Tính phù hợp và khả thi của pháp luật về tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 62 - 63)

Tính phù hợp và khả thi của pháp luật về tuyển dụng công chức thể hiện nội dung của pháp luật về tuyển dụng công chức phải có sự tương đồng với trình độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của quốc gia. Bên cạnh đó, pháp luật tuyển dụng công chức phải phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực ở Việt Nam (chất lượng sinh viên, người lao động…). Pháp luật về tuyển dụng công chức phải phản ánh đúng trình độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, không được cao hơn hoặc thấp hơn trình độ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và trình độ của nguồn nhân lực. Trong trường hợp các quy định của pháp luật tuyển dụng công chức đòi hỏi các điều kiện cao hơn chất lượng đào tạo nguồn nhân lực thì rất khó có thể thực hiện, không có tính khả thi, dẫn đến tình trạng không tuyển dụng được đội ngũ công chức. Ngược lại, nếu pháp luật tuyển dụng công chức qui định các điều kiện thấp hơn chất lượng, trình độ nguồn nhân lực thì mục tiêu xây dựng một đội ngũ công chức chính quy, hiện đại, năng động, thực tài, chuyên nghiệp và hoạt động hiệu lực, hiệu quả lại không thực hiện được, không thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho nền công vụ.

Tính phù hợp, khả thi của pháp luật về tuyển dụng công chức được thể hiện thông qua việc các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức khi

được ban hành phải phù hợp với cơ chế áp dụng và thực thi pháp luật hiện hành. Khi ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức, cơ quan hành chính nhà nước nhà nước có thẩm quyền phải nghiên cứu, tính toán, xem xét tới điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất nước ta có áp dụng, thực hiện được các quy định về tuyển dụng công chức hay không? Đồng thời phải tính toán đến các điều kiện để tổ chức thực hiện pháp luật như tổ chức bộ máy hành chính nhà nước làm công tác tuyển dụng công chức, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật thông tin, trình độ chuyên môn, năng lực kỹ năng làm việc của công chức làm công tác tuyển dụng công chức, trình độ của nguồn nhân lực, dư luận xã hội trong việc tiếp nhận các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức… Sự phù hợp với các điều kiện trên thực tế (về vật chất, kỹ thuật, tổ chức, con người...) bảo đảm cho quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức có thể được thi hành trên thực tế. Nếu quy định pháp luật về tuyển dụng công chức ban hành không phù hợp với điều kiện thực tế sẽ khó được thi hành trong thực tế hoặc được thi hành nhưng hiệu quả không cao.

Ngoài việc, pháp luật tuyển dụng công chức phải tương ứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, pháp luật tuyển dụng công chức phải đảm bảo sự phù hợp với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ cũng như có sự tương thích với hệ thống pháp luật của nhà nước về công chức, công vụ (Bộ luật Lao động, Bộ Luật Dân sự…), phù hợp với truyền thống tốt đẹp của dân tộc, các quy phạm về đạo đức, phong tục, truyền thống, tập quán… Ngoài ra, pháp luật về tuyển dụng công chức phải được xây dựng phù hợp với trình độ phát triển của khoa học pháp lý, tiếp cận và vận dụng các nguyên tắc tuyển dụng tiến bộ, hiện đại, phù hợp với khoa học lao động trên thế giới, đặc điểm của nền công vụ Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w