Phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 137 - 138)

1 Dưới 00 thí sinh Đồng/thí sinh/lần 500.000 2Từ 00 đến dưới 500 thí sinhĐồng/thí sinh/lần400

4.1.2. Phát huy dân chủ trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức

pháp luật về tuyển dụng công chức

Phát huy dân chủ và tăng cường pháp chế XHCN trong quá trình xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức là một quan điểm cần được quán triệt đối với các chủ thể có thẩm quyền soạn thảo, ban hành pháp luật quy định về tuyển dụng công chức. Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xây dựng và ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Xây dựng cơ chế để công dân tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức.

Các chủ thể có thẩm quyền phải nghiêm túc tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật trong quá trình soạn thảo, xây dựng, ban hành pháp luật về tuyển dụng công chức. Văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức phải được

xây dựng, ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Trong quá trình soạn thảo và ban hành văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức cần bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của tổ chức và cá nhân. Đặc biệt là tiếp nhận ý kiến của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản pháp luật về tuyển dụng công chức. Nội dung lấy ý kiến phải phù hợp với từng đối tượng lấy ý kiến và xác định cụ thể địa chỉ tiếp nhận ý kiến, tránh làm hình thức, không rõ ràng trong việc tiếp nhận ý kiến đóng góp. Đa dạng các hình thức lấy ý kiến, ngoài việc lấy ý kiến bằng văn bản, việc lấy ý kiến có thể được thực hiện thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học, tọa đàm. Bộ Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp, nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý và đăng tải nội dung giải trình, tiếp thu trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ để nhân dân được biết. Các ý kiến tham gia góp ý về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định về tuyển dụng công chức phải được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chỉnh lý dự thảo văn bản.

Một phần của tài liệu Luận án Đào Mạnh Hoàn (Trang 137 - 138)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w