1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400
4.1.5. Bảo đảm tính kế thừa, phát triển của hệ thống pháp luật về tuyển dụng công chức ở Việt Nam và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong xây
tuyển dụng công chức ở Việt Nam và tiếp thu các giá trị tiến bộ trong xây dựng pháp luật về tuyển dụng công chức trên thế giới
Kế thừa truyền thống tốt đẹp của lịch sử pháp lý về tuyển dụng công chức của đất nước kết hợp tiếp thu các giá trị tinh hoa của các nước phát triển trên thế giới là một trong những quan điểm xuyên suốt của Đảng và Nhà nước ta trong việc hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức. Trong lịch sử, việc tuyển chọn quan lại đã được xây dựng thành chế độ có tính khách quan, quy trình thủ tục chặt chẽ, nhằm quy tụ và sử dụng nhân tài cho đất nước. Các hình thức tuyển dụng công chức đa dạng và đã tuyển dụng được đội ngũ quan lại có chất lượng và đạo đức. Bên cạnh các hình thức được sử dụng như: thế tập (tập ấm), nhiệm tử, ấm sung, các triều đại phong kiến còn sử dụng các hình thức tuyển dụng, thu hút nhân tài thông qua chế độ khoa cử, bảo cử và tiến cử, bắt đầu được đặt ra từ triều Lý và kéo dài đến khi chế độ phong kiến suy vong [43, tr.71-72].
Trong xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức, cần nghiên cứu, kế thừa các giá trị về kỹ thuật pháp điển hóa, hoàn thiện kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hồng Đức. Theo kinh nghiệm của Bộ luật Hồng Đức là pháp điển hóa thành bộ tổng luật chứa đựng trong đó nhiều quy phạm pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau. Hiện nay, trong quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức nước ta các điều luật chỉ mang tính nguyên tắc mà không có chế tài cụ thể gắn với việc xử lý các hành vi vi phạm. Chế tài thường được quy định hết sức chung chung và phải vận dụng các văn bản khác khi xem xét, xử lý một hành vi sai phạm trong hoạt động tổ chức thi hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Theo Bộ luật Hồng Đức, chế tài bao giờ cũng được quy định trong một điều luật, có thể là chế tài hình sự, hành chính, dân sự… Quy định như vậy khiến cho các điều luật được rõ ràng, minh bạch và cụ thể, tạo mọi điều kiện dễ dàng, thuận tiện cho việc thực hiện và tổ chức triển khai thực hiện các quy định pháp luật trên thực tế. Bên cạnh đó, các
quy định trong Bộ luật Hồng Đức vừa cụ thể, chi tiết, vừa có tính khái quát cao nên rất dễ hiểu, dễ áp dụng và thể hiện tính ổn định cao. Kỹ thuật lập pháp này cần được kế thừa và phát triển trong hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng