Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để hướng dẫn học sinh thực hiện quá trình “điều ứng” trong kiến tạo ý nghĩa của VBTS

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 82 - 86)

4. Chỉ ra.nghệ thuật thể hiện của nhà văn.

3.3.3. Vận dụng phương pháp nêu và giải quyết vấn đề để hướng dẫn học sinh thực hiện quá trình “điều ứng” trong kiến tạo ý nghĩa của VBTS

sinh thực hiện quá trình “điều ứng” trong kiến tạo ý nghĩa của VBTS

Đây là phương pháp dạy học “trong đó giáo viên tạo ra các tình huống có vấn

đề, điều khiển người học phát hiện vấn đề, tự giác, tích cực hoạt động giải quyết tình huống, thông qua đó lĩnh hội tri thức, phát triển kĩ năng và dạt được các mục đích dạy học khác” [107, tr. 260].

Dạy học giải quyết tình huống có vấn đề đặc biệt phù hợp với quá trình “điều ứng” trong hoạt động kiến tạo ý nghĩa của văn bản tự sự khi HS tiến hành đọc hiểu văn bản đó. Bởi lẽ, khác với tái tạo và và gợi mở dẫn dắt người học từng bước tiếp cận và làm chủ đối tượng dựa trên khung nhận thức hiện có của HS, dạy học giải quyết tình huống có vấn đề lại đặt người học trước những “đập chắn”, các “ngưỡng” nhận thức. Đây là lúc giản đồ nhận thức đang sở hữu của HS trở thành một “tấm áo quá chật”, tỏ ra không đủ để có thể thực hiện được nhiệm vụ.

Hạt nhân của dạy học nêu và giải quyết vấn đề là tạo ra được các tình huống có vấn đề để ủy thác nhiệm vụ. Đây là các tình huống sư phạm được xây dựng từ tình huống thực hoặc giả định chứa đựng vấn đề - “mâu thuẫn nảy sinh giữa một bên chủ

thể có nhu cầu giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kĩ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết. Từ đó, buộc chủ thể muốn giải quyết, phải khám phá để tạo ra cho mình có hiểu biết về nó và để hiểu cách giải quyết tình huống đó” [107, tr. 261].

Như vậy, một tình huống có vấn đề hiện ra với tư cách như một bài toán cần giải quyết được thể hiện trong một hệ thống thông tin gồm hai bộ phận: các dữ kiện đã cho và yêu cầu phải tìm kiếm, trả lời. Tình huống đó được đặt trong mối quan hệ với chủ thể của hành động - HS, phải xuất phát từ nhu cầu của chính chủ thể đó, được chủ thể ý thức và thực hiện. Xét trong mối quan hệ đó, tình huống có thể là có vấn đề với chủ thể này mà chưa chắc đã là có vấn đề với chủ thể khác. Tình huống cũng cần phải tạo được niềm tin và kích thích hứng thú giải quyết của chủ thể.

Có thể phân loại một số tình huống có vấn đề thường được vận dụng trong dạy học Ngữ văn như sau:

- Tình huống lựa chọn: Loại tình huống này đặt chủ thể trước một sự lựa chọn một trong số các ý kiến (hoặc một phần ý kiến) để nêu quan điểm cá nhân, thuyết phục bản thân và người khác về ý kiến mà mình đã lựa chọn bằng những luận điểm cùng căn cứ xác đáng được rút ra từ văn bản tự sự và quá trình cắt nghĩa, lí giải văn bản đó.

- Tình huống phản bác: Loại tình huống này đặt người đọc trước một ý kiến sai lầm về văn bản để họ lập luận bác bỏ (toàn phần hay một phần ý kiến), từ đó nêu quan điểm đúng của bản thân.

- Tình huống hoài nghi, nghịch lý: Loại tình huống này đặt người đọc trước sự hoài nghi khoa học về những điều vốn đã được mọi người khẳng định để đi đến phát hiện mới. Như thế là chủ thể sẽ phải vượt lên tình trạng mất cân bằng giữa logic thông thường họ đã sở hữu, hay đang tiếp nhận với điều họ cần phải tìm ra.

Hoàn thành sơ đồ theo thứ tự để phân tích tâm trạng của hai đứa trẻ

khi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện.

- Tình huống nhân quả: Loại tình huống này đặt chủ thể vào yêu cầu phải cắt nghĩa, lí giải, thiết lập mối quan hệ nguyên nhân - kết quả giữa các hiện tượng trong bài học. Tuy nhiên, mối quan hệ này thuộc về “cái bề sâu” “bề sau” “bề xa” cần phải cắt nghĩa qua các khía cạnh, vỉa tầng khác nhau mới thấy được chứ không phải những gì đã được hiển thị trên bề mặt thông tin sự việc của văn bản tự sự.

- Tình huống giả định: Loại tình huống này đặt chủ thể vào bối cảnh tưởng tượng để phát hiện, bổ sung, đánh giá,… về văn bản tự sự và vận dụng điều đã tiếp nhận được từ văn bản tự sự vào thực tiễn đời sống. Có một số loại giả định như : giả định thay thế - tạo ra giả thiết thay thế một chi tiết, sự kiện, nhân vật ,… nào đó trong văn bản tự sự để người đọc phán đoán, cắt nghĩa những thay đổi kéo theo của tác phẩm theo hướng mới. Giả định nhập vai đưa người đọc vào “ngôi” và “điểm nhìn” của một nhân vật trong bối cảnh tác phẩm để họ tưởng tượng, viết tiếp hoặc hành động,… phù hợp với bối cảnh được tạo ra. Giả định kết nối liên văn bản tạo ra sự gắn kết, liên hệ giữa các văn bản khác nhau với văn bản tự sự đang được đọc hiểu theo mối quan hệ liên tưởng để tạo ra những đối thoại nghệ thuật khắc sâu thông điệp thẩm mĩ của mỗi sáng tác.

Sự phân chia thành các loại tình huống như trên có tính chất tương đối. Trong một số tình huống có vấn đề cụ thể có thể thấy sự có mặt của nhiều loại tình huống trên. Để lựa chọn để bảo vệ ý kiến này chắc chắn sẽ có phản bác ý kiến khác. Trong giả định chắc chắn sẽ có các yếu tố của mối quan hệ nhân quả… Vì vậy, phân loại có tác dụng chỉ đường để kiến tạo các loại tình huống có vấn đề trong dạy học đọc hiểu văn bản tự sự hiệu quả hơn mà thôi chứ không nên cực đoan, cứng nhắc.

Như vậy tình huống có vấn đề trong đọc hiểu văn bản tự sự xuất phát từ hai nguồn tài nguyên: Thứ nhất, từ văn bản tự sự với các điểm sáng thẩm mĩ giàu tiềm năng khai thác nội dung ý nghĩa. Thứ hai, từ quá trình tiếp nhận, sự mất cân bằng tạm thời của người đọc trước các điểm sáng thẩm mĩ đó. Hai điều này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tuy nhiên khi xây dựng tình huống người giáo viên có thể chọn “điểm nhìn” bắt đầu từ một trong hai tài nguyên đó trong mối quan hệ soi chiếu với yếu tố còn lại để làm điểm tựa chính.

Trong sơ đồ mô hình kiến tạo ý nghĩa của VBTS, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề được vận dụng khi con đường đồng hóa kiến thức tỏ ra thất bại tạm thời, bộ khung nhận thức hiện có của người học không đáp ứng yêu cầu tiếp nhận kiến thức mới. Người học phải quay trở lại tìm kiếm một con đường khác, con đường “điều ứng”, bổ sung, thay đổi phương pháp làm việc để trang bị cho mình một giản đồ nhận thức ở mức độ cao hơn nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ nêu và giải quyết vấn đề. Với giản đồ nhận thức mới này, hoạt động điều ứng ở mức độ cao hơn lại tiếp tục xảy ra. Nếu phù hợp thì hoạt động kiến tạo ý nghĩa sẽ đi đến đích. Nếu chưa phù hợp thì quá trình tìm kiếm bộ khung dự hướng khác, giả thuyết khác của hoạt động giải quyết vấn đề lại tiếp tục xảy ra. Cứ như vậy, quá trình kiến tạo hoàn thành và tri thức, kĩ năng mới được chủ thể xây dựng vững chắc.

Đọc truyện ngắn “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân), HS có thể được đặt trước một tình huống có vấn đề khi tìm hiểu chi tiết nghệ thuật về hành động của viên quan coi ngục trong buổi tối trước ngày Huấn Cao và các bạn đồng chí đến trại giam tỉnh Sơn. Đó là hình ảnh viên quản ngục “ngấc đầu” khêu to ngọn đền đế vốn “leo lét” trước đó. Ba cái tim bấc được khêu chụm lại với nhau, cháy bùng lên soi tỏ mặt người ngồi đấy. Tiếp sau đó là hình ảnh của ngôi sao Hôm, ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ như đang trụt xuống phía chân trời không định. Các chi tiết này là tiểu tiết để tạo nên bức tranh con người và cuộc sống trong tác phẩm nghệ thuật hay còn có dụng ý sâu xa? Từ đó, có thể xây dựng thành tình huống lựa chọn cho HS giải quyết vấn đề. Qua phân tích, tìm hướng, lập luận để giải quyết vấn đề, người học có thể nhận ra: bên cạnh tác dụng như những yếu tố tạo thành bức tranh nhà giam tỉnh Sơn đêm trước ngày nhận tử tù, đây là những chi tiết giàu ý nghĩa tượng trưng, kín đáo thể hiện tư tưởng, dự báo sự phát triển của cốt truyện. Từ truyền thống văn hóa phương Đông, hình ảnh ngôi sao Hôm trên nền trời không định, ngôi sao chính vị muốn từ biệt vũ trụ mang ý nghĩa biểu tượng cho tầm vóc của người anh hùng Huấn Cao. Trong bầu trời đêm thăm thẳm của hoàn cảnh đen tối, nhân vật trở thành một ngôi sao “chính vị” rực rỡ trong những giờ phút hiện hữu cuối cùng của nó. Còn chi tiết khêu tim bấc và ánh lửa bùng lên khi ba cái tim bấc chụm lại với nhau dường như ngầm báo hiệu một cuộc gặp gỡ, cùng “chụm” lại bên nhau trong ánh sáng rực rỡ của bó đuốc tẩm dầu của cụm tượng đài thiên lương ở cuối tác phẩm: Huấn Cao - viên quản ngục và thầy thơ lại.

Cũng trong hoạt động tìm hiểu truyện ngắn này, có thể đặt HS trước một tình huống có vấn đề mang tính giả định như sau:

Câu chuyện kết thúc ở hình ảnh kính cẩn nghiêng mình đón nhận bức châm cùng lời khuyên từ Huấn Cao của viên quan coi ngục trong mối xúc động, nghẹn ngào bởi dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng và lời “bái lĩnh” chân thành. Con người ấy, ban đầu băn khoăn có lẽ thầy thơ lại cũng như mình “chọn nhầm nghề” mất rồi khi nghe đến tên tuổi của kẻ tử tù mà mình sẽ nhận nhiệm vụ phải canh giữ trong những ngày cuối

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

Điều gì sẽ diễn ra với viên quan coi ngục sau khi câu chuyện kết thúc? Hãy lí giải câu trả lời của em.

Hình 3.11: Hướng dẫn HS giải quyết vấn đề trong đọc hiểu truyện “Chữ người tử tù”

cùng trước khi bị giải về kinh chịu tội. Con người ấy vì lòng khát khao cái đẹp, trân trọng tài năng và phẩm cách của người sáng tạo ra cái đẹp mà sẵn sàng đánh đổi cả sinh mệnh bản thân cùng người thân của mình (nếu như sự việc bị phát giác) để tỏ bày lòng trân trọng đối với Huấn Cao. Con người ấy đã “tái nhợt người đi” khi tiếp nhận công văn ra lệnh bắt giải Huấn Cao về kinh vào tinh mơ ngày mai. Cũng chính con người ấy đã can đảm đốt đuốc trong phòng giam để xin chữ tử tù. Cái “sở nguyện” cao quý là được thưởng chữ Huấn Cao, niềm ao ước thanh cao mãnh liệt giờ đã thành hiện thực. Tận mắt chứng kiến những nét chữ “đẹp lắm, vuông lắm” “tươi tắn”đang hiện dần ra trên tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Cảm nhận được “cái hoài bão tung hoành của một đời con người” hiện ra từ nét chữ trong phút giây sáng tạo như xuất thần của ông Huấn. Xúc động trước mùi thơm của chậu mực bốc lên, mùi thơm của chữ, của cái đẹp, cái tài, khí phách và tấm lòng người cho chữ. Động tâm sâu sắc trước những lời khuyên chí tình của bậc tài hoa, khí phách trác tuyệt,… Bấy nhiêu những điều ấy cùng nhiều điều khác nữa có thể được đọc ra từ cử chỉ “bái lĩnh” và dòng nước mắt nghẹn ngào không thốt lên lời của viên quan coi ngục, đúng là hứa hẹn một sự thay đổi lớn lao. Quản ngục chắc chắn sẽ về quê ở để giữ đời lương thiện không thêm nhem nhuốc? Quản ngục có thể chọn nương mình vào chốn Thiền môn, lấy tiếng chuông chùa làm bạn để gột rửa, thanh lọc những lỗi lầm nào đó mà một kẻ coi tù đã phải “nhúng chàm”, dẫu là vạn bất đắc dĩ? Quản ngục cũng có thể muốn thế mà chẳng làm được thế, vì lơ lửng là cả một guồng máy xã hội được thiết lập để duy trì cái trật tự trên đầu phải có trời cao, dưới chân phải có đất dày. Hoàn cảnh không thể khác. Nhưng lòng thì đã khác. Cái kết ấy biết đâu lại hàm chứa một bi kịch thanh lọc khác. Để trọn với lời hứa nghẹn ngào, để giữ tâm đẹp mà nâng niu chữ, đành phải chọn con đường mượn dải lụa bạch mà trút bỏ mâu thuẫn không thể thoát ra chăng? Mỗi hướng giải quyết giả định chính là một lần giải quyết vấn đề mà rõ ràng đòi hỏi bổ sung thêm những nền tảng kiến thức khác cùng cách tư duy khác mới có thể có câu trả lời. Đó cũng chính là quá trình “điều ứng” trong chiếm lĩnh văn bản tự sự của HS.

Tương tự như vậy, có thể xây dựng các tình huống có vấn đề khác. Trật tự tiếng chửi của Chí Phèo có thể khác đi không? Vị trí của tiếng chửi có thể không đặt ở những dòng văn đầu tiên được không? Trong tác phẩm, nhà văn miêu tả Chí chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những ai không chửi nhau với hắn. Và kết lại, “chửi đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn để cho hắn phải khổ thế này”. Bây giờ, người đọc liệu có thể đổi điểm kết thúc thành bắt đầu được không? Vậy phần kể về cuộc đời của Chí sẽ gắn kết như thế nào với tiếng chửi ban đầu - Không ai biết “đứa chết mẹ nào đã đẻ ra Chí Phèo”… - Một buổi sáng tinh sương một anh đi thả ống lươn đã nhặt được hắn trần truồng và xám ngắt trong một cái váy đụp để bên cái lò gạch bỏ không… Và quan trọng hơn, cái trật tự từ xa đến gần, từ chửi đổng đến riết róng, sát sàn sạt vào đối tượng, đầy khiêu khích, chọc giận, cố tình để cho người ta phải ra điều vậy mà vẫn “không một tiếng vang” - “thế thì có khổ hắn không?” mới thấm thía hết sự lạnh lùng, băng giá của lòng người, mới thấy hắn thật sự bị đẩy hẳn sang một thế giới không phải

cõi người, bị cự tuyệt lạnh lùng ra sao, đau đớn vật vã trong nỗi cô đơn bị ghẻ lạnh thế nào. Quan trọng hơn nữa, treo một câu hỏi “cái đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thằng Chí Phèo?”, cả câu chuyện là một cuộc truy tìm đến tận cùng câu hỏi vì đâu và tại sao nhân phẩm của con người lại bị tha hóa đớn đau đến vậy, nhức nhối đến vậy. Vừa vào văn bản đã có tiếng chửi ném ra, vỗ vào mặt, người đọc thử làm cái việc đổi chỗ cho nó vào vị trí khác của tác phẩm xem sao. Hóa ra cũng là dụng ý nghệ thuật được tổ chức công phu của người cầm bút. Mở đầu bằng tiếng chửi và khép lại bằng tiếng gào lên tột cùng phẫn nộ và đau đớn - Tao muốn làm người lương thiện! - Ai cho tao lương thiện?

Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa. Biết không!... là một hành trình từ Quỷ đến Người, từ kẻ đang ở vực

sâu hun hút của sự tha hóa tàn nhẫn đang chớm đặt được đôi bàn tay bám víu lên bờ miệng vực, hi vọng chạm tay vào thiện lương. Tiếc nuối và đau đớn là người ta giáng ngay một đòn vào bàn tay chới với ấy khiến tiếng kêu của Chí rơi tự do và vang mãi trong cái âm u của lòng vực sâu hoắm, đen ngòm - Ai cho tao lương thiện?

Mỗi một tình huống nêu và giải quyết vấn đề như thế thực sự đặt ra một “đập chắn” về nhận thức và tư tuy, đặt bạn đọc HS trước một “ngưỡng” mà ở đó tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm hiện có không đủ để giải quyết. Họ phải nỗ lực tìm đường. Cuộc

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Dạy học đọc hiểu văn bản tự sự ở trung học phổ thông theo quan điểm kiến tạo (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(143 trang)
w