Về giao thông

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 81 - 82)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.1.4. Về giao thông

Mạng lưới đường bộ từng bước được quy hoạch, nâng cấp, xây mới theo dạng "ô bàn cờ", bao gồm các trục dọc, ngang và hệ thống đường vành đai liên kết với nhau một cách hợp lý.

Điểm nhấn giao thông kết nối vùng là tuyến thành phố Hồ Chí Minh - Cần Thơ, trung tâm đô thị của ĐBSCL, với Quốc lộ 1 được nâng cấp và 2 cầu mới: Mỹ Thuận vượt sông Tiền và Cần Thơ vượt sông Hậu. Trên tuyến đất xây mới đường cao tốc Sài Gịn - Trung Lương, đang thi cơng tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận và tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ đã nằm trong kế hoạch triển khai. Trục đường bộ quan trọng thứ thứ 2 đang được xây dựng nối thành phố Hồ Chí Minh, qua trung tâm ĐBSCL với khu vực ven biển phía Tây Nam, tiếp với hành lang ven biển phía Nam và tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng tại Rạch Giá.

- Về đường không: Nhờ việc quan tâm đầu tư, quy hoạch các sân bay trong vùng theo nguyên tắc đảm bảo kết nối vùng với các sân bay quốc tế và phân bổ đều trong khu vực, nhất là các tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL. Hiện

ĐBSCL có 4 sân bay: Cần Thơ, Phú Quốc, Rạch Giá và Cà Mau. Cần Thơ và Phú Quốc là hai sân bay quốc tế; trong đó, sân bay Phú Quốc là sân bay duy nhất của cả nước cho đến nay được đầu tư xây dựng mới từ sau năm 1975. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có sân bay Phú Quốc có các chuyến bay quốc tế (tới Singapore và Siêm Riệp). Song, sân bay Cần Thơ cũng đã có các đường bay khơng thường xuyên (thuê chuyến) đi đến Đài Bắc (Đài Loan) và ngược lại; sắp tới sẽ là các chuyến bay đi Băngkok (Thái Lan), Phnompenh, Siêm Riệp (Campuachia), Seoul (Hàn Quốc).

- Hệ thống đường sông: Cùng với đường bộ, đường không, hệ thống đường sông vùng ĐBSCL đã và đang được đầu tư nâng cấp một cách đáng kể, nhất là các tuyến sơng chính, kết hợp với hệ thống đường thuỷ do địa phương quản lý đã góp phần nâng cao khả năng kết nối với các cảng biển. Từ thành phố Hồ Chí Minh, bằng phương tiện thuỷ, hàng hóa và hành khách có thể đi qua Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên đến Hà Tiên (Kiên Giang), Cà Mau... Nông sản hàng hóa vùng ĐBSCL sẽ đến nhanh hơn với các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w