Phát huy vai trị của các Hội đồn thể, chính quền địa phương trong đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 154 - 158)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

4.2.5.3. Phát huy vai trị của các Hội đồn thể, chính quền địa phương trong đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp

trong đảm bảo giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa nơng dân và doanh nghiệp trong cánh đồng lớn

Hiện nay, Nhà nước chưa xây dựng được các chế tài đủ mạnh để xử phạt các bên tham gia liên kết, tình trạng "bẻ kèo" trong liên kết sản xuất và những quy định liên quan đến trách nhiệm của các cấp ngành địa phương chưa rõ ràng. Khi ký hợp đồng liên kết, hầu hết các hợp đồng đều qui định việc xử lý tranh chấp theo đúng pháp luật nhưng việc thực thi rất khó khăn và kém hiệu lực. Khi có tranh chấp hợp đồng xảy ra cả doanh nghiệp lẫn nông dân chưa quen cũng như không nghĩ đến chuyện đưa nhau ra tịa án. Trong khi chính quyền cấp xã khơng có quyền hạn cũng như năng lực xử lý tranh chấp hợp đồng. Tình hình đó làm cho hiệu lực của hợp đồng khơng cao. Thời gian qua, vẫn cịn tình trạng hộ nơng dân không tuân thủ hợp đồng đã ký với doanh nghiệp. Một số hộ nông dân mặc dù đã ký hợp đồng với bán

lúa cho doanh nghiệp, nhưng khi giá lúa bên ngồi do thương lái thu mua cao thì hộ sẵn sàng khơng tn thủ hợp đồng mà bán cho thương lái. Đây là khó khăn, trở ngại rất lớn đối với nông dân cũng như doanh nghiệp khi ký hợp đồng liên kết. Thực tiễn cho thấy, nơi nào chính quyền địa phương có quan tâm, tham gia tốt vào quá trình ký kết hợp đồng tiêu thụ lúa gạo cho CĐL thì ở đó tình trạng phá vỡ hợp đồng ít phổ biến hơn. Do đó, thời gian tới, Chính quyền các địa phương cùng các Hội đồn thể nên vào cuộc để giúp nhanh chóng khắc phục tình trạng trên, tạo niềm tin chiến lược lâu dài giữa nông dân và doanh nghiệp.

Chính quyền các địa phương các tỉnh thành vùng ĐBSCL cần quy hoạch và công bố vùng xây dựng CĐL để làm căn cứ thực hiện các chính sách hỗ trợ các tổ chức nông dân (HTX, THT), hộ nông dân và doanh nghiệp liên kết CĐL sản xuất lúa. Chính quyền địa phương nên định hướng tổ chức sản xuất nơng nghiệp hàng hóa lớn theo các quy trình đạt tiêu chuẩn. Phải quy hoạch được vùng sản xuất hàng hóa đủ lớn để dễ dàng tiếp cận thị trường và đảm bảo đầu ra, tránh tình trạng mang hình thức là cánh đồng thì "lớn" nhưng giao dịch thì "nhỏ", phân tán, tự phát, manh mún như hiện nay. Trong mơ hình, khuyến cáo chỉ sử dụng từ 1 - 2 loại giống cấp xác nhận phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, sự quan tâm lãnh đạo của chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp xã là rất quan trọng trong việc tuyên truyền vận động, quản lý địa bàn chặt chẽ; xác định giá lúa theo thị trường, hỗ trợ xử lý các khó khăn, tranh chấp hợp đồng phát sinh. Củng cố xây dựng các HTX, THT đảm bảo năng lực điều hành, thật sự là cầu nối có hiệu quả giữa nơng dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng hình thức trong phát triển HTX.

Tập trung phát triển CĐL gắn kết với chương trình xây dựng xã nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới; tổ chức hình thành những dịch vụ thu hoạch, thu gom lúa, bốc xếp, vận chuyển, phơi sấy, bảo quản lúa,… hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp lúc thu mua cao điểm. Nâng cấp và sửa chữa kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất, nhất là hạ tầng phục vụ cho khâu thu mua như cầu đường, nạo vét kênh rạch đảm bảo cho phương tiện vận chuyển 30 - 50 tấn vào đến nơi nhận lúa.

Ngồi ra, chính quyền các địa phương vùng ĐBSCL phải tham gia tích cực, trực tiếp chỉ đạo, huy động lực lượng xây dựng CĐL. Cần huy động cả hệ thống chính trị ở cơ sở để phổ biến rộng rãi chủ trương, sự cần thiết, tính hiệu quả của việc xây dựng CĐL gắn với q trình tái cơ cấu nơng nghiệp và q trình xây dựng nơng thơn mới.

KẾT LUẬN

Cánh đồng lớn là hình thức tổ chức sản xuất trên cơ sở hợp tác, liên kết sản xuất giữa người nông dân (tổ chức đại diện nông dân - tổ hợp tác, hợp tác xã) và doanh nghiệp trong sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh của nông dân trên thị trường nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân và các đối tác tham gia liên kết. Liên kết, hợp tác sản xuất trong CĐL, cả nông dân và doanh nghiệp đều đạt được nhiều LIKT mà nổi bật là thu nhập và lợi nhuận của nông dân đều tăng lên; doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên đáng kể.

Tuy vậy, sự phát triển mơ hình CĐL ở ĐBSCL cịn chậm, quy mơ diện tích CĐL mới chỉ đạt khoảng 11% tổng diện tích sản xuất lúa của cả vùng. Tỷ lệ diện tích thực hiện trên diện tích ký kết hợp đồng sản xuất - tiêu thụ giữa nông dân và doanh nghiệp trong các CĐL còn thấp, nơi cao nhất cũng chỉ đạt 70% diện tích đã ký kết bao tiêu. Số lượng doanh nghiệp tham gia mơ hình CĐL cịn ít, doanh nghiệp quy mô lớn chưa nhiều. Sự phân chia LIKT trong chuỗi giá trị lúa gạo cịn chưa thật hợp lý, nơng dân chưa đạt được mức lợi nhuận 30%, trong khi thương lái và doanh nghiệp xuất khẩu đạt trên 70%. Nguyên nhân của tình trạng trên chủ yếu xuất phát từ quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL cịn nhiều hạn chế, nhiều tồn tại, khó khăn trong sự phát triển như: nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về thực hiện LIKT còn nhiều hạn chế, nhất là nông dân; giá trị pháp lý của các hợp đồng liên kết sản xuất chưa cao, kém hiệu lực; mơ hình liên kết chưa thực sự chặt chẽ, bền vững, chưa gắn kết được LIKT của các bên tham gia mơ hình.

Để đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL ở ĐBSCL, luận án đã trình bày, phân tích 05 cơ hội, thuận lợi và 04 thách thức, khó khăn có tác động đến q trình phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và mơi trường của mơ hình CĐL sản xuất lúa, đảm bảo thực hiện tốt các LIKT và giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp. Luận án đã nêu ra 03 quan điểm có tính định hướng giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL ở ĐBSCL thời gian tới, bao gồm: Thứ nhất, giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp trong CĐL trên cơ sở đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia liên kết; Thứ hai, giải quyết hài hòa quan hệ LIKT giữa nông dân

và doanh nghiệp trên cơ sở nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình CĐL và hồn thiện cơ chế phân phối LIKT cả trong ngắn hạn và trong dài hạn; Thứ ba, giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trên cơ sở xây dựng "Lợi ích chung và niền tin lâu dài của hai bên". Luận án đã đề xuất 05 giải pháp nhằm giải quyết hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trên cơ sở phát triển hiệu quả, bền vững mơ hình CĐL ở ĐBSCL thời gian tới. Các giải pháp: Thứ nhất, nâng cao nhận thức của nông dân và doanh nghiệp về mối quan hệ LIKT trong phát triển cánh đồng lớn; Thứ hai, nâng cao hiệu quả kinh tế của mơ hình cánh đồng lớn ở ĐBSCL; Thứ ba, hồn thiện mơ hình liên kết giữa nơng dân và doanh nghiệp trong phát triển CĐL ở ĐBSCL đảm bảo gắn kết chặt chẽ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp; Thứ tư, nâng cao giá trị pháp lý và hoàn thiện cơ chế thực hiện hợp đồng kinh tế giữa nông dân (tổ chức đại diện của nông dân) và doanh nghiệp trong phát triển CĐL ở ĐBSCL; Thứ năm, hồn thiện cơ chế, chính sách và tăng cường quản lý nhà nước đối với hoạt động liên kết sản xuất lúa trong mơ hình CĐL.

Các giải pháp trên mang tính tồn diện, đồng bộ và khả thi sẽ góp phần giải quyết tốt, hài hịa quan hệ LIKT giữa nơng dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL ở ĐBSCL. Qua đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển và nhân rộng mô CĐL ở khu vực ĐBSCL thời gian tới, tiến tới xây dựng nền nông nghiệp sản xuất lớn, hiện đại theo định hướng của Đảng./.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 154 - 158)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w