, đồng đều về chất lượng, kịp thời gian cho nhiều đối tác. Nhờ vào liên kết nơng dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến tới xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của mình, quản lý về chất lượng sản phẩm để khơng ngừng gia tăng giá trị mà cịn đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng tăng đối với sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

Thứ 2, liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp và nơng dân (liên kết dọc CĐL chỉ

có thể hình thành trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu với nông dân. Dựa theo nhu cầu thị trường, doanh nghiệp ký kết hợp đồng với nông dân về sản xuất sản phẩm (bao gồm số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian giao nộp...). Trên cơ sở đó, nơng dân tổ chức sản xuất theo một quy trình thống nhất, để tạo ra khối lượng sản phẩm, với chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Sự liên kết này còn thể hiện vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với nông dân trong chỉ đạo, hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo sản xuất, sản phẩm đạt chất lượng tốt. Xây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Nếu khơng có liên kết này thì việc tổ chức sản xuất thơng qua liên kết ngang khơng đạt được lợi ích như mong muốn. Dĩ nhiên, nông dân chỉ nên liên kết với doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu sản phẩm, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thơng qua các hệ thống phân phối trong nước hoặc toàn cầu. Hoặc những doanh nghiệp chứng minh được là họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hố nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro...

Vậy, liên kết dọc giữa doanh nghiệp và nơng dân dựa trên những yếu tố nào? Hay nói cách khác cái gì là "chất kết dính" giữa doanh nghiệp và nông dân? Câu trả lời khái quát nhất là bảo đảm hài hồ lợi ích của nơng dân và doanh nghiệp trong

quá trình thực hiện liên kết. Hay, để liên kết này bền vững điều quan trọng nhất

ích dài hạn, nơng dân nhìn lợi ích ngắn hạn hơn. Mỗi bên cần đặt mình vào vị thế của đối tác để thuyết phục họ, tạo niềm tin từ quan điểm, lợi ích chung.

Điểm cơ bản và cốt lõi của mơ hình CĐL chính là xây dựng các mối liên kết ngang (nơng dân với nông dân) để thực hiện "hành động tập thể" để xây dựng kênh phân phối mới của các tác nhân trong chuỗi giá trị, đáp ứng yêu cầu thị trường hiệu quả nhất dựa trên nguyên tắc các bên tham gia bình đẳng, cùng có lợi.

Cần lưu ý, trong các mơ hình liên kết, liên kết giữa nơng dân với nơng dân, nơng dân và doanh nghiệp chưa thể hình thành nên một mơ hình phát triển ổn định, bền vững. Ở đây, cịn có rất nhiều mắt xích trong chuỗi sản xuất nơng sản liên kết lại với nhau để hình thành nên mối liên kết 4 nhà: nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông. Liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Các điều kiện "cần", gồm: cần có sự nhận thức, chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo từ Chính phủ, các bộ ngành đến địa phương. Cần có liên kết "4 nhà" mà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết. Cần tuyên truyền, vận động, giải thích, nâng cao nhận thức của nơng dân về lợi ích khi tham gia chuỗi liên kết. Cần có các doanh nghiệp đủ tầm, đủ năng lực và tâm huyết để tham gia vào chuỗi liên kết v à rất cần sự đóng góp cơng sức, trí tuệ và kinh nghiệm của các nhà khoa học... Các điều kiện

đủ, gồm; phải có đủ diện tích sản xuất nơng nghiệp theo tiêu chuẩn CĐL. Phải có

đủ 4 nhà cùng thực hiện liên kết nhằm hỗ trợ cho việc thực hiện các hợp đồng sản xuất. Trong đó, chủ yếu là nhà doanh nghiệp và nhà nơng cùng thực hiện trong một dự án - có sự hỗ trợ của Nhà nước về cơ chế, chính sách và sự hỗ trợ ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật cho năng suất cao, chất lượng tốt, giá thành sản phẩm hạ... của nhà khoa học. Bên cạnh đó phải có đủ máy móc, kho bãi phục vụ chăm sóc, thu hoạch, phù hợp với quy mơ diện tích, sản lượng của từng cánh đồng liên kết [78].

Nghị định số 98/2018/NĐ-CP, ngày 05/7/2018 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp", tại điều 3, chương 1, điểm 2 ghi: "Liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nơng nghiệp quy định tại Nghị định là hình thức liên kết trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, sản xuất, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...".

Thị trường vẫn là khâu quyết định cho chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp, trước hết là lúa gạo. Trong chuỗi giá trị lúa gạo khơng chỉ nằm ngồi đồng ruộng,

mà phần lớn hơn còn ở giai đoạn sau thu hoạch, chế biến, bảo quản... đến tay người tiêu dùng. Do đó, tổ chức sản xuất lúa gạo theo chuỗi giá trị từ khâu giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến ra gạo thành phẩm. Thương mại hoá sản phẩm lúa gạo qua mơ hình CĐL phải bao gồm: cải tiến công nghệ, ứng dụng ngày càng nhiều tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến sản xuất bền vững hơn về môi trường, chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn.

Các hình thức liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm, theo Nghị định 98, Điều 4: 1) Liên kết từ cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào, tổ chức sản xuất, thu hoạch, sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w