công cụ điều chỉnh quan hệ xã hội
Pháp luật về tuyển dụng công chức có mối quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với các công cụ quản lý, điều chỉnh quan hệ xã hội khác. Trong đó, pháp luật tuyển dụng công chức chịu ảnh hưởng lớn nhất từ các quy phạm đạo đức. Pháp luật về tuyển dụng công chức nước ta thể hiện tính dân tộc sâu sắc, có mối quan hệ mật thiết với văn hóa, đạo đức, phong tục, tập quán. Đạo đức là truyền thống dân tộc kết hợp với những giá trị đạo đức tiến bộ của các nước trên thế giới là cơ sở để xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức Việt Nam. Các tư tưởng tiến bộ và các quy tắc ứng xử, đạo đức tiến bộ là cơ sở cho việc xây dựng pháp luật tuyển dụng công chức. Pháp luật tuyển dụng công chức lại củng cố và chứa đựng, truyền tải các thông tin, quy định về các giá trị
đạo đức. Từ Hiến pháp năm 2013 đến các văn bản quy phạm pháp luật về tuyển dụng công chức đã ghi nhận, bảo vệ các quan điểm, giá trị và chuẩn mực đạo đức.
Tại điều 36, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 quy định về một trong những tiêu chuẩn để đăng ký tham gia dự tuyển dụng vào công chức là công dân Việt Nam phải có phẩm chất chính trị và đạo đức tốt. Đất nước ta với truyền thống duy tình, các mối quan hệ dựa trên các mối quan hệ tình cảm, coi trọng đạo đức. Điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến nội dung cũng như hoạt động xây dựng pháp luật ở Việt Nam và cũng được quy định cụ thể trong pháp luật tuyển dụng công chức. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật ở Việt Nam luôn đảm bảo pháp luật giải quyết các mối quan hệ xã hội phải “vừa có lý vừa hợp tình”. Trong đó, chú trọng đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.