Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải theo hướng tuyển dụng công chức phù hợp với vị trí việc làm

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 138 - 140)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

4.1.3. Hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải theo hướng tuyển dụng công chức phù hợp với vị trí việc làm

hướng tuyển dụng công chức phù hợp với vị trí việc làm

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa X về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã xác định một trong những giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh việc cải cách chế độ công vụ, công chức là: “xác định rõ vị trí, cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh công chức trong từng cơ quan của Nhà nước để làm căn cứ tuyển dụng và bố trí sử dụng cán bộ, công chức…”. Một trong những nguyên tắc tuyển dụng công chức quy định tại Nghị định số 24/2010/NĐ-CP quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức: “việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế của cơ quan sử dụng công chức và hàng năm cơ quan sử dụng công chức có trách nhiệm xác định, mô tả vị trí việc làm, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng công chức [38]. Xác định vị trí việc làm có tầm quan trọng rất lớn đối với công tác tuyển dụng công chức. Trong những năm qua, Bộ Nội vụ đã tích

cực nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về xây dựng vị trí việc làm của các quốc gia có nền công vụ phát triển, vận dụng sáng tạo vào điều kiện công vụ nước ta. Ngày 22/4/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP quy định về nguyên tắc, phương pháp, trình tự, thủ tục xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức; thẩm quyền quyết định, phê duyệt, quản lý vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức. Trên cơ sở đó, ngày 25/6/2013, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP. Trong xác định vị trí việc làm, điều quan trọng là các cơ quan, đơn vị phải xây dựng được bản mô tả công việc và khung năng lực cho các vị trí việc làm. Thông qua xây dựng bản mô tả công việc và khung năng lực có thể xác định được tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc của từng vị trí việc làm. Như vậy, qua xây dựng bản mô tả công việc, xây dựng khung năng lực, các cơ quan, địa phương có thể tuyển dụng được công chức có chất lượng. Xây dựng bản mô tả công việc, xây dựng khung năng lực vị trí việc làm góp phần đổi mới công tác tuyển dụng công chức. Thực hiện tuyển dụng công chức theo vị trí việc làm là một hoạt động thể hiện tính công khai, minh bạch, cạnh tranh nhằm thu hút, tuyển chọn được những người trình độ, năng lực và đạo đức công vụ tham gia vào bộ máy nhà nước.

Tuy nhiên, hiện nay do chưa có niên giám danh mục vị trí việc làm, mỗi cơ quan, địa phương dù có mức độ công việc giống nhau nhưng lại xây dựng danh mục vị trí việc làm khác nhau. Các cơ quan, địa phương vẫn còn tồn tại nhận thức xây dựng vị trí việc làm để tăng biên chế. Thậm chí các cơ quan, đơn vị khi mô tả công việc và xác định khung năng lực trong xác định vị trí việc làm không dựa trên công việc đã mô tả, không dựa trên các nguyên tắc khách quan mà dựa trên sự mô tả năng lực, tiêu chí của người hiện đang đảm nhận vị trí việc làm đó hoặc người đang làm theo chế độ hợp đồng của vị trí đó. Vì vậy, trong thông báo tuyển dụng công chức các cơ quan, đơn vị đã đưa ra yêu cầu chuyên môn của người dự tuyển công chức chưa gắn với vị trí việc làm. Xác định vị trí việc làm là vấn đề mới và khó vì sẽ gặp rất nhiều trở ngại liên quan

đến lối mòn về tư duy, suy nghĩ của cách quản lý cũ, lạc hậu. Khi chuyển sang cách quản lý mới, trong quá trình triển khai thực hiện cần phải vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để đảm bảo xác định chính xác, thành công vị trí việc làm trong mỗi cơ quan, tổ chức. Do đó, hoàn thiện pháp luật về tuyển dụng công chức phải theo hướng tuyển dụng công chức phù hợp với vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 138 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w