Ban hành và thực hiện bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 160 - 161)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

4.2.7. Ban hành và thực hiện bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức

thực hiện pháp luật về tuyển dụng công chức

Trọng tâm trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2016-2020 là: “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính công…”. Để góp phần nâng cao chất lượng làm việc, cung cấp các dịch vụ hành chính công, vấn đề chất lượng đội ngũ công chức là một trong những vấn đề được đề cập nhiều trong các văn bản của nhà nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói: “có đến 30 % công chức sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”, điều này đã phản ánh thực trạng của đội ngũ công chức Việt Nam. Nếu chất lượng đội ngũ công chức thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực thi công vụ và gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đến việc giải quyết công việc cho người dân và doanh nghiệp. Do đó, hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức góp phần xây dựng và nâng cao chất lượng ngũ công chức. Để kiểm định và đánh giá chất lượng tuyển dụng công chức, việc xây dựng, ban hành một bộ tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng công chức và chất lượng hiệu quả làm việc của đội ngũ công chức. Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng về pháp luật tuyển dụng công chức phải chứa đựng các nội dung đánh giá về: Chất lượng ban hành pháp luật tuyển dụng công chức, chất lượng thực hiện việc tuyển dụng công chức và chất lượng làm việc của công chức sau khi được tuyển dụng. Thông qua bộ tiêu chuẩn này mà các cơ quan, đơn vị có thể căn cứ để đánh giá chất lượng pháp luật về tuyển dụng công chức, từ đó đề xuất, kiến nghị những giải pháp để hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức, đánh giá được chất lượng của việc ra đề thi, cách thức tuyển dụng công chức, trách nhiệm của thành viên hội đồng tuyển dụng, chất lượng của công chức trong thực thi công vụ sau khi được tuyển dụng.

Hiện nay, một số ngành, lĩnh vực ở Việt Nam đã nghiên cứu, học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các quốc gia phát triển để xây dựng các bộ tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật, quy trình và nghề nghiệp riêng (Bộ chỉ số đánh giá về cải cách hành chính Par index của Bộ Nội vụ; Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông và chuẩn nghề nghiệp của giáo viên dạy nghề; chuẩn mực kiểm toán Việt Nam…). Do vậy, từ thực tế xây dựng dựng bộ tiêu chuẩn, quy trình các ngành nghề ở Việt Nam và kinh nghiệm của quốc tế, tác giả đề nghị Bộ Nội vụ phối hợp với bộ, ngành và địa phương xây dựng trình Chính phủ ban hành bộ tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng tuyển dụng và thực thi công vụ đối với công chức.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 160 - 161)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w