tuyển dụng công chức ở nước ngoài
*Sách
- Sách: “The essential issues of management - Những vấn đề cốt yếu của quản lý” của tác giả Harold Koontz, Cyril O”Donnell và Heinz Weihrich do dịch giả Vũ Thiếu dịch, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật xuất bản năm 1992, nội dung đề cập hoạt động quản lý nguồn nhân lực trong khu vực công, trong đó có nói về vai trò quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự, cách thức, quy trình tuyển dụng lao động, quy trình thành lập một tổ chức đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội, cơ sở khoa học để tính định mức biên chế, biện pháp quản lý nguồn nhân lực để nâng cao hiệu suất làm việc trong các tổ chức [67].
- Sách: “Improving public administration in a competitive world - Cải thiện hành chính công trong thế giới cạnh tranh”, của tác giả Ngô Đức Mạnh và các dịch giả khác dịch, Nhà xuất bản chính trị quốc gia, năm 2003. Tác phẩm đề cập tới vấn đề quan trọng trong một tổ chức đó là đội ngũ công chức. Đội ngũ công chức có thực sự mạnh, làm việc có hiệu quả mới góp phần xây dựng lên những chính sách quản lý xã hội tốt trong bối cảnh thế giới cạnh tranh về mọi mặt. Để đội ngũ công chức hoạt động có hiệu quả, tổ chức cần cải thiện
chính sách thu hút nguồn nhân lực từ phía khu vực tư và có những chính sách đãi ngộ về tiền lương, thu nhập, môi trường làm việc, thăng tiến thì mới phát huy hết khả năng của đội ngũ công chức, giúp tổ chức phát triển [70].
- Sách “Administrative management theory and practice - Quản lý hành chính lý thuyết và thực hành”, Michel Amiel (chủ biên), nói về khái niệm, vai trò, các phương pháp quản trị hành chính trong khu vực công cũng như hướng dẫn cách thực hành các phương pháp quản lý hành chính trong các tổ chức. Tác giả cũng chỉ ra phương pháp nhằm nâng cao kỹ năng, năng lực quản lý cho đội ngũ công chức bằng cách tăng cường công tác đào tạo về chuyên môn, bồi dưỡng nội bộ, tự đào tạo, tăng cường, đa dạng các hình thức khen thưởng và kỷ luật để đảm bảo tính nghiêm minh của quản lý hành chính trong các tổ chức [89].
* Bài viết
- Bài viết: “The Federal Legislative Process, or How a Bill Becomes a Law- Quy trình lập pháp liên bang, hoặc cách một dự luật trở thành luật” đăng tải trên trang website: https://www.naeyc.org/our-work/public-policy- advocacy/federal-legislative-process-or-how-bill-becomes-law nói về Quy trình lập pháp liên bang hoặc làm luật ở Hoa Kỳ. Bất kỳ thành viên của Quốc hội có thể giới thiệu pháp luật. Dự luật sau đó được chuyển đến một ủy ban hoặc nhiều ủy ban có thẩm quyền đối với vấn đề chính của pháp luật. Chủ tịch ủy ban liên quan xác định liệu sẽ có phiên điều trần về dự luật hay không. Ủy ban sẽ viết một báo cáo của dự luật, mô tả ý định của pháp luật, các phiên điều trần trong ủy ban, tác động đối với các luật và chương trình hiện hành. Sau đó dự luật được tranh luận ở Hạ viện và Thượng viện, sau đó tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật. Sau khi báo cáo hội nghị đã được cả Hạ viện và Thượng viện phê chuẩn, dự luật cuối cùng được gửi đến Tổng thống. Nếu Tổng thống phê chuẩn luật pháp và nó trở thành luật [150].
- Bài viết: “Making laws in Japan - a legislative review in Japan - Làm luật ở Nhật Bản - đánh giá lập pháp ở Nhật Bản”, Tsuji Yuichiro (tác giả), Đại học Tsukuba tại https://www.researchgate.net/publication/324670902_Law_ Making_Power_in_Japan_-_Legislative_Assessment_in_Japan, 2016. Tác giả
nói về quyền lực làm luật duy nhất được trao cho nghị viện. Hạ viện được thành lập để kiểm duyệt quyền lực của Thượng viện và làm việc để hạn chế, loại bỏ các dự luật không cần thiết. Tòa án Tối cao Nhật Bản đã tổ chức xử lý khoảng 10 đạo luật vi hiến kể từ năm 1947. Trước một chính sách mới, Nội các và nghị viện phối hợp để xây dựng và thông qua dự luật. Các chính sách được xây dựng trên cơ sở nguyện vọng của nhân dân, được Chính phủ tiếp thu, tiến hành nghiên cứu thảo luận tại các hội thảo khoa học và thông qua nhiều con đường lấy ý kiến góp ý của người dân để tìm được sự đồng thuận của Chính phủ và người dân trong một chính sách mới, đảm bảo tính khả thi cao trước khi trình ra nghị viện [151].
- Bài viết:“The role of scientists, experts and other stakeholders in the law making process in Singapore - Vai trò của các nhà khoa học, chuyên gia và các bên liên quan trong quá trình làm luật ở Singapore”, Robert Beckman (tác giả), Đại học Quốc gia Singapore. Bài viết nói về các nhà khoa học, chuyên gia và những người khác ngoài Chính phủ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng về việc chuẩn bị đề xuất luật tại Singapore. Trong một số trường hợp vì lợi ích công cộng, một hình thức ủy ban sẽ được thành lập để tư vấn cho Chính phủ trong một lĩnh vực cụ thể. Trong các trường hợp được Chính phủ mời tư vấn, các chuyên gia khu vực tư được lấy ý kiến là không chính thức. Những người được lấy ý kiến tư vấn về đề xuất dự án luật hay chính sách nào đó, họ sẽ không nhận thù lao từ Chính phủ. Họ tình nguyện làm việc và tự hào khi được Chính phủ yêu cầu hỗ trợ về lĩnh vực mà họ có chuyên môn và kinh nghiệm nhất [149].