Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 54 - 57)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.1.3.2. Quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn

hình cánh đồng lớn

Trong Từ điển Tiếng việt, cụm từ "quan hệ" là sự liên quan giữa hai hai đối tượng hoặc hai nhóm đối tượng, có thể có các ý nghĩa như: quan hệ xã hội, quan hệ họ hàng, quan hệ chính trị, quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất, quan hệ lợi ích… Mối

quan hệ được hiểu là sự tác động qua lại giữa hai (hoặc nhiều hơn hai) đối tượng hoặc hai (hoặc nhiều hơn hai) nhóm đối tượng có liên quan với nhau.

Quan hệ LIKT thực chất là mối quan hệ giữa các chủ thể kinh tế nảy sinh và phát triển tất yếu do chính các quan hệ kinh tế, quan hệ sản xuất. Quan hệ LIKT có thể được xem là "cốt lõi vật chất" của các mối quan hệ xã hội. Bởi lẽ, LIKT là nhân tố chủ yếu tạo động lực thúc đẩy con người hành động nhằm thỏa mãn nhu cầu. Nhu cầu càng lớn thì sự hấp dẫn đối với chủ thể càng lớn và do đó, động cơ nảy sinh trên cơ sở thực hiện LIKT càng lớn và càng thúc đẩy con người hành động.

Lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa nêu ở trên là động lực thúc đẩy nông dân và doanh nghiệp hoạt động trong mơ hình CĐL, thơng qua đó hình thành quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp.

Có thể hiểu quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL là mối quan hệ LIKT giữa hai chủ thể kinh tế cùng hoạt động sản xuất kinh doanh trong CĐL và nó nảy sinh phát triển do các mối quan hệ liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp.

Trong mơ hình CĐL, nơng dân và doanh nghiệp trong CĐL phải liên kết với nhau, nương tựa lẫn nhau, cùng nhau hành động, nên LIKT của họ gắn kết với nhau rất chặt chẽ. Nếu nông dân hoạt động trong CĐL, trong chuỗi liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp mà khơng đạt được các LIKT, thì doanh nghiệp cũng khơng có được các LIKT như mong muốn...

Cơ sở trực tiếp của quan hệ LIKT là các hoạt động kinh tế trong q trình sản xuất và tái sản xuất. Thơng qua các hoạt động kinh tế đó, các quan hệ giữa các chủ thể kinh tế được xác lập và hình thành nên các quan hệ LIKT tương ứng. Quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL là mối quan hệ hữu cơ, tương tác lẫn nhau trong chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ, chế biến nông sản (lúa). Thể hiện:

một mặt, nông dân sản xuất lúa, cung cấp lúa nguyên liệu cho doanh nghiệp chế

biến, tiêu thụ với khối lượng lớn, chất lượng cao... bởi doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất, trợ giúp về mặt kỹ thuật cho nông dân, nên nông dân đạt được năng suất cao, hiệu quả kinh tế lớn, thu nhập của nông dân và việc làm được đảm bảo ổn định... Mặt khác, doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào cho sản xuất của nông dân và hướng dẫn khoa học, kỹ thuật cho nơng dân, nên có được vùng ngun liệu quy mơ lớn, ổn định, từ đó, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định và phát triển, nên đạt được lợi nhuận tối ưu, gia tăng các LIKT của doanh nghiệp.

Mối quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa biểu hiện tập trung ở hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL. Mối quan hệ LIKT này được thực hiện thông qua cơ chế phân phối lợi nhuận, thu nhập trong chuỗi giá trị lúa gạo mà nông dân và doanh nghiệp là các tác nhân trong chuỗi giá trị đó.

Quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trở thành yếu tố gắn kết nông dân và doanh nghiệp với nhau, đảm bảo cho hai chủ thể này đạt được LIKT. Khi LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp được đảm bảo thì quan hệ liên kết kinh tế giữa hai chủ thể này được cũng cố và thắt chặt. Nếu LIKT không được thực hiện một cách cơng bằng, bị xâm phạm thì sớm hay muộn quan hệ liên kết kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp có thể bị đỗ vỡ, chấm dứt.

Quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa có sự khác biệt, có thể thống nhất hay mâu thuẫn với nhau, hài hịa hoặc bất bình đẳng trong thụ hưởng LIKT… Vì thế, giải quyết tốt, hài hịa mối quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp là "chất kết dính" gắn bó họ trong mơ hình CĐL.

Giải quyết tốt, đảm bảo hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL sản xuất lúa là một trong những nhân tố thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững mơ hình CĐL. Hơn nữa, nó sẽ là cơ sở nền tảng góp phần tạo nên sự bền vững các liên kết kinh tế mà nông dân và doanh nghiệp tham gia.

Giải quyết tốt, hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp, một

mặt, phải đảm bảo nâng cao lợi nhuận, thu nhập và nâng cao đời sống của nơng dân,

từ đó giúp nơng dân gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; mặt khác, phải đảm bảo cho doanh nghiệp thu được lợi nhuận tối ưu và đời sống của người lao động trong doanh nghiệp được cải thiện, từ đó doanh nghiệp mới có điều kiện phát triển, giúp nơng dân trong CĐL gia tăng LIKT.

Phương thức đảm bảo hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL là:

-Xác định rõ quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các chủ thể (nông dân, doanh nghiệp…) tham gia chuỗi liên kết kinh tế trong CĐL, chuỗi sản xuất giá trị lúa gạo.

- Thực hiện nghiêm túc hợp đồng kinh tế đã ký kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL.

- Hồn thiện cơ chế, chính sách phân phối lợi ích, thu nhập, chính sách giá cả… Phát huy vai trò của thị trường, tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan. Đồng thời, phát huy vai trò của Nhà nước trong việc giải quyết hợp lý quan hệ phân phối.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w