Pháp luật tuyển dụng công chức có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 46 - 49)

chỉnh rộng

Pháp luật tuyển dụng công chức điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc tuyển dụng nhân lực làm việc, giữa các nguồn lực tham gia tuyển dụng công chức như sinh viên mới tốt nghiệp, lao động từ khu vực tư nhân… với các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức. Ở Việt Nam nguồn nhân

lực tham gia tuyển dụng công chức, các cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức, nhu cầu tuyển dụng công chức có phạm vi rộng hơn so với nhiều nước trên thế giới. Chính vì vậy, pháp luật tuyển dụng công chức ở Việt Nam có đối tượng và phạm vi điều chỉnh rộng.

Ở các nước trên thế giới, công chức chỉ là những con người làm các công việc trong các cơ quan thi hành pháp luật. Một số quốc gia công chức chỉ là những người làm việc ở cơ quan trung ương. Chẳng hạn, Hoa Kỳ chỉ có công chức ở cơ quan trung ương, không có công chức ở địa phương, công chức làm việc trong cơ quan hành pháp, không có công chức làm việc ở cơ quan lập pháp và tư pháp. Tuy nhiên, phạm vi công chức ở nước ta rất rộng, công chức làm việc ở các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, công chức cấp xã; công chức thuộc lực lượng công an nhân dân và quân đội nhân dân, cụ thể như sau:

Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam: Người giữ chức vụ cấp phó, trợ lý, thư ký của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cục, vụ của cơ quan Đảng ở trung ương. Ở cấp tỉnh: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong ban Đảng của tỉnh ủy, thành ủy. Ở cấp huyện: người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong ban Đảng của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Phó Tổng kiểm toán Nhà nước; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.

Công chức ở các cơ quan cấp Bộ: Thứ trưởng và người giữ chức danh, chức vụ tương đương; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra; Tổng cục trưởng và tương đương, Phó Tổng cục trưởng và tương đương, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, vụ, thanh tra thuộc Tổng cục và tương đương; Cục trưởng, Phó Cục trưởng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong văn phòng, phòng, thanh tra, chi cục thuộc Cục.

Công chức cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND), Văn phòng UBND; người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong các tổ chức không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Công chức cấp huyện: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng và người làm việc trong Văn phòng HĐND và UBND; người giữ chức vụ cấp trưởng, cấp phó và người làm việc trong cơ quan chuyên môn thuộc UBND.

Công chức cấp xã: 7 chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã.

Công chức trong hệ thống Tòa án nhân dân: Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án các tòa và tòa chuyên trách; Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, vụ, ban và các tòa, tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân tối cao; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án các tòa chuyên trách; Thẩm định Tòa án nhân dân cấp tỉnh; thư ký tòa án; người làm việc trong văn phòng, phòng, ban và Tòa chuyên trách thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện; Thẩm phán tòa án nhân dân cấp huyện; thư ký tòa án; người làm việc trong tòa án nhân dân cấp huyện.

Công chức trong hệ thống Viện Kiểm sát nhân dân: Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, vụ, cục, ban và Viện nghiệp vụ thuộc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; kiểm sát viên, điều tra viên; người làm việc trong văn phòng, phòng thuộc Viện Kiểm sát nhân dân cấp tỉnh; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện; kiểm sát viên, điều tra viên và người làm việc trong Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện.

Công chức trong cơ quan của tổ chức chính trị - xã hội:

Ở Trung ương: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức ở Trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam; người làm việc trong bộ phận giúp việc của Ủy ban thuộc tổ chức chính trị - xã hội.

Ở cấp tỉnh: Chánh văn phòng, Phó Chánh văn phòng, Trưởng ban, Phó Trưởng ban và người làm việc trong văn phòng, ban thuộc cơ cấu tổ chức của tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.

Ở cấp huyện: Người làm việc trong cơ quan của các tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức tương đương.

Công chức trong đơn vị của Quân đội nhân dân và Công an nhân dân:

người làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp [34].

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w