Về tính công khai, minh bạch và tương thích với môi trường số

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 122 - 123)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

3.2.2.5. Về tính công khai, minh bạch và tương thích với môi trường số

làm lại khác nhau.

Danh mục vị trí việc làm của các bộ, ngành và địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhưng quá trình sắp xếp, bố trí còn gặp nhiều khó khăn trong việc mô tả vị trí việc làm. Đặc biệt là khâu thống kê công việc của cá nhân công chức còn mang tính khái quát, định tính, thiếu định lượng. Bản mô tả, phân tích quy trình giải quyết công việc của từng cá nhân chưa được xây dựng, mô tả một cách khách quan, minh bạch và chính xác. Số lượng vị trí việc làm không đồng nhất với chỉ tiêu số lượng biên chế, một vị trí việc làm có thể do nhiều người đảm nhận hoặc một người có thể kiêm nhiệm làm nhiều vị trí việc làm. Do đó, việc xác định số lượng những người làm việc trong các bộ, ngành và địa phương còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Công tác xây dựng khung năng lực vị trí việc làm còn chưa cụ thể, chi tiết, định tính và phụ thuộc vào chất lượng làm việc của đội ngũ công chức. Do đó, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương đều dựa vào quy định về tiêu chuẩn ngạch công chức để làm căn cứ xác định khung năng lực vị trí việc làm. Việc xây dựng vị trí việc làm và điều chỉnh danh mục vị trí việc làm còn gặp nhiều khó khăn khi thực thiện chủ trương sắp xếp tổ chức bộ máy và tinh giản biên chế. Bởi lẽ, xác định chỉ tiêu biên chế phù hợp, tương xứng với từng vị trí việc làm nhưng vẫn phải đảm bảo thực hiện tốt công tác tinh giản biên chế.

3.2.2.5. Về tính công khai, minh bạch và tương thích với môi trườngsố số

Trong pháp luật về tuyển dụng công chức, có nhiều quy định về quy trình tuyển dụng chưa thể hiện tính công khai, minh bạch: khi thí sinh thi kết

thúc vòng 2, chưa có quy định sau bao nhiêu ngày phải công bố kết quả thi; nội dung phạm vi kiến thức ra đề thi còn khá chung chung, phạm vi kiến thức rộng, không có quy định về việc cơ quan tuyển dụng phải tổ chức ôn thi hay giới hạn phạm vi kiến thức cho thí sinh, khiến cho thí sinh khó khăn trong quá trình ôn thi, điều này thể hiện tính minh bạch chưa cao. Bên cạnh đó, chưa quy định về việc sau khi kết thúc các kỳ thi tuyển dụng công chức, hội đồng tuyển dụng công chức phải công khai toàn bộ hệ thống đề thi và đáp án để cho các thí sinh được biết và đối chiếu. Trong quá trình phỏng vấn, không quy định chế độ ghi âm, phạm vi ra đề thi, kết cấu câu hỏi phỏng vấn. Do đó, không tạo nên sự khách quan, minh bạch, công khai trong quá trình tuyển dụng công chức, dễ xảy ra sai phạm và các hành vi tiêu cực.

Với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, việc triển khai xây dựng chính phủ điện tử, mạng internet và hệ thống máy tính đến tận ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, trong văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức vẫn quy định việc thi trắc nghiệm trên máy tính có thể được thay bằng thực hiện trên giấy. Điều này sẽ tạo kẽ hở, trên cơ sở đó một số cơ quan, đơn vị thi trên giấy, sẽ giúp cho thí sinh, con em, người thân quen được miễn thi môn tin học. Đặc biệt, nội dung của pháp luật về tuyển dụng công chức chưa thể hiện sự tương thích, đồng bộ với môi trường số, trong điều kiện thực hiện cuộc cách mạng 4.0. Các văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức mới chỉ quy định thi trắc nghiệm trên máy tính, còn nhiều nội dung chưa quy định như: nộp phiếu đăng ký dự tuyển công chức trên mạng internet, nộp lệ phí tuyển dụng, nhận giấy báo dự thi, nhận kết quả điểm thi trực tuyến... Bên cạnh đó, khi thí sinh vào phòng thi lại phải xuất trình chứng minh nhân dân mà chưa ứng dụng việc quét vân tay hay nhận diện khuôn mặt để tránh tình trạng thi hộ, thi kèm…

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 122 - 123)