Về phát triển kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 79 - 80)

2) Liên kết cung ứng vật tư, dịch vụ đầu vào gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 3) Liên kết tổ chức sản xuất, thu hoạch gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

3.1.2. Về phát triển kinh tế xã hộ

(1) Tăng trưởng và phát triển kinh tế vùng ĐBSCL

Thông báo của Hội nghị "Tổng kết năm 2017 và 15 năm hoạt động của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ diễn ra ngày 05/02/2018 tại thành phố Cần Thơ thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng ĐBSCL đang ngày càng chậm lại". Cụ thể: nếu tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2001-2010 đạt bình quân 11,7%/năm thì giai đoạn 2011-2015, con số này là 8,55%. Riêng năm 2017, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,39%, tăng 0,49% so với năm 2016 (6,9%), nhưng so với giai đoạn 2011-2015 (là 8,55%) thì tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn vùng ĐBSCL vẫn thấp hơn 1,6 điểm phần trăm [4].

Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Hội nghị "Đánh giá giữa kỳ kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 và xây dựng kế hoạch năm 2019 vùng Đông Nam Bộ và vùng ĐBSCL", tổ chức tại thành phố Cần Thơ, ngày 31/08/2018, giai đoạn 2016- 2018 vùng ĐBSCL có tốc độ tăng GRDP bình qn đạt 7,5% (mục tiêu là 8,6%); Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người năm 2018 đạt 2.217 USD.

- Tổng thu ngân sách toàn vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2018 đạt hơn 243.200 tỷ đồng, đóng góp 18% GDP cả nước, trong đó thành phố Cần Thơ là địa phương duy nhất của vùng điều tiết ngân sách về Trung ương. Giá trị xuất khẩu hàng hóa vùng ĐBSCL đạt 45,8 tỷ USD, đạt 47,6% kế hoạch giai đoạn 2016-2020 (96,3 tỷ USD) [8].

- Tổng sản phẩm trên địa bàn bình quân đầu người (GRDP bình quân đầu người) vùng ĐBSCL là 2.217 USD/người. Trong đó, Cần Thơ đạt 3.830 USD/người; Long An đạt 3.225 USD/người [8].

(2) Cơ cấu kinh tế vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2018 như sau: nông nghiệp chiếm 28,46%, công nghiệp và xây dựng là 26,54%, dịch vụ chiếm 42,12%. Giai đoạn 2016 -2018, thực hiện tái cơ cấu ngành nơng nghiệp theo Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ, nơng nghiệp ĐBSCL đạt tốc độ tăng trưởng GDP 3%/năm, cao hơn mức tăng bình qn cả nước (2,67%), đóng góp 34,6 GDP tồn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung vùng. Đồng thời, tiếp tục đứng đầu cả nước về sản lượng lúa, tôm, cá tra và trái cây với kim ngạch xuất khẩu đạt 8,43 tỷ USD [8].

Đồng bằng sơng Cửu Long là khu vực có tốc độ tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, đây là khu vực ln có chỉ số PCI đứng trong nhóm

đầu cả nước (Đồng Tháp, Long An, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ...), môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính được cải thiện theo hướng minh bạch, thực chất. Tuy nhiên, thu hút FDI của nơi được coi là vựa lúa, trái cây và thủy sản của Việt Nam còn ở mức thấp cả về dự án và tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng thứ 4/6 vùng của cả nước; các chính sách cho nơng nghiệp chưa đủ mạnh để hấp dẫn các doanh nghiệp.

(3) Dân số, lao động và xã hội

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2017 dân số vùng ĐBSCL là khoảng 17.738.000 người, chiếm 18,94% dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình là 435 người/km2. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của vùng là 10.596.600 người, chiếm 59,74% dân số vùng chiếm 19,33% lực lượng lao động của cả nước. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc so với dân số của vùng chiếm 58,2%, tăng 0,3% so với năm 2016. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo của vùng là 12,1%, tăng 0,1% so với năm 2016. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi của vùng là 2,88%, cao hơn mức bình quân của cả nước (2,24%), trong đó, khu vực thành thị là 3,63%, nơng thơn là 2,64%. Vùng ĐBSCL là vùng đất hội cư của nhiều dân tộc, trong đó, dân tộc Kinh (90%), dân tộc Khmer (6%), dân tộc Hoa (2%), còn lại là người Chăm [117].

Tỷ lệ hộ nghèo vùng ĐBSCL theo tiêu chuẩn hộ nghèo của Chính phủ giai đoạn 2011-2015 có xu hướng giảm. Năm 2014 là 7,9%, năm 2015 là 6,2% và năm 2016: 5,2%. Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều, năm 2016 là 8,6% đến năm 2017 giảm xuống còn 7,4% [107].

Một phần của tài liệu Luận án Trần Hoàng Hiểu (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(176 trang)
w