Tại Đồng Tháp

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 93 - 96)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.1.3.3. Tại Đồng Tháp

Các HTX, THT thực hiện cánh đồng chủ động liên kết đầu vào với các Công ty cung ứng vật tư nông nghiệp: Công ty TNHH MTV Lúa gạo Tân Hồng (Công ty bảo vệ thực vật An Giang), Công ty TNHH ADC,… để cung ứng vật tư cho xã viên và liên kết với các đơn vị tiêu thụ lúa gạo như: Công ty bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Lương Thực Phương Đông, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Võ Thị Thu Hà (Công ty VTTH), Công ty TNHH Một thành viên Hiếu Nhân, Công ty Việt Thành, Công ty TNHH Highland Dragon,… để tiêu thụ lúa cho nông dân. Các phương thức liên kết sản xuất - tiêu thụ chủ yếu:

Một là, đầu tư đầu vào và tiêu thụ lúa (Công ty TNHH một thành viên Lương Thực Tân Hồng và Công ty bảo vệ thực vật An Giang). Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ

kỹ thuật, đầu tư vật tư kết hợp tiêu thụ lúa, công ty cử cán bộ kỹ thuật phụ trách mơ hình hướng dẫn nơng dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khâu chọn giống, gieo sạ, bón phân, quản lý dịch hại. Cơng ty cung ứng vật tư đầu vào khơng tính lãi suất và sẽ khấu trừ chi phí đầu tư khi thu mua lúa cuối vụ. Phương thức ký

hợp đồng: Ký hợp đồng trực tiếp với hộ cá thể trồng lúa ngay từ đầu vụ thông qua

THT hoặc HTX. Cụ thể, Công ty bảo vệ thực vật An Giang triển khai vùng nguyên liệu, công ty cử cán bộ kỹ thuật hỗ trợ nông dân, đầu tư 100% thuốc bảo vệ thực vật, 50% phân bón và tổ chức phương tiện vận chuyển lúa tại điểm tập kết lúa của nông dân về kho công ty. Ngồi ra, Cơng ty cịn hỗ trợ nơng dân gửi lúa tại kho khơng tính chi phí trong thời gian 30 ngày; nơng dân có thể tạm ứng tiền trước, khi nhận thấy giá lúa thu mua tại thời điểm chưa phù hợp. Phương thức thanh tốn: Nơng dân nhận tiền tại công ty sau khi trừ các khoản công ty đã đầu tư.

Hai là, đầu tư giống và tiêu thụ lúa: Công ty TNHH MTV Hiếu Nhân, Thương lái Hồ Văn Tràng. Phương thức hỗ trợ: Các đơn vị cung ứng giống đầu vụ

khơng tính lãi suất và sẽ khấu trừ chi phí đầu tư khi thu mua lúa cuối vụ. Phương thức ký hợp đồng: Công ty ký hợp đồng với THT hoặc HTX ngay từ đầu vụ trên cơ sở nông dân tham gia mơ hình đăng ký với THT hoặc HTX. Phương thức thanh

tốn: Nơng dân nhận tiền ngay sau khi trừ các khoản chi phí cơng ty đã đầu tư.

Ba là, đầu tư thuốc bảo vệ thực vật và tiêu thụ lúa: Công ty TNHH thương mại Tân Thành: Phương thức hỗ trợ: Hỗ trợ kỹ thuật, đầu tư thuốc bảo vệ thực vật,

công ty cử cán bộ kỹ thuật phụ trách mơ hình hướng dẫn nơng dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác từ khâu chọn giống, gieo sạ, bón phân, quản lý dịch hại. Cơng ty cung ứng thuốc bảo vệ thực vật đầu vào khơng tính lãi suất và sẽ khấu trừ chi phí đầu tư khi thu mua lúa cuối vụ. Phương thức ký hợp đồng: Công ty ký hợp đồng trực tiếp với hộ cá thể ngay từ đầu vụ. Phương thức thanh tốn: Nơng dân nhận tiền ngay sau khi trừ các khoản công ty đã đầu tư.

Bốn là, đầu tư thuốc bảo vệ thực vật - không tiêu thụ lúa: Các công ty:

TNHH ADC (Cơng ty ADC) thực hiện chương trình "Cánh đồng mơ ước", cơng ty Hố nơng Lúa Vàng thực hiện chương trình "Hành trình cây lúa khoẻ ",… cung ứng các yếu tố sản xuất như thuốc bảo vệ thực vật cho nơng dân tham gia mơ hình với giá ưu đãi và cho nợ đến cuối vụ.

Năm là, đầu tư tín dụng - tiêu thụ lúa (Công ty Cẩm Nguyên, Công ty VTTH):

Phương thức hỗ trợ: Công ty cho nông dân ứng vốn trước khi mua lúa (2,5-5 triệu đồng/ha) sau khi kiểm tra đồng trước thu hoạch 15-20 ngày khơng tính lãi suất và sẽ khấu trừ chi phí đầu tư khi thu mua lúa cuối vụ. Phương thức ký hợp đồng: Ký hợp đồng trực tiếp với hộ cá thể trồng lúa sau khi kiểm tra đồng trước thu hoạch 15-20 ngày thông qua THT hoặc HTX. Phương thức thanh tốn: Cơng ty cho nhân viên thu mua lúa tươi tại ruộng và cấp phiếu cho hộ nông dân đến nhận tiền tại văn phòng HTX sau khi trừ các khoản công ty đã đầu tư.

Sáu là, không đầu tư - Tiêu thụ lúa: Gồm các công ty: Phương Đông, Lương

Thực Đồng Tháp, Việt Thành, Quảng Nam, Quang Trung, Tân Phát, Thiên Nhiên, Vĩnh Hoàn 2,… Phương thức ký hợp đồng: Công ty cử nhân viên thăm đồng vào 2 giai đoạn: lúa trổ và trước thu hoạch 7 ngày; sau đó lập biên bản ghi nhớ với HTX.

Từ những mơ hình liên kết nêu trên, cho thấy, CĐL là mơ hình "liên kết bốn nhà": nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nơng, trong đó, mối liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân giữ vai trị quyết định, nơng dân và doanh nghiệp cũng là chủ thể chính trong liên kết sản xuất. Nơng dân và doanh nghiệp có vai trị riêng trong quan hệ liên kết.

Nơng dân có vai trị quan trọng, là nhân vật trung tâm của quá trình liên kết, quyết định sự thành bại của việc tồn tại và phát triển của mơ hình liên kết, bởi họ là người chiếm hữu và sử dụng đất đai và trực tiếp làm ra nông sản. Khi mối liên kết thành cơng, đạt hiệu quả thì nhà nơng là người hưởng lợi trước tiên.

Doanh nghiệp là chủ thể chính có tầm quyết định trong việc kiến tạo, duy trì và phát triển mơ hình liên kết. Bởi doanh nghiệp có các vai trị, thể hiện ở những mặt sau đây:

(1) Doanh nghiệp là chủ thể tham gia cung ứng vật tư nông nghiệp cho nông dân. Đối với người nông dân do khả năng tích lũy hạn chế nên khan hiếm nguồn

vốn đầu tư cho sản xuất. Khi không liên kết với các doanh nghiệp, người nông dân thường mua các yếu tố đầu vào thông qua các đại lý phân phối nên giá thành thường cao. Trong nhiều trường hợp, người nơng dân khơng thể thanh tốn ngay tiền mua vật tư mà phải nợ đến cuối vụ thường phải chấp nhận giá cao, hoặc chịu lãi suất của các đại lý phân phối, làm cho chi phí sản xuất gia tăng, lợi nhuận giảm. Việc ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp sẽ giúp nông dân tiếp cận được nguồn cung ứng đầu vào với chi phí thấp hơn, yên tâm về nguồn gốc và chất lượng hàng hóa. Các doanh nghiệp thường ứng trước vật tư cho nông dân không lãi suất nên giản áp lực đầu tư của nơng dân. Từ đó có thể thấy, việc tham gia cung ứng đầu vào sản xuất cho nông dân giúp nơng dân giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi nhuận. Doanh nghiệp cũng mở rộng được thị trường cung ứng của mình.

(2) Doanh nghiệp là chủ thể chỉ đạo hoạt động sản xuất, hướng dẫn kỹ thuật và quản lý quy trình và chất lượng nơng sản phẩm. Các doanh nghiệp ký kết hợp

đồng với nông dân đều quy định đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Các doanh nghiệp thường xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhằm hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về mặt kỹ thuật, quản lý quy trình canh tác, giúp truy xuất được nguồn gốc và hạch tốn chi phí sản xuất thơng qua hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất. Hoạt động này của doanh nghiệp một mặt giúp nơng dân gia tăng trình độ, năng lực sản xuất, mặt khác giúp gia tăng chất lượng sản phẩm.

(3) Doanh nghiệp chủ thể tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho nơng dân. Trong mơ

hình CĐL, doanh nghiệp ký kết các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho nông dân theo giá thị trường hoặc giá cố định, có nhiều doanh nghiệp cam kết đảm bảo giá cao hơn giá thị trường tại thời điểm xác định giá bán. Việc bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân giúp nông dân tránh được hiện tượng "được mùa mất giá”, bị các tiểu thương ép giá khi đến mùa vụ thu hoạch tập trung. Một số doanh nghiệp thực hiện các chính sách cho phép nơng dân ký gửi lưu kho miễn phí chọn thời điểm bán hợp lý… qua đó giúp nơng dân hạn chế được thất thoát sau thu hoạch.

Đánh giá chung về các mơ hình liên kết sản xuất lúa theo mơ hình CĐL ở một số tỉnh vùng ĐBSCL:

Việc xây dựng và phát triển các mối liên kết gắn sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đã và đang góp phần hình thành các vùng sản xuất tập trung, nâng cao

chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, người nông dân nâng cao thu nhập và ổn định đời sống. Sản xuất có sự liên kết chặt chẽ giữa nơng dân và doanh nghiệp tiêu thụ, các nhà khoa học và cơ quan quản lý nhà nước.

Hiện tại, ĐBSCL có 180 doanh nghiệp, 149 hợp tác xã, 590 tổ hợp tác có thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL. Việc tham gia liên kết sản xuất lúa của các doanh nghiệp, các hợp tác xã và các tổ hợp tác theo CĐL đã góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ hình này, qua đó gia tăng LIKT của các chủ thể tham gia liên kết, giải quyết tốt mối quan hệ LIKT giữa các chủ thể, nhất là nông dân và doanh nghiệp. Tuy vậy, theo Cục Kinh tế hợp tác, việc tổ chức liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ, xây dựng CĐL trong thực tiễn đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w