Tác động của thị trường

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 62 - 64)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

2.1.4.4. Tác động của thị trường

Thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm có ảnh hưởng lớn đối với q trình hình thành các LIKT của các chủ thể tham gia CĐL, đồng thời tác động đến quan hệ LIKT giữa các chủ thể, đặc biệt là nông dân và doanh nghiệp.

Khoa học kinh tế chính trị quan niệm về thị trường như sau: Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ mua bán trong xã hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội nhất định. Thị trường là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, là một mắt khâu của quá trình tái sản xuất xã hội (sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng).

Thị trường kết nối cung - cầu, người mua, người bán, người sản xuất và người tiêu dùng; thị trường kết nối thông tin (sản phẩm, giá cả...).

Thị trường có các chức năng: điều tiết, kích thích, thơng tin và dự báo. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, thị trường có vai trị

quyết định sự tồn tại và phát triển của các chủ thể kinh tế (cá nhân, tổ chức kinh tế, doanh nghiệp...).

Tác động của thị trường đến quan hệ LIKT của nông dân và doanh nghiệp trong CĐL thể hiện: một mặt, thông qua thị trường, doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào (giống, vật tư nông nghiệp...) cho nông dân. Nếu các yếu tố đầu vào này được doanh nghiệp cung cấp đầy đủ, đồng bộ, kịp thời và đảm bảo chất lượng thì nơng dân sản xuất sản phẩm sẽ có năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt, chi phí sản xuất hợp lý... do đó sẽ tăng hiệu quả sản xuất và tăng lợi nhuận cho nơng dân.

Mặt khác, doanh nghiệp có được vùng ngun liệu để chế biến với chất lượng tốt,

số lượng lớn... thì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ổn định, hiệu quả và lợi nhuận đạt được sẽ cao; doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm sẽ tốt hơn, ổn định được thị trường, bán hàng, đảm bảo doanh thu... đồng thời, nơng dân cũng tránh được tình trạng "được mùa rớt giá" và họ yên tâm sản xuất. Qua đó, giúp mối liên kết kinh tế giữa nông dân và doanh nghiệp trong mơ hình CĐL trở nên gắn bó chặt chẽ hơn.

Thị trường trong nước và thế giới đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của nông dân và doanh nghiệp trong CĐL và do đó, ảnh hưởng đến LIKT và quan hệ LIKT giữa nông dân và doanh nghiệp. Thật vậy:

Thông thường, khi nguồn cung sản xuất lớn hơn nhu cầu thị trường có thể tiêu thụ thì nơng dân cần hợp đồng nhưng ngược lại, khi nhu cầu thị trường lớn hơn nguồn cung sản xuất thì doanh nghiệp lại có nhu cầu liên kết cao hơn.

Ở khía cạnh đầu vào, việc cung ứng nguyên liệu, vật tư nông nghiệp cho sản xuất lúa bị hạn hẹp, khó khăn thì giá cả các yếu tố đầu vào sẽ tăng lên, làm tăng chi phí sản xuất lúa, giá thành sản xuất lúa sẽ tăng lên. Do đó, cung đầu vào cho sản xuất lúa có thể ảnh hưởng đến chuỗi sản xuất, giá trị lúa gạo. Cung đầu vào sản xuất lúa trong nước có thể bị ảnh hưởng của thị trường thế giới nếu các yếu tố đầu vào cho sản xuất lúa được nhập khẩu.

Ở khía cạnh đầu ra, khi giá thị trường lúa gạo thế giới thay đổi, do cung cầu gạo xuất khẩu thế giới biến đổi, do cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu ngày càng gia tăng do sự gia nhập của nhiều chủ thể xuất khẩu gạo… sẽ làm cho hoạt động sản xuất lúa gạo bị ảnh hưởng cùng với những biến đổi này. Chẳng hạn, xuất khẩu gạo của ĐBSCL chịu áp lực rất lớn về cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là Ấn Độ với khối lượng gạo khổng lồ đưa vào thị trường và nguồn gạo giá thấp của Pakistan, Myanmar. Trong khi đó, các thị trường lớn nhập khẩu gạo của Việt Nam như Philippines, Indonesia giảm sức mua và số lượng hợp đồng nhập khẩu tập trung (hợp đồng của Chính phủ) giảm mạnh, thay vào các hợp đồng thương mại với giá trị

hợp đồng khơng lớn, số lượng ít… làm giảm sản lượng gạo xuất khẩu của ĐBSCL. Biến động này làm cầu về lúa gạo xuất khẩu của ĐBSCL giảm, trong khi lượng cung khơng đổi hoặc có xu hướng gia tăng do tăng năng suất, dẫn đến giá cả giảm ảnh hưởng đến lợi nhuận và thu nhập của cả nông dân và doanh nghiệp. Doanh nghiệp có khả năng khơng thực hiện hợp đồng đã ký kết với nông dân làm rạng nứt mối quan hệ, niềm tin đối với nông dân trong liên kết sản xuất lúa.

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w