Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 60 - 62)

mà không có quy phạm pháp luật chuyên ngành tương ứng điều chỉnh phù hợp.

Tính toàn diện của pháp luật tuyển dụng công chức thể hiện pháp luật tuyển dụng công chức phải có đầy đủ các chế định pháp luật cần thiết, đáp ứng được yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ giữa các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ tuyển dụng công chức đối với các nguồn nhân lực trong xã hội (sinh viên, người lao động khu vực tư nhân, viên chức….). Theo đó, pháp luật về tuyển dụng công chức qui định đầy đủ, toàn diện các nội dung về tuyển dụng công chức như: căn cứ tuyển dụng, điều kiện đăng ký tuyển dụng công chức, giấy tờ trong hồ sơ dự tuyển, ưu tiên trong tuyển dụng, hình thức tuyển dụng, các môn thi, hội đồng tuyển dụng, ban ra đề thi, ban chấm thi, ban phúc khảo, ban coi thi, cách xác định người trúng tuyển, chế độ đối với người thực hiện chế độ tập sự và công chức hướng dẫn người tập sự…

Để bảo đảm tính toàn diện của pháp luật tuyển dụng công chức, các cơ quan có thẩm quyền phải chú trọng ban hành các quy định pháp luật điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có liên quan đến hoạt động tuyển dụng công chức như tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước; phòng, chống tham nhũng; lao động; hành chính; công vụ… Ngoài ra, không chỉ chú trọng tới nội dung của các văn bản pháp luật mà còn phải chú ý tới hình thức của các văn bản với sự đa dạng, phong phú để quy định chi tiết trình tự, quy trình, thủ tục tuyển dụng công chức, góp phần bảo đảm tính khả thi của pháp luật tuyển dụng công chức.

2.2.2.2. Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về tuyển dụng côngchức chức

Các bộ phận tạo nên pháp luật tuyển dụng công chức có mối liên hệ gắn bó chặt chẽ và luôn có sự thống nhất nội tại với nhau. Hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức phải có sự đồng bộ và thống nhất. Đây là điều kiện cần thiết để có sự thống nhất về mục đích của pháp luật và hiệu quả của việc áp dụng pháp luật tuyển dụng công chức trong quá trình thực thi công vụ. Tính thống nhất và đồng bộ của pháp luật về tuyển dụng công chức được thể hiện trong cả hệ thống pháp luật và trong các bộ phận cấu thành pháp luật tuyển

dụng công chức (trong mỗi văn bản pháp luật quy định về tuyển dụng công chức). Theo đó, phải bảo đảm không có sự trùng lặp, chồng chéo hay mâu thuẫn trong các quy định của toàn bộ hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức hoặc một bộ phận cấu thành pháp luật tuyển dụng công chức. Các văn bản pháp luật quy định về tuyển dụng công chức khi được xây dựng và ban hành phải có sự thống nhất cao về nội dung văn bản và phải có sự đồng bộ, đảm bảo tính thứ bậc về giá trị pháp lý.

Pháp luật về tuyển dụng công chức được xây dựng và ban hành phải đảm bảo tính hợp hiến. Trong đó, Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, tiếp đó là Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn luật của chính phủ và của các bộ, ngành và địa phương. Các văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức được ban hành tạo thành một hệ thống thống nhất về nội dung, có tính chất quyết định đến tính khả thi và hiệu quả khi thực hiện công tác tuyển dụng công chức. Tính thống nhất, đồng bộ của pháp luật về tuyển dụng công chức được thể hiện trước hết là các qui định về tuyển dụng công chức trong các văn bản Luật và dưới luật phải có nội dung phù hợp với các nguyên tắc tuyển dụng công chức đã được qui định trong Hiến Pháp 2013: “bảo đảm công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật; bảo đảm tính cạnh tranh; tuyển chọn đúng người đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và vị trí việc làm; ưu tiên tuyển chọn người có tài năng, người có công với nước, người dân tộc thiểu số”. Bên cạnh đó, các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quy định việc tuyển dụng công chức còn phải được xây dựng dựa trên các căn cứ, phương thức và tiêu chuẩn, điều kiện tuyển dụng công chức đã được quy định trong Hiến pháp 2013. Tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật tuyển dụng công chức còn thể hiện: các nội dung trong mỗi văn bản không chồng chéo, mâu thuẫn. Có như vậy, khi văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức có hiệu lực thi hành có thể phát huy hiệu quả điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội trên thực tiễn cuộc sống.

Đồng bộ với công tác cải cách thủ tục hành chính, các văn bản quy phạm pháp luật quy định về việc tuyển dụng công chức sửa đổi, bổ sung phải được hợp nhất với văn bản quy phạm pháp luật được sửa đổi, bổ sung nhằm góp

phần bảo đảm hệ thống pháp luật đơn giản, rõ ràng, dễ sử dụng, dễ áp dụng, góp phần nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật. Để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của pháp luật tuyển dụng công chức, hoạt động rà soát văn bản phải được tiến hành thường xuyên, ngay khi có căn cứ rà soát văn bản. Nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các văn bản ban hành trái thẩm quyền, trái pháp luật, các bộ, ngành và địa phương phải thực hiện kiên quyết, nghiêm túc công tác giám sát, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái pháp luật. Nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực thì cơ quan rà soát theo thẩm quyền có thể tự quyết định hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời đình chỉ việc thi hành, bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung, ban hành văn bản mới hoặc thay thế văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w