Đánh giá chung về quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 112 - 121)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.2.3.2. Đánh giá chung về quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long

Một là, những kết quả đạt được

Thực hiện LIKT và giải quyết quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL ở ĐBSCL thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thứ 1, LIKT của nơng dân và doanh nghiệp tham gia mơ hình CĐL đều có sự gia tăng cao hơn so với ngồi mơ hình CĐL, tạo sự thống nhất LIKT giữa hai chủ thể này.

Từ sự phân tích q trình thực hiện LIKT của nơng dân và doanh nghiệp trên, có thể rút ra nhận xét. LIKT của cả nơng dân và doanh nghiệp đều có sự gia tăng đáng kể trong tương quan so sánh với các hộ khơng tham gia mơ hình CĐL.

Đối với nông dân, khi tham gia liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo với doanh nghiệp, về trước mắt, việc liên kết đã giúp họ giảm chi phí sản xuất từ 10- 15% và giá trị sản lượng có thể tăng từ 20-25%, thu lãi thêm từ 2,2 đến 7,5 triệu đồng theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Về lâu dài, năng lực sản xuất của nông dân tăng lên đáng kể thông qua việc tiếp nhận sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, tập huấn về chun mơn, mở rộng khả năng tích lũy qua đó có cơ hội mở rộng sản xuất. Đây là những yếu tố tạo nền tảng quan trọng trong mở rộng khả năng gia tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao năng lực và trình độ đáp ứng tốt yêu cầu của doanh nghiệp trong liên kết sản xuất, đồng thời, tăng vị thế của nông dân trong thực hiện các hợp đồng liên kết với doanh nghiệp, từng bước đảm bảo hài hịa về LIKT giữa hai chủ thể này. Bên cạnh đó, việc phát triển liên kết ngang giữa nông dân với nông dân thành các hình thức THT, HTX có thể giúp nơng dân củng cố các mối quan hệ tình làng, nghĩa xóm giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ giúp nhau giảm nghèo.

Đối với doanh nghiệp, việc liên kết sản xuất và tiêu thụ với nơng dân theo mơ hình CĐL, về trước mắt, doanh nghiệp có được vùng nguyên liệu quy mô lớn ổn định với chất lượng đảm bảo, tiết kiệm chi phí thu mua, chi phí vận chuyển (nhờ vận chuyển thông qua các THT, HTX của nông dân doanh nghiệp không cần đầu tư phương tiện vận chuyển, chuyên tâm vào khâu sản xuất). Nhờ đó, sản phẩm sản xuất ra bảo đảm chất lượng đồng đều, ổn định dễ truy xuất nguồn gốc tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu, tạo điều kiện xây dựng và phát triển thương hiệu hạt gạo; doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung ứng vật tư đầu vào và thực hiện các dịch vụ sau thu hoạch nhằm mở rộng lĩnh vực kinh doanh; doanh nghiệp nhận được các chính sách hỗ trợ và sự quan tâm giúp đỡ từ phía Nhà nước, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh… giúp tăng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp. Về lâu

dài, với việc có vùng nguyên liệu ổn định, tạo được niềm tin với nông dân, doanh

nghiệp sẽ chuyên tâm vào mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng đầu ra cho nông sản, xây dựng và phát triển các thương hiệu hạt gạo, giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính nhưng giá bán cao qua đó gia tăng doanh thu và lợi nhuận tiềm năng trong tương lai.

Như vậy, xét cả về trước mắt và lâu dài, nơng dân và doanh nghiệp đều có mục tiêu chung là gia tăng lợi nhuận và thu nhập. Mơ hình CĐL bước đầu đã gắn kết được nông dân và doanh nghiệp theo mục tiêu chung đó, taoọ sự thống nhất về LIKT và sự gắn kết chặt chẽ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp.

Thứ 2, thể chế đảm bảo hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL từng bước hoàn thiện.

Qua nghiên cứu, đánh giá hệ thống các quy định của Chính phủ và hướng dẫn của các Bộ ngành liên quan cho thấy, các quy định của pháp luật về hợp đồng tiêu thụ nông sản về cơ bản đã được quy định khá đầy đủ, chặt chẽ cả về nội dung quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như hệ thống các chế tài xử lý vi phạm. Vì vậy, với các quy định mới doanh nghiệp và nông dân sẽ phải thỏa thuận cụ thể, rõ ràng, chi tiết hơn đảm bảo hài hịa LIKT giữa hai bên thì mối quan hệ này mới bền vững và mơ hình CĐL mới phát triển.

Thứ 3, các chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp, nông dân và các tổ chức

đại diện của nông dân tham gia cánh đồng lớn tạo điều kiện thuận lợi gia tăng LIKT của các chủ thể. Với những ưu đãi, hỗ trợ đối với mơ hình CĐL, doanh nghiệp và nơng dân có nhiều cơ hội thể hiện vai trị của mình trong việc thực hiện cánh đồng lớn. Nhìn chung, những chính sách của Chính phủ, cũng như của địa phương đã hội

tụ gần như đủ điều kiện cho việc phát triển CĐL và tạo cơ hội liên kết giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu lúa gạo với nông dân và các tổ chức đại diện của nơng dân tham gia trong mơ hình CĐL.

Hai là, những hạn chế, yếu kém

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc giải quyết mối quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL ở ĐBSCL thời gian qua vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Cụ thể:

Thứ 1, lợi ích kinh tế của nơn dân đạt được chư thật sự hấp dẫn.

Hiện nay, xã hội vẫn còn nhiều cách đánh giá khác nhau, phức tạp, trái chiều. Nông dân nghĩ rằng, mơ hình CĐL chỉ có lợi nhiều cho doanh nghiệp, mà ít có lợi cho nơng dân. Đặc biệt là giá lúa nông dân thiệt "kép". LIKT của nông dân khơng những chưa nhiều, mà cịn thiếu ổn định, bấp bênh khi xảy ra tình trạng "được mùa, rớt giá". Đánh giá về sự phân chia lợi ích kinh tế giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị lúa gạo (nông dân - thương lái - doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu) ở vùng ĐBSCL thời gian qua cho thấy:

Lợi nhuận trên mỗi hộ nông dân trồng lúa thấp nhất trong chuỗi giá trị. Các lý do đưa ra vì nơng dân có lợi ích kinh tế thấp về tổng thu nhập và tổng lợi nhuận; có q nhiều nơng dân tham gia trồng lúa, sản xuất manh mún và chu kì sản xuất dài (3 - 4 tháng) hơn các tác nhận khác trong chuỗi, do đó, lợi nhuận thấp hơn rất nhiều [70].

Theo kết quả điều tra của Oxfam hợp tác với Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nơng nghiệp nơng thơn (IPSARD) tại tỉnh An Giang cho thấy, trong số ba tác nhân tham gia chuỗi giá trị xuất khẩu (nông dân, thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu), nông dân phải bỏ mức chi phí cao nhất (63%, chưa tính cơng lao động của các thành viên gia đình họ) trong khi thương lái và các doanh nghiệp xuất khẩu chia đều 37% cịn lại. Nếu tính tổng giá trị, mỗi hộ nơng dân chỉ thu được 27,3 triệu đồng cho cả năm lao động vất vả, trong khi mỗi thương lái trung bình thu về 300 triệu đồng, và mỗi doanh nghiệp xuất khẩu thu lợi nhuận 25 tỉ đồng/năm [96, tr.46].

Kết quả này cho thấy, chưa đảm bảo được cho nơng dân có được thu nhập, lợi nhuận trên 30% như mong muốn của Chính phủ.

Thứ 2, đời sống của người nông dân vùng ĐBSCL cịn nhiều khó khăn. Vùng

ĐBSCL có tiềm năng lớn về sản xuất lúa, chiếm trên 50% sản lượng

lúa và hơn 90% sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Đây cũng là cái nơi của mơ hình CĐL, diện tích CĐL chiếm lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, đời sống nhân dân, chất lượng cuộc sống cịn nhiều khó khăn và thấp, số hộ nghèo vẫn cịn chiếm tỷ lệ

5,2% (năm 2015), tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 8,6% (năm 2016) và 7,8% (năm 2017).

Thứ 3, đã xuất hiện những biểu hiện thiếu thống nhất trong quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn.

Trong quan hệ liên kết sản xuất, một số doanh nghiệp đã xây dựng các nhà máy, cơ sở chế biến để chế biến nơng sản xuất khẩu, vì thế đã có nhiều doanh nghiệp ký hợp đồng với nông dân trong việc cung cấp nguyên liệu cho nhà máy. Ngoài việc ký hợp đồng, nhiều doanh nghiệp đã cử cán bộ kỹ thuật, giúp đỡ, tư vấn, kỹ thuật... để nông dân yên tâm sản xuất. Một số doanh nghiệp còn cung cấp vốn, giống, phân bón và một số vật tư nơng nghiệp và các yếu tố đầu vào khác của sản xuất cho nông dân với mức ưu đãi. Tuy vậy, do chạy theo lợi ích trước mắt, nơng dân bán nơng sản cho tư thương với giá cao, trong khi đó, doanh nghiệp khơng có ngun liệu hoặc thiếu nguyên liệu chế biến, khơng đảm bảo hoạt động xuất khẩu, chính vì vậy gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong thu mua nông sản theo hợp đồng đã ký kết cũng đã có khơng ít doanh nghiệp đưa ra nhiều lý do khác nhau như nâng cao tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm để ép giá nông sản của nông dân làm cho nông dân bị thua thiệt, làm khơng có lãi. Bên cạnh đó, tâm lý nơng dân muốn nhận tiền tươi khi bán lúa cho doanh nghiệp trong khi năng lực tài chính của doanh nghiệp có hạn, nhất là trong các trường hợp phải thu mua lưu kho khi chưa có hợp đồng xuất khẩu, doanh nghiệp khơng có đủ vốn để thực hiện hợp đồng thu mua với nơng dân.

Có sự rạn nứt trong quan hệ giữa nơng dân và doanh nghiệp, cả hai chủ thể của CĐL gần như chưa hài lòng và thường xuyên "tố bẻ kèo" lẫn nhau. Cụ thể, doanh nghiệp tố nơng dân khi thấy giá lúa cao thì bán cho thương lái bên ngồi. Cịn nơng dân kêu than khi giá lúa thấp hoặc lúa hàng hóa nhiều, doanh nghiệp "đề" ra đủ điều để "hành" nơng dân. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT (2016): ''tỷ lệ thành công hợp đồng tiêu thụ nông sản mới chỉ đạt 20-30% với lúa, cao nhất mới được trên 70%. Tình trạng doanh nghiệp hoặc nơng dân bẻ kèo vẫn cịn phổ biến''. Đây là một điểm nói lên sự thiếu thống nhất trong quan hệ lợi ích giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL.

Hơn nữa, chưa tạo được sự "hài hịa" về LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp cả trước mắt lẫn lâu dài. Nông dân không những hưởng thụ các LIKT chưa nhiều, mà trong nhiều trường hợp có thể vì LIKT trước mắt (bán nơng sản cho tư thương với giá cao) lại đánh mất LIKT lâu dài có thể nhờ sự trợ giúp của doanh nghiệp mà tăng năng

suất, hạ giá thành sản phẩm và tăng thêm lợi nhn. Cịn doanh nghiệp nhiều khi vì "chạy" theo LIKT trước mắt, "tham lam", "tận thu" mà không chú ý đến đầu tư cho nông dân. Điều này gây tâm lý bất hợp tác của nông dân với doanh nghiệp và không tạo được mối liên hệ bền vững, gắn kết và thống nhất về LIKT.

Bảng 3.9: Chênh lệch giữa giá gạo xuất khẩu và giá lúa tại ruộng giai đoạn 2011-2017

Đơn vị tính: USD/tấn

Năm Giá lúa tại ruộng Giá xuất khẩu trung bình Chênh lệch

2011 323 524 62.1% 2012 290 468 61.3% 2013 275 444 61.6% 2014 248 465 87.2% 2015 223 429 92.5% 2016 222 450 102.3% 2017 260 453 74.0%

Nguồn: Bộ NN & PTNT & TCHQVN

Theo bảng số liệu trên, cho thấy nông dân không chưa được hưởng lợi nhiều từ sự tăng trưởng thương mại ngành xuất khẩu gạo, bởi sự chênh lệch giữa giá lúa tại ruộng và giá xuất khẩu ngày càng lớn. Cụ thể, năm 2012, giá xuất khẩu lúa gạo cao hơn giá lúa tại ruộng là 61,3%, thì năm 2017, mức chênh lệch này đã tăng lên 74%.

700600 600 500 400 300 200 100 0 1 4 7 10 1 4 7 10 1 4 7 10 2 5 8 11 2 5 8 11 2 5 8 11 2 5 8 11 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

Giá lúa tại ruộng Giá XKTB

Biểu đồ 3.2: Chênh lệch giữa giá xuất khẩu và giá lúa tại ruộng giai đoạn 2012 - 2017 (USD/tấn)

Thứ 4, xuất hiện những khó khăn trong việc phát triển các LIKT của cả nơng dân lẫn doanh nghiệp.

Những khó khăn này bắt nguồn từ những khó khăn trong phát triển mơ hình CĐL, trước hết và chủ yếu ở hai chủ thể: nơng dân và doanh nghiệp.

Nhìn chung, ở ĐBSCL việc xây dựng các mơ hình hợp tác, liên kết sản xuất trên CĐL đã đem lại nhiều thành cơng, đáng khích lệ, song, trong liên kết xây dựng CĐL cũng cịn nhiều khó khăn, hạn chế:

- Tốc độ mở rộng CĐL còn chậm. Mặc dù ĐBSCL là nơi tập trung nhiều nhất diện tích CĐL của cả nước, nhưng cũng chỉ đạt 11%/tổng diện tích canh tác lúa của cả vùng (khoảng 176.000 ha/1,6 triệu ha) [113].

- Tỷ lệ thành công của những hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cịn thấp. Thực tiễn cho thấy, tỷ lệ thành cơng hợp đồng tiêu thụ nơng sản chi ở mức bình qn 20-30% đối với lúa, cao nhất mới được 70% [113].

- Phần lớn nơng hộ tham gia CĐL có diện tích canh tác lúa nhỏ, chưa có hướng sản xuất lúa hàng hóa theo quy mơ lớn, nơng dân chưa tiếp cận được nhiều với tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, trình độ nơng dân khơng đều, khó tiếp thu khoa học và cơng nghệ, nhận thức của nơng dân về hình thức liên kết cịn nhiều hạn chế.

- Hầu hết các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân vùng ĐBSCL là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào có rất ít doanh nghiệp liên kết để tiêu thụ sản phẩm. Sự liên kết với nơng dân được hình thành, tuy vậy ở nhiều nơi cịn mang tính hình thức, khơng thiết thực. Ngồi ra, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và năng lực tài chính kém nên họ khơng sẵn sàng để đầu tư trước đầu vào sản xuất cho nơng dân và sau đó thu mua lại sản phẩm, nên chưa tạo ra được "sức hút" đối với nông dân. Đặc biệt, doanh nghiệp thiếu vốn để thanh tốn cho nơng dân trong trường hợp phải mua số lượng lớn lưu kho khi chưa ký kết được các hợp đồng xuất khẩu nên dẫn đến khó khăn trong thực hiện hợp đồng. Hơn nữa, LIKT từ cam kết giá cả do hợp đồng mang lại chưa có sự hấp dẫn nơng dân và doanh nghiệp. Năng lực tiêu thụ nơng sản của doanh nghiệp cịn thấp và thị trường tiêu thụ kém ổn định nên tình trạng giá cao thì doanh nghiệp sẽ khơng mua được hàng, cịn giá thấp thì nơng dân sẽ bị lỗ vốn cũng thường xảy ra khi thực hiện hợp đồng.

Ba là, nguyên nhân của hạn chế, yếu kém.

Thứ 1, nhận thức của nông dân và doanh nghiệp đối với việc thực hiện LIKT trong liên kết sản xuất theo cánh đồng lớn còn nhiều hạn chế, nhất là nông dân.

Hiện nay, nhận thức liên kết của nơng dân vẫn cịn khập khiểng và ỉ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước (xem đây là nhiệm vụ của Nhà nước và các doanh nghiệp phải mua với giá cao). Điều này đã làm kìm hãm tiến trình phát triển CĐL do nơng dân thiếu động lực đúng đắn trong việc liên kết lợi ích nên đã làm tính hiệu quả trong liên kết. Tập quán sản xuất - không quen với việc ghi chép lại qui trình sản xuất (sử dụng phân thuốc và chi phí sản xuất) đã làm hạn chế việc sản xuất theo các tiêu chuẩn thực hành tốt, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tâm lý hướng vào LIKT trước mắt, chưa quan tâm đến xây dựng niềm tin, thương hiệu để phát triển bền vững. Đối với doanh nghiệp, một số doanh nghiệp tham gia liên kết một cách miễn cưỡng hoặc chỉ để nhằm mục tiêu khác (dễ bán vật tư nông nghiệp, dễ vay vốn hơn và hưởng lợi từ chính sách ưu đãi của Nhà nước) từ đó làm giảm niềm tin của các chủ thể trong liên kết. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải làm thay đổi những nhận thức này của các chủ thể, phải làm cho doanh nghiệp và nông dân thật sự đi chung trên một ''con thuyền lợi ích'' thì mới đảm bảo liên kết chặt chẽ, bền vững.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 112 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w