Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn trên cơ sở xây dựng "Lợi ích chung và

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 131 - 133)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

4.1.2.3. Giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn trên cơ sở xây dựng "Lợi ích chung và

nghiệp trong mơ hình cánh đồng lớn trên cơ sở xây dựng "Lợi ích chung và niềm tin lâu dài của hai bên"

Trong những năm qua, ĐBSCL đã xây dựng được nhiều mơ hình liên kết kinh tế có hiệu quả giữa nông dân và doanh nghiệp trông phát triển CĐL. Tuy vậy, trong các mơ hình liên kết, mối liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp chưa hình thành một mơ hình phát triển ổn định, bền vững. Do vậy, trong mô hình CĐL ở một

số địa phương, nơng dân và doanh nghiệp tố nhau "vi phạm hợp đồng", doanh nghiệp và nơng dân chưa có niềm tin chiến lược để kết nối chặt chẽ trong chuỗi giá trị hạt gạo. Thực tế cho thấy, cả nơng dân và doanh nghiệp có thể gia tăng LIKT riêng khi không thực hiện hợp đồng đã ký kết trong trường hợp có những biến động về giá cả thị trường. Tính khơng minh bạch trong thơng tin và lợi ích của mỗi bên, cả nơng dân và doanh nghiệp thường cho rằng mình đạt LIKT thấp nên khơng thể chia sẽ thêm LIKT cho chủ thể cịn lại. Chính vì vậy, niềm tin lẫn nhau giữa các chủ thể chưa cao.

Theo chỉ dẫn của Ph.Ănnghen: ở đâu khơng có sự "đồng nhất" về LIKT thì ở đó khơng có sự thống nhất về mục đích và hành động.

Một là, tạo ra LIKT chung, thống nhất giữa nông dân và doanh nghiệp tham

gia liên kết sản xuất lúa theo mơ hình CĐL. Theo các chun gia, "câu chuyện" liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL là "câu chuyện niềm tin". Điều quan trọng để liên kết này bền vững, chính là tạo được lợi ích chung cho hai bên. Doanh nghiệp thường tính đến lợi ích lâu dài, nơng dân thì nhìn lợi ích ngắn hạn hơn, lợi ích trước mắt, thiển cận... Vì vậy, mỗi bên cần đặt mình vào vị thế của đối tác, để thuyết phục họ, tạo niềm tin từ quan điểm, lợi ích chung.

Hai là, trong xây dựng các mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp cần

chú trọng việc cân bằng về vị thế và năng lực của các bên. Mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL chỉ có thể bền vững khi có được sự cân bằng về vị thế, năng lực của các bên. Tham gia CĐL, nơng dân có quyền sử dụng đất, nhưng giá trị trong chuỗi sản phẩm không cao, trong khi doanh nghiệp sở hữu nhiều yếu tố khác, nắm cả đầu vào và đầu ra của sản phẩm. Ở vị thế cao hơn , doanh nghiệp cần có cách tiếp cận hợp lý để thuyết phục nơng dân đồng hành với mình trong chuỗi giá trị, chủ động chia sẻ những công nghệ, thơng tin thị trường...

mà mình tiếp cận được để tạo niềm tin, giúp đỡ nông dân, nâng cao năng lực tổ chức và quản lý... Đồng thời chú trọng đến việc cải tiến, đổi mới cơ chế chính sách nhằm đảm bảo tính hài hịa trong việc phân chia LIKT giữa các khâu trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ lúa gạo.

Ba là, phải tạo điều kiện để cả nông dân và doanh nghiệp đi chung trên một

con thuyền LIKT, thống nhất về LIKT, có như vậy mới tạo được sự tin tưởng và chăm bồi LIKT cho nhau. Chỉ khi nào, doanh nghiệp chăm lo, gia tăng LIKT cho nơng dân thì mới có thể gia tăng LIKT của mình và ngược lại thì sự liên kết LIKT mới bền chặt hơn.

Xây dựng niềm tin hai bên, đảm bảo hiệu lực của công cụ pháp lý, nhất là hệ thống chế tài xử lý tranh chấp một cách nghiêm minh để đảm bảo giải quyết hài hòa quan hệ LIKT cho cả hai bên và tạo niềm tin lâu dài.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w