1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
4.2.4. Xây dựng niên giám danh mục vị trí việc làm, tạo cơ sở tiếp tục hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức
tục hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức
Sửa đổi, thay thế, bổ sung, bãi bỏ các văn bản có liên quan nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ của từng cơ quan hành chính nhà nước trong việc tiếp tục thực hiện xây dựng vị trí việc làm. Vị trí việc làm kết hợp với yêu cầu nhiệm vụ và chỉ tiêu biên chế là căn cứ để các cơ quan, đơn vị xác định, mô tả về từng vị trí việc làm, xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tuyển dụng công chức, giúp cho việc triển khai thực hiện chủ trương lớn của Đảng và nhà nước về tái cơ cấu đội ngũ cán bộ, công chức gắn với tinh giản biên chế và cải cách tiền lương, cải cách hành chính. Xây dựng danh mục vị trí việc làm phải đồng bộ với việc mô tả vị trí việc làm; bản mô tả, phân tích quy trình giải quyết công việc phải hướng dẫn cụ thể; xây dựng khung năng lực vị trí việc làm, thống kê, đánh giá công việc của từng cá nhân phải cụ thể, định lượng, có tiêu chí đánh giá về khối lượng công việc để làm căn cứ tính toán số lượng người ở từng vị trí việc làm hoặc để một người có thể kiêm nhiệm nhiều vị trí công việc khác nhau.
Xây dựng hệ thống vị trí việc làm và xác định cơ cấu ngạch công chức làm cơ sở cho các cơ quan hành chính nhà nước được giao quyền hạn sử dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng công chức cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh viên định hướng khi tham gia học tập tại các trường, học viện đào tạo về các nghề, các thí sinh dễ dàng theo dõi và lựa chọn các vị trí việc làm thích hợp với trình độ chuyên môn được học, kỹ năng, năng lực làm việc của mình để tham gia tuyển dụng công chức. Để làm được điều này, trước
tiên, cơ quan hành chính nhà nước có quyền hạn phải thành lập một tổ chức để xây dựng cuốn niên giám thống kê về danh mục vị trí việc làm của các bộ, ngành và địa phương.
Thành lập các Nhóm chuyên gia xây dựng niên giám thống kê vị trí việc làm và xác định cơ cấu ngạch công chức các bộ, ngành và địa phương. Hàng năm, khi có biến động về chức năng, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy; tính chất, đặc điểm, yêu cầu công việc, mức độ phức tạp, quy mô tổ chức, phạm vi, đối tượng phục vụ; mức độ đầu tư, ứng dụng công nghệ, khoa học và hiện đại hóa công sở, máy móc, phương tiện làm việc, ứng dụng tin học, công nghệ thông tin thì Nhóm chuyên gia có trách nhiệm xây dựng Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức trình cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Tuy nhiên, để tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức cho các địa phương. Bộ Nội vụ sẽ chọn ra nhóm các địa phương xây dựng vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức làm mẫu, rồi các địa phương còn lại căn cứ vào Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức mẫu, xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức của địa phương mình, tùy theo điều kiện, tình hình và đặc thù của từng địa phương. Bộ Nội vụ có trách nhiệm thẩm định và ban hành Niên giám vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, đăng tải trên cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ.