Kết quả đạt được về pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 95 - 107)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

3.2.1.1. Kết quả đạt được về pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam

3.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG CÔNG CHỨC Ở VIỆTNAM VÀ NGUYÊN NHÂN NAM VÀ NGUYÊN NHÂN

3.2.1. Kết quả đạt được về pháp luật tuyển dụng công chức ở ViệtNam và nguyên nhân Nam và nguyên nhân

3.2.1.1. Kết quả đạt được về pháp luật tuyển dụng công chức ở ViệtNam Nam

-Về tính thống nhất của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam Một là, tính thống nhất của pháp luật tuyển dụng công chức với Hiến pháp 2013. Các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức đã đảm bảo tính chỉnh thể, thống nhất, đồng bộ với với các quy định của Hiến pháp. Tại khoản 4, điều 5, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước thực hiện chính sách phát triển toàn diện và tạo điều kiện để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực, cùng phát triển với đất nước”. Nội dung qui định này của Hiến pháp 2013 đã được Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và công chức cụ thể hóa thành quy định ưu tiên trong tuyển dụng công chức bằng hình thức cộng điểm ưu tiên đối với người dân tộc thiểu số. Điều 8, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật…” Chính phủ đã hướng dẫn chi tiết các quy định trong Hiến pháp, luật bằng việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức, đảm bảo thực hiện việc tuyển dụng công chức phải làm đúng theo quy định pháp luật, tránh được sự tùy tiện, tiêu cực trong tuyển dụng công chức. Khoản 1, Điều 35: “Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc”, khoản 1, Điều 26: “Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới”,

khoản 1, Điều 16: “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”, khoản 1 Điều 24: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật”. Nhà nước đã nghiên cứu, xây dựng và hướng dẫn một cách chi tiết các quy định trên của Hiến pháp 2013 trong pháp luật về tuyển dụng công chức bằng việc quy định trong khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức 2008: “mọi công dân, nếu có đủ điều kiện đều được đăng ký tuyển dụng công chức, không phân biệt nam nữ, thành phần dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng” [100, tr.8]. Đặc biệt các quy định về giám sát, kiểm tra, thanh tra về công tác tuyển dụng công chức của Đảng, Quốc hội, HĐND và nhân dân đều được cụ thế hóa bằng các quy định của nhà nước. Các qui định pháp luật về việc nhân dân có quyền khiếu nại, tố cáo nếu phát hiện tiêu cực, vi phạm pháp luật trong công tác tuyển dụng công chức cũng được qui định cụ thể trong Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo 2011. Văn bản cũng quy định cụ thể hóa về việc bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, công dân.

Hai là, tính thống nhất của pháp luật về tuyển dụng công chức trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc tuyển dụng công chức. Theo đó, thể hiện sự thống nhất giữa các quy phạm, các chế định trong cùng một văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức và sự thống nhất giữa các văn bản theo phạm vi phân cấp thẩm quyền ban hành văn bản, thẩm quyền quản lý hành chính nhà nước về đội ngũ công chức. Tại khoản 2 Điều 5, Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về nguyên tắc quản lý đội ngũ công chức: kết hợp giữa tiêu chuẩn quy định về chức danh công chức, vị trí việc làm và số lượng chỉ tiêu biên chế. Điều 35, Luật Cán bộ, công chức 2008 qui định về căn cứ, cơ sở để cơ quan, đơn vị tuyển dụng công chức: Cơ quan hành chính nhà nước có nhu cầu tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, nhiệm vụ, vị trí việc làm và số lượng chỉ tiêu biên chế được giao. Qua phân tích cho thấy có sự phù hợp, thống nhất, đồng bộ giữa quy định về nguyên tắc quản lý công chức với quy định về tuyển dụng công chức theo tiêu chuẩn về chức danh, vị trí việc làm và số lượng chỉ tiêu biên chế được giao quy định trong Luật Cán bộ, công chức 2008.

Bên cạnh đó, có sự thống nhất giữa các văn bản quy định về chế độ ưu tiên trong khi tuyển dụng công chức. Điều 6, Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định chính sách, chế độ dành cho những người có trình độ, tài năng: “Nhà nước có chính sách để phát hiện, thu hút, bồi dưỡng, trọng dụng và đãi ngộ xứng đáng đối với người có tài năng”. Điều 19, Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/3/2010 quy định một cách cụ thể, chi tiết về chế độ, chính sách dành cho những người có tài năng, các người được gọi là đặc biệt trong quá trình tuyển dụng công chức và thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn quản lý công chức được tổ chức xem xét, đánh giá, tiếp nhận vào cơ quan, đơn vị làm việc, trở thành công chức, mà không phải trải qua kỳ thi tuyển công chức đối với các người như sau: “người tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học ở trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; người có trình độ đào tạo từ đại học trở lên, có kinh nghiệm công tác trong ngành, lĩnh vực cần tuyển dụng từ 05 năm trở lên, đáp ứng được ngay yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng…”

Ba là, tính thống nhất của pháp luật tuyển dụng công chức với các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam. Nhiều quy định pháp luật về tuyển dụng công chức thể hiện sự kết nối, tương thích, dẫn chiếu, tích hợp với các quy định của các văn bản pháp luật chuyên ngành. Chẳng hạn, quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển công chức tại Khoản 1, Điều 36 Luật Cán bộ, công chức: “người có đủ các điều kiện không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển công chức” đã thể hiện tính thống nhất của pháp luật tuyển dụng công chức với quy định của Luật Tôn giáo tín ngưỡng, Luật Bình đẳng giới, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Trong Luật Cán bộ, công chức 2008 cũng nói rõ ràng, quy định chi tiết về những người không đủ điều kiện đăng ký tham gia vào việc tuyển công chức: “không cư trú tại Việt Nam; mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hoặc đã chấp hành xong bản án, quyết định về hình sự của Tòa án mà chưa được xóa án tích; đang bị áp

dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục”. Các quy định này có sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Luật Quốc tịch, Luật Cư trú Bộ luật Hình sự, Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Quy định về thông báo nội dung tuyển dụng của cơ quan tuyển dụng công chức phải được thông báo công khai trên một trong các phương tiện thông tin báo chí, đài phát thành, truyền hình, trang thông tin điện tử và dán công khai trên bảng tin ở trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị, tổ chức có quyền hạn, nhiệm vụ về tuyển dụng công chức đã thể hiện cụ thể quy định mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật, công dân có quyền có việc làm tại Hiến pháp năm 2013 và thống nhất với các quy định tại Luật Tiếp cận thông tin.

Các quy định về ưu tiên các đối tượng trong tuyển dụng công chức: những người có công với cách mạng, anh hùng lao động, sĩ quan quân đội, công an, con liệt sĩ, thương binh, người hoàn thành nghĩa vụ quân sự... đã tương thích với các quy định của Luật Công an nhân dân, Luật Sỹ quan quân đội nhân dân, Luật Thanh niên, Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Luật Cơ yếu. Quy định về không tiến hành thực hiện việc tập sự, học việc đối với các người đã có thời gian làm việc, họ đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định bằng thời gian tập sự hoặc lớn hơn thời gian học việc, tập sự đã đồng bộ, thống nhất với quy định của Luật Bảo hiểm xã hội và Bộ luật Lao động. Quy định công chức khi tham gia hội đồng tuyển dụng công chức, làm công tác liên quan đến công việc tuyển dụng công chức như: Ban Coi thi, Ban ra đề thi, Ban Chấm thi, Ban chấm phúc khảo… không được tiết lộ bí mật có liên quan đến lĩnh vực, công việc tuyển dụng công chức đã đồng bộ, thống nhất với các quy định tại Luật Hành chính, Luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

- Về tính đồng bộ của pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam

Một là, tính đồng bộ của pháp luật tuyển dụng công chức thể hiện ở việc kịp thời ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Cán bộ, công chức và hướng dẫn công tác tuyển dụng công chức. Trong thời gian qua, Chính phủ đã ban hành 04 nghị định và Bộ Nội vụ đã ban hành 05 văn bản hướng dẫn về việc tuyển dụng, quản lý và sử dụng công chức. Bên cạnh đó,

nhằm kịp thời ban hành các văn bản điều chỉnh công tác tuyển dụng đối với một số đối tượng đặc thù, các bộ, ngành trung ương đã chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng trình Chính phủ ký, ban hành Nghị định số 49/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 134/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 quy định chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 10/2012/TT-BTP ngày 01/9/2012 của Bộ Tư pháp quy định tổ chức thi tuyển vào ngạch Chấp hành viên sơ cấp. Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 228/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, việc thu, nộp, quản lý và sử dụng phí tuyển dụng, dự thi nâng ngạch, thăng hạng công chức, viên chức.

Hai là, pháp luật về tuyển dụng công chức đã được ban hành đồng bộ với các nội dung quy định về cải cách hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch. Các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức đã thể hiện sự đồng bộ với các quy định về cải cách hành chính, đảm bảo tính công khai, minh bạch, đáp ứng tiêu chí tiết kiệm chi phí cho thí sinh và cơ quan tuyển dụng công chức.Chẳng hạn, quy định rõ về số lượng, thành phần của hồ sơ đăng ký tham gia dự tuyển dụng vào công chức, lệ phí thi tuyển, xét tuyển; thay đổi hình thức thi bằng việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tin học vào việc tuyển dụng công chức với quy định hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính; chuyển môn thi viết kiến thức chung sang thi trắc nghiệm; đối với vị trí việc làm có yêu cầu phải dùng tiếng nói của dân tộc ít người thì địa phương sẽ thi tiếng dân tộc thiểu số thay cho môn thi ngoại ngữ. Các quy định này tạo nên cơ chế mở, sự linh hoạt cho cơ quan tuyển dụng công chức, phù hợp, tương xứng với đặc điểm, tình hình, điều kiện và yêu cầu làm việc của địa phương.Việc thay đổi hình thức thi một vòng sang hai vòng thi cũng giúp cho hội đồng tuyển dụng giảm tải số lượng công việc và sơ loại được những thí sinh không đảm bảo chất lượng, tiết kiệm được chi phí in ấn đề thi, bố trí giám thị coi thi, phòng thi, số lượng người giám sát, người chấm thi… Ngoài ra, quy định phải công khai trên các phương tiện báo chí, đài phát thanh, truyền hình, trang/cổng thông tin điện tử, niêm yết tại trụ sở cơ quan tuyển dụng công chức

là cơ sở để mọi người dân có cơ hội tiếp cận thông tin và trở thành công chức, đảm bảo sự công khai, minh bạch trong công tác tuyển dụng công chức.Việc quy định tùy theo điều kiện các cơ quan tuyển dụng công chức, có thể sử dụng hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính hoặc trên giấy đã tạo sự linh hoạt, chủ động cho các cơ quan và địa phương trong công tác tuyển dụng công chức.

- Tính toàn diện của pháp luật tuyển dụng công chức

Trong những năm vừa qua, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về đội ngũ công chức nói chung và tuyển dụng công chức nói riêng đã được Quốc hội, Chính phủ và các bộ ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ngày càng hoàn thiện. Nội dung của pháp luật về tuyển dụng công chức được ban hành đúng quy định của pháp luật, đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tiến độ thời gian, góp phần rất quan trọng trong việc cụ thể hóa, thể chế hóa quan điểm, đường lối của Đảng về công tác cán bộ, nâng cao về hiệu lực chỉ đạo, hiệu quả của công tác quản lý hành chính nhà nước và có tác động tích cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Một số văn bản mang tính đột phá, thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyển dụng công chức như: tuyển dụng công chức gắn với vị trí việc làm và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; tổ chức thi tuyển cạnh tranh rộng rãi, trừ một số trường hợp cá nhân được quy định là đặc biệt trong tuyển dụng, tuyển dụng không phải trải qua hành thức thi tuyển; tổ chức thi tuyển trắc nghiệm trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm và phỏng vấn bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch.

Pháp luật tuyển dụng công chức được ban hành đã điều chỉnh, bao quát tương đối đầy đủ, toàn diện các nội dung quy định về việc tuyển dụng công chức tại các cơ quan Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội. Các văn bản hướng dẫn về công tác tuyển dụng công chức là cơ sở pháp lý để cơ quan áp dụng phù hợp với đặc điểm tính chất công việc và tình hình thực tế. Theo đó, pháp luật về tuyển dụng công chức đã điều chỉnh được các mối quan hệ trong xã hội phát sinh giữa các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức với các nguồn nhân lực trong xã hội (sinh viên, người lao động khu vực tư nhân, viên chức….) trong hoạt động tuyển dụng công chức. Pháp luật về tuyển dụng công

chức đã quy định đầy đủ, toàn diện về nội dung tuyển dụng công chức như: nguyên tắc tuyển dụng công chức, căn cứ pháp lý để tuyển dụng công chức, điều kiện tiêu chuẩn đăng ký tuyển dụng công chức, thành phần, giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển công chức, lệ phí tuyển dụng công chức, thẩm quyền tuyển dụng công chức, phương thức tuyển dụng công chức, trường hợp đặc biệt trong tuyển dụng công chức, quy trình, thủ tục tuyển dụng công chức… Bên cạnh đó, pháp luật về tuyển dụng công chức cũng chứa đựng các quy phạm cũng như các chế định phù hợp với các quy định khác trong hệ thống các văn bản pháp luật của Việt Nam. Hệ thống pháp luật được ban hành đã quan tâm, chú trọng đến các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động tuyển dụng công chức như cơ cấu tổ chức, chế độ quy chế hoạt động của các cơ quan nhà nước; phòng, chống tham nhũng; lao động; hành chính; công vụ… Pháp luật về tuyển dụng công chức không chỉ được chú trọng về nội dung của các văn bản mà còn được chú trọng về hình thức của các văn bản với sự đa dạng, phong phú để

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 95 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w